14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận Thịt lợn an toàn Ứng Hòa cho các sản phẩm từ thịt lợn của huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/19-2022-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm phát triển nông thôn
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Phạm Thế Bảo
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Đào Tiến Dũng; TS. Phạm Duy Khánh; ThS. Nguyễn Mạnh Cường; ThS. Đặng Đức Chiến; ThS. Đặng Phúc Giang; CN. Nguyễn Thị Thu Hà; CN. Hà Thị Ngọc Bích; CN. Nguyễn Như Khải; CN. Nguyễn Vũ Hoàng Lâm; CN. Nguyễn Thị Thủy Tiên; CN. Nguyễn Văn Bộ; Nguyễn Văn Thanh |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”Nội dung 2: Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”Nội dung 3: Xây dựng hệ thống văn bản và công cụ quản lý NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”.
|
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương thức tổ chức thực hiện- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị/chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm theo từng nội dung để thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng và kinh phí được phê duyệt;- Sở KH&CN Hà Nội là cơ quan quản lý nhiệm vụ, giám sát, kiểm tra hoạt động của nhiệm vụ theo quy định. Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động của nhiệm vụ; - Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa: Phối hợp lựa chọn, củng cố hoạt động các tổ chức nông dân, HTX sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm trên địa bàn; - HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ là HTX chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã được công nhận là mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học sẽ tham gia vào mô hình thí điểm quản lý NHCN; 2. Công tác chuyên môn:- Xây dựng phương án điều tra nhằm mục đích: i) Xác định được sản phẩm đăng ký bảo hộ, quy trình và các bước thực hành sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm mang NHCN; ii) Xác định hiện trạng sản xuất, tiêu thụ, liên kết tiêu thụ sản phẩm thị lợn trên địa bàn; iii) Là cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm;- Phân tích các chỉ tiêu cơ lý và lý hóa của sản phẩm đăng ký nhãn hiệu với mục đích: i) Cơ sở để kiểm soát và chứng nhận sản phẩm sử dụng nhãn hiệu; ii) Cơ sở pháp lý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; iii) Cơ sở giải quyết các tranh chấp thương mại (nếu có). Cụ thể - Các chỉ tiêu cảm quan: + Thịt lợn hơi: chất lượng ngoại hình, khối lượng, an toàn thú ý, nguồn gốc xuất xứ, kỹ thuật nuôi; + Thịt lợn mảnh: trạng thái, mùi, nước luộc. - Các chỉ tiêu lý hóa, ATTP: + Chỉ tiêu lý hóa của thịt tươi: 1. Độ pH; 2. Phản ứng định tính dihydro sulphua (H2S); 3. Hàm lượng amoniac; (3 chỉ tiêu/mẫu); + Dư lượng các kim loại nặng của thịt tươi: 1. Chì (Pb); 2. Cadimi (Cd); (2 chỉ tiêu/mẫu); + Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi (số vi khuẩn trong 1 đơn vị sản phẩm): 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí; 2. E.coli; 3. Salmonella; 4. Coliform; 5. Staphylococcus aureus; 6. Clostridium perfringens; (6 chỉ tiêu/mẫu); + Các chỉ tiêu ký sinh trùng: 1. Gạo bò, gạo lợn (Cysticercus csuitsae; Cysticercus bovis...); 2. Giun xoắn (Trichinella spiralis) (2 chỉ tiêu/mẫu). Đơn vị phân tích các chỉ tiêu cơ lý và lý hóa của các sản phẩm đăng ký nhãn hiệu có đầy đủ chức năng thực hiện, cách thức triển khai như sau: + Tổ chức lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm: Lấy 5 mẫu x 2 loại sản phẩm (5 mẫu HTX chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và 05 mẫu thịt lợn chăn nuôi theo phương pháp truyền thống); + Phân tích và đo đếm các chỉ tiêu lý hóa, ATTP (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7046:2009 về thịt tươi – yêu cầu kỹ thuật).
