Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Cần Thơ
Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu tình hình nhiễm HPV và sự ảnh hưởng đến kết quả điều trị trong ung thư khẩu hầu tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Cần Thơ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: BS.CKII. Trần Thanh Phong

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS.BS. Trần Thế Đủ; BS.CKII. Nguyễn Trường Giang; TS.BS. Võ Văn Kha; TS.BS. Nguyễn Hồng Phong; PGS.TS. Trần Ngọc Dung; TS.BS. Trịnh Thị Hồng Của; BS.CKII. Trần Minh Khởi; BS. Phan Dương Thanh Duy

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Xác định tỉ lệ nhiễm Human papillomavirus (HPV) nguy cơ cao và tỉ lệ biểu hiện p16, p53, pRb trong ung thư khẩu hầu.
Công việc 1: Thực hiện quy trình lấy mẫu bệnh phẩm dịch phết hầu họng để tách chiết DNA và xét nghiệm định genotype HPV nguy cơ cao bằng phương pháp real-time PCR
Công việc 2: Thực hiện trích lục, thu thập mẫu bệnh phẩm khối vùi nến để xét nghiệm hoá m&ocir

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học y, dược

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu nghiên cứ: 
-  Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
         Chọn tất cả các bệnh nhân ung thư khẩu hầu điều trị nội trú tại bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ thỏa các điều kiện chọn lựa và loại trừ trên. Thời gian bắt đầu lựạ chọn: từ sau khi ký kết hợp đồng thực hiện đề tài đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu (dự kiến 30 tháng).
         Tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, những năm qua, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận và điều trị từ 80 đến 120 bệnh nhân ung thư khẩu hầu. Dự kiến trong 28 tháng, số bệnh nhân ung thư khẩu hầu sẽ khoảng 200 đến 300. Với số lượng dự kiến trên, nghiên cứu có thể đảm bảo số mẫu thu nhận là 127 ca. Dự kiến nghiên cứu sẽ tuyển chọn khoảng 150 bệnh nhân, phòng ngừa cho việc mất mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, sẽ cố gắng tư vấn và theo dõi sát, chặt chẽ để hạn chế tối đa việc mất mẫu nghiên cứu.
     -  Lập bảng thu thập số liệu 
     - Lựa chọn bệnh nhân: 
     - Lấy mẫu bệnh phẩm, vận chuyển và bảo quản mẫu: 
     - Tách chiết, tinh sạch DNA: 
     - Xét nghiệm real-time PCR định genotype HPV nguy cơ cao
    -  Xét nghiệm hóa mô miễn dịch p53, p16, pRb
     - Ghi nhận thông tin về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, đánh giá kết quả đáp ứng điều trị, tình trạng tái phát, tiến triển, kết quả sống còn.
      - Dựa trên các kết quả về tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao; về sự biểu hiện của p16, p53, pRb; phân tích và tìm mối tương quan giữa tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao với p16, p53, pRb của các bệnh nhân trong nghiên cứu.
      - Dựa trên các kết quả về tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao; về các tỉ lệ đáp ứng điều trị, tái phát, tiến triển, thời gian sống còn; phân tích và tìm mối tương quan giữa tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao với kết quả điều trị ung thư khẩu hầu của các bệnh nhân trong nghiên cứu.
    Các số liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra tính phù hợp. Sau đó được mã hóa, nhập liệu và tính toán bằng phần mềm SPSS 18.0
    Các biến định tính được trình bày dưới dạng tần số và tỉ lệ phần trăm, biến định lượng phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, biến định lượng phân phối không chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị ± độ lệch chuẩn.
    Kiểm định liên quan giữa các biến định tính bằng phép kiểm χ2 (hiệu chỉnh theo Exact’s Fisher trong trường hợp bảng 2x2 có ít nhất 1 ô có vọng trị <5).
    Kiểm định giá trị trung bình của các biến định lượng bằng phép kiểm One Way ANOVA nếu là phân phối chuẩn và phép kiểm Krusal-Wallis nếu là phân phối không chuẩn. 
    Ước lượng thời gian sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ được phân tích theo phương pháp ước lượng thời gian theo sự kiện của Kaplan-Meier. 
    Kiểm định Log-rank được dùng để khảo sát mối tương quan giữa thời gian sống còn với tình trạng HPV. 
    Mô hình hồi qui Cox được dùng để khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố tiên lượng và yếu tố tiên đoán với thời gian sống còn, để xác định các yếu tố độc lập. 
    Kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p <0,05 với độ tin cậy 95%.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  • Báo cáo tỉ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao trong và tỉ lệ biểu hiện p16, p53, pRb ung thư khẩu hầu.
  • Báo cáo các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị. Các kết quả điều trị: tỉ lệ đáp ứng điều trị, tái phát, tiến triển, sống còn.
  • Báo cáo mối tương quan giữa tình trạng Human papillomavirus (HPV) nguy cơ cao với sự biểu hiện p16, p53, pRb và với kết quả điều trị.
  • 03 bài báo khoa học và tham gia đào tạo 2 thạc sĩ.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các kết quả của đề tài sẽ được chuyển giao, áp dụng tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Tiếp theo, có thể chuyển giao, áp dụng cho các cơ sở y tế có điều trị ung thư trong vùng đồng bằng sông Cửu Long khi các đơn vị có nhu cầu, như bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ, các bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long…

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/05/2022 đến 01/04/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 604.742 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 604.742 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 93/QĐ-SKHCN ngày 10 tháng Tháng 5 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)