Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Viện nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể Củ đậu Lệ Chi của xã Lệ Chi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/15-2022-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Ngô Thị Bé

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Vương Đình Cảnh; KS. Trần Huy Nghị; ThS. Đỗ Đình Đài; KS. Nguyễn Văn Cường; KS. Nguyễn Thị Thảo; KS. Hoàng Xuân Tín; KS. Lâm Quang Hinh; TS. Nguyễn Mai Thơm; Nguyễn Duy Hưng; Nguyễn Văn Sáng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”

Nội dung 2: Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Nội dung 3: Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Nội dung 5: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Nội dung 6: Xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ, tổng kết nhiệm vụ

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương thức tổ chức thực hiện:
a. Phương án tổng thể
- Đơn vị chủ trì là Viện nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ, cơ quan chuyên môn phân tích mẫu củ đậu cùng với Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, Ủy ban nhân dân xã Lệ Chi, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lệ Chi, tổ chức việc điều tra, lấy mẫu, phân tích đánh giá, tổ chức hội thảo, ...
- Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân chia thành các giai đoạn và việc triển khai các giai đoạn sau chỉ được tiến hành nếu kết quả của giai đoạn trước đó đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Kết thúc nhiệm vụ: Kết quả nhiệm vụ sau khi được hội đồng nghiệm thu sẽ được đơn vị chủ trì chuyển giao cho cơ quan quản lý Nhãn hiệu tập thể để khai thác và sử dụng.
b. Phương án tổ chức
Đơn vị chủ trì nhiệm vụ trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn tiến hành lựa chọn đơn vị phối hợp và mời các đơn vị phối hợp tham gia xây dựng nhiệm vụ:
- Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn.
- Cơ quan phối hợp và tham gia thực hiện nhiệm vụ: UBND huyện Gia Lâm, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, UBND xã Lệ Chi, Hợp tác xã  dịch vụ nông nghiệp Lệ Chi, các hộ gia đình trồng, kinh doanh củ đậu tại Lệ Chi cùng với các đơn vị có liên quan khác.
- Cơ quan hỗ trợ chuyên môn:
+ Cục Sở hữu trí tuệ tham gia tư vấn về các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu tập thể.
+ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
+ Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm mang Nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” để đảm bảo sản phẩm đúng với quy trình kỹ thuật ban hành.
c. Phương án chuyên môn
- Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cơ quan chủ trì nhiệm vụ có huy động sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn từ phía Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ), về sự tham gia trực tiếp của địa phương (Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Lệ Chi).
- Việc hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn: Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các dự thảo; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (xin ý kiến chuyên gia, tổ chức họp lấy ý kiến, tổ chức toạ đàm khoa học, ...); hoàn thiện các dự thảo.
* Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng Phương pháp điều tra gián tiếp và Phương pháp điều tra trực tiếp. Các tài liệu được thu thập, gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; các tài liệu số liệu về đất đai, khí hậu, ... vùng nghiên cứu.
- Tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã có về củ đậu.
- Tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt động xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể.
* Phương pháp điều tra nông hộ và thu thập mẫu sản phẩm củ đậu:
- Điều tra nông hộ: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân bằng phiếu điều tra.