- UBND huyện Ứng Hòa theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt để kịp thời xử lý và giải quyết. - UBND các xã, các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân sản xuất, chế biến, thu mua và kinh doanh sản phẩm: là các đối tượng hưởng lợi chính của nhiệm vụ, do vậy sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, đề xuất ý tưởng phát triển đồng thời sẽ là những tổ chức, cá nhân sẽ được tham gia ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt theo tháng và quý để kịp thời xử lý và giải quyết. 3. Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai nhiệm vụ (địa điểm thực hiện; nguyên, vật liệu, nhân lực triển khai nhiệm vụ):- Nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa” cho các sản phẩm từ thịt lợn của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội được thực hiện trong 18 tháng. Trung tâm Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa triển khai nhiệm vụ tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 87 trang trại chăn nuôi và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trong đó có 10 HTX chăn nuôi lợn được thống kê là các HTX chăn nuôi quy mô lớn. Điều kiện cơ sở hạ tầng chăn nuôi của các HTX tương đối đầy đủ và đáp ứng các nhu cầu sản xuất. Vì vậy việc thực hiện triển khai nhiệm vụ tương đối khả quan.- Các sản phẩm của các trang trại, hộ chăn nuôi là thịt lơn hơi và thịt lợn mảnh được cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chính vì vậy, nguyên vật liệu để thực hiện nhiệm vụ đáp ứng đủ yêu cầu đề ra. - Đơn vị thực hiện nhiệm vụ (Trung tâm Phát triển nông thôn) có kinh nghiệm nhiều năm trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tại nhiều địa phương trên cả nước (Quảng Ninh, Sơn La, Đắk Lắk, Cà Mau, Nam Đinh,.....). Trung tâm có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kiến thức SHTT, chủ động triển khai và thực hiện đầy đủ các nội dung được phê duyệt của nhiệm vụ được giao. Kết nối với địa phương, hỗ trợ và cùng nhau thực hiện các nội dung liên quan trong khuôn khổ của nhiệm vụ. - Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa có nguồn nhân lực quản lý tốt các hệ thống trang trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn, thường xuyên theo sát và có các định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. - Các trang trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn là đối tượng hưởng lợi chính của nhiệm vụ, là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Hiện các trang trại chăn nuôi lợn lớn trên địa bàn đã có định hướng chăn nuôi theo hướng an toàn trong bối cảnh thị trường yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Vì vậy nguồn lực thực hiện có đầy đủ số lượng, đáp ứng được nhiệm vụ được giao. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo cơ sở khoa học, phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ (quy chế quản lý và sử dụng, Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu; Bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm mang NHCN; mẫu nhãn hiệu, bản đồ khu vực địa lý, tờ khai)- Giấy chứng nhận đăng ký NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa” cho các sản phẩm từ thịt lợn của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”; Quy định kiểm soát sản phẩm NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”; Quy định cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”; Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang NHCN "Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”; Hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi và ghi chép thông tin áp dụng cho sản phẩm mang NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”; Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm NHCN "Thịt lợn an toàn Ứng Hòa"; Sổ tay quản lý và sử dụng NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”- Sản xuất thử nghiệm Thẻ gắn tai hoặc vòng chân cho sản phẩm đăng ký NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”- Standee; Túi đựng; Tem- Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”- Mô hình thí điểm quản lý NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”- Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn về NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”Các báo cáo công việc: Báo cáo xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo Xây dựng bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm đăng ký NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa” Báo cáo xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm mang NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”.Báo cáo xây dựng mẫu logo NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. - Báo cáo xây dựng Quy định kiểm soát NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng Quy định cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang NHCN "Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng sổ tay hướng dẫn và quản lý sử dụng NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi và ghi chép thông tin áp dụng cho sản phẩm mang NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng tài liệu và biên soạn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo Xây dựng cẩm nang quảng bá và giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Thịt lợn an toàn Ứng Hòa". Báo cáo xây dựng hệ thống nhận diện và công cụ quảng bá, truyền thông giới thiệu sản phẩm NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”. Báo cáo xây dựng phương án mô hình tổ chức quản lý NHCN và hướng dẫn trao quyền sử dụng NHCN cho các Tổ chức/cá nhân. Báo cáo xây dựng mô hình thí điểm quản lý và cấp thí điểm cho các đối tượng sử dụng.- Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển giao công tác quản lý NHCN “Thịt lợn an toàn Ứng Hòa”- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt nhiệm vụ; Phụ lục; Kỷ yếu hội thảo; USB; Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Chuyển giao về xây dựng, quản lý và phát triển NHCN cho cơ quan quản lý và các đối tượng hưởng lợi. - Toàn bộ kết quả của nhiệm vụ sẽ được bàn giao cho Sở KH-CN Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa tiếp tục quản lý và phát triển tài sản trí tuệ sau khi nhiệm vụ kết thúc. - Các sản phẩm, trang thiết bị và vật tư, nguyên liệu sẽ được bàn giao cho Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa sau khi nhiệm vụ kết thúc. |
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/09/2022 đến 01/06/2024) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|