Thông tin thu thập, gồm: Thông tin chung về chủ hộ, tình hình sản xuất, kết quả sản xuất (sản lượng, hiệu quả kinh tế), công tác thương mại và các chính sách hỗ trợ (thị trường, trợ giá,...). Nguồn số liệu này được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi với các câu hỏi mở và câu hỏi đóng, bao gồm cả định tính và định lượng. Số lượng 80 phiếu tại vùng sản xuất.
Việc điều tra trực tiếp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, xây dựng Phiếu điều tra;
Bước 2: Phân nhóm tổ chức điều tra toàn bộ các hộ gia đình trong vùng nhiệm vụ và các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan của địa phương;
Bước 4: Nhập số liệu phiếu điều tra.
Bước 5: Tổng hợp thông tin, viết báo cáo kết quả điều tra.
* Thu thập mẫu củ đậu:
+ Thu thập 10 mẫu củ đậu đại diện trên địa bàn xã Lệ Chi, trọng lượng mỗi mẫu là 03 kg củ đậu.
+ Lựa chọn hộ kinh doanh để lấy mẫu trên cơ sở xem xét các nội dung sau: Nguồn gốc sản phẩm có tính đại diện; quy mô sản xuất (tập trung, nhỏ lẻ,…);  Việc lấy mẫu phải được tiến hành sao cho mẫu thử nghiệm thu được mang tính đại diện cho lô ruộng sản xuất.
+ Quá trình lấy mẫu ngoài đồng ruộng đến khi đưa mẫu vào phân tích tại phòng thử nghiệm phải đảm bảo rằng mẫu không bị thay đổi các tính chất cơ, lý, hóa học hay thành phần vi sinh vật.
+ Mẫu được lấy tại thời điểm thu hoạch, tránh thời gian nắng gắt hay đang mưa.
+ Mỗi điểm lấy một mẫu đơn từ một hay nhiều cây sao cho đủ khối lượng hoặc số lượng mẫu đơn tối thiểu. Cây được lấy mẫu phải sinh trưởng bình thường, không dị dạng, không bị sâu bệnh gây hại và cách bờ tối thiểu 1 m, bỏ hàng ngoài cùng.
+ Nhổ nhẹ nhàng từng củ lên khỏi mặt đất hoặc phải đào bới, lật đất thu cắt lấy từng củ. Trong trường hợp củ được lấy bị vấy bùn bẩn và ướt, nên sử dụng giấy mềm sạch lau chùi thật nhẹ nhàng đến khi sạch khô.
+ Sau khi lấy mẫu phải bao gói, bảo quản và vận chuyển ngay đến phòng thử nghiệm để giảm thiểu tối đa sự thay đổi trạng thái, tính chất ban đầu của mẫu. Thời gian gửi mẫu càng nhanh càng tốt và tốt nhất là trong vòng 24h mẫu được xử lý tại phòng thử nghiệm.
* Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng Củ đậu:
+ Kích thước củ đậu: Đo trực tiếp bằng thước kẹp Banmer theo TCVN 1643-2008.
+ Khối lượng củ đậu: cân trực tiếp bằng cân kỹ thuật 2 số AFP 3100L, khối lượng tối đa: 3,1 kg; độ nhạy: 10 mg.
+ Hàm lượng nước: Theo TCVN 4326:2001
+ Vitamin C: Theo TCVN 8977:2011
+ Đường tổng số: Theo TCVN 4594:1988
+ Hàm lượng Gluxit: Theo Ref. FAO Food and Nutrition paper 77
+ Hàm lượng xơ: Theo TCVN 4329:2007
+ Hàm lượng chất khô hòa tan (độ Brix): Theo TCVN 7771:2007
+ Asen: Theo TCVN 7601: 2007
+ Chì: Theo TCVN 7602: 2007
+ Cadimi: Theo TCVN 7603: 2007
+ Thủy ngân: TCVN 7604: 2007
+ Dư lượng thuốc BVTV: TCVN 9333:2012
2. Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai nhiệm vụ (địa điểm thực hiện; nguyên, vật liệu, nhân lực triển khai nhiệm vụ):
a. Địa điểm thực hiện Nhiệm vụ: Nhiệm vụ triển khai ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
b. Nhân lực cần cho triển khai Nhiệm vụ: Bao gồm các cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, xử lý số liệu thống kê, phân tích và xây dựng bản đồ.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh- thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”
Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt; Bộ báo cáo công việc; Phụ lục; Kỷ yếu hội thảo; Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN; USB
Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển gia công tác quản lý nhãn hiệu tập thể

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Viện nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn thực hiện chuyển giao tổng thể và trọn gói các sản phẩm của nhiệm vụ cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lệ Chi - chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/09/2022 đến 01/03/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 3432/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 ngày 22 tháng Tháng 9 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)