Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Trung tâm phát triển nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể Thủy sản Trầm Lộng của xã Trầm Lộng huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/01-2022-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm phát triển nông thôn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN Hà Thị Ngọc Bích

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Mạnh Cường; Th.S Đặng Đức Chiến; CN. Trần Thị Phương Ngân; Th.S Nguyễn Ngọc Yến; Th.S Đào Tiến Dũng; Th.S Đặng Phúc Giang; CN. Nguyễn Vũ Hoàng Lâm; CN. Nguyễn Như Khải; Nguyễn Văn Bộ; CN. Hoàng Nhật Lệ; Lê Văn Hữu.

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1. Đánh giá hiện trạng sản xuất-kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”

Nội dung 2. Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
Nội dung 3. Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụquản lý nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”

Nội dung 4. Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”

Nội dung 5. Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh – thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương thức tổ chức thực hiện:

  • Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị/chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm theo từng nội dung để thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng và kinh phí được phê duyệt;
  • Sở KH&CN Hà Nội là cơ quan quản lý nhiệm vụ, giám sát, kiểm tra hoạt động của nhiệm vụ theo quy định. Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến các hoạt động của nhiệm vụ, phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt theo định kỳ để kịp thời xử lý và giải quyết.
  • Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa: Phối hợp lựa chọn, củng cố hoạt động các tổ chức nông dân, HTX sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm trên địa bàn;
2 Công tác chuyên môn
  • Xây dựng phương án điều tra nhằm mục đích: i) Xác định hiệu trạng, đặc điểm sản xuất-kinh doanh sản phẩm, ii) xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh, iii) các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng, iv) là cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất thủy sản đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Phân tích một số các chỉ tiêu lý hóa của sản phẩm bảo hộ NHTT bao gồm: Kích thước, trọng lượng, hàm lượng chất béo, hàm lượng protein, năng lượng, hàm lượng Cholesterol, hàm lượng chì (Pb);
  • Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Thủy sản Trầm Lộng” là những quy định về quản lý và sử dụng NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”. Quy chế là tài liệu trong Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, là cơ sở để quản lý nhãn hiệu sau khi được đăng bạ.
  • Thiết kế mẫu nhãn hiệu (Logo) là các dấu hiệu dùng để nhận diện và phân biệt các sản phẩm “Thủy sản Trầm Lộng”, được thể hiện bằng các yếu tố hình, chữ, màu sắc..., là một tài liệu của hồ sơ đăng ký NHTT.
  • Xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHTT là căn cứ xác định vùng và nguồn gốc sản phẩm, là một trong những tài liệu bắt buộc của hồ sơ đăng ký NHTT.
  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT giúp cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, HTX, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thực hiện theo một quy trình nhất định và sản phẩm đạt chất lượng.
  • Xây dựng Quy định kiểm soát NHTT là tập hợp các bước và trình tự thực hiện kiểm soát nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm, phải minh bạch và khả thi, bao gồm: Các điểm/nội dung cần kiểm soát, yêu cầu kiểm soát, tần suất thực hiện, phương pháp kiểm soát, tài liệu đối chứng, tổ chức/cá nhân thực hiện, xử lý lỗi vi phạm...
  • Xây dựng Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì, sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể bao gồm: điều kiện sử dụng, quy cách sử dụng nhãn mác, quy định về cấp, quản lý và sử dụng nhãn mác.
  • Để đảm bảo tính khả thi của công tác quản lý và sử dụng NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”, các công cụ quản lý (Quy chế, Quy trình, Bộ tiêu chí...) cần được biên soạn lại dưới dạng “Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể” ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng và phát cho các tổ chức/cá nhân sử dụng NHTT. Số lượng in ấn sổ tay: 100 cuốn.
  • Các sản phẩm mang NHTT phải thực hiện theo một hướng dẫn sản xuất do chủ sở hữu ban hành. Các kỹ thuật được biên soạn dưới dạng sổ tay có kích thước phù hợp, hình ảnh sinh động giúp cho các đối tượng liên quan sử dụng NHTT dễ hình dung và thực hiện. Số lượng in ấn sổ tay: 100 cuốn.
  • Xây dựng hệ thống nhận diện và quảng bá sản phẩm giúp cho người dùng nhận diện sản phẩm NHTT và tin tưởng sử dụng sản phẩm đạt chất lượng.
  • Xây dựng phương tiện truyền thông, quảng bá trên nền tảng số giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, nhiều đối tượng khách hàng của sản phẩm.
  • Trung tâm Phát triển nông thôn trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo thuyết minh được phê duyệt;
  • UBND xã Trầm Lộng, Hợp tác xã Thủy sản Trầm Lộng, các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân sản xuất, thu mua và kinh doanh sản phẩm: là các đối tượng hưởng lợi chính của nhiệm vụ, do vậy sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, đề xuất ý tưởng phát triển đồng thời sẽ là những tổ chức, cá nhân sẽ được tham gia ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • Chi cục Thủy sản thành phố Hà Nội tham vấn cho Trung tâm Phát triển nông thôn về mặt chuyên môn theo từng nội dung cần thiết để thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng công việc được phê duyệt.
3 Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai nhiệm vụ (địa điểm thực hiện; nguyên, vật liệu, nhân lực triển khai nhiệm vụ): viết lại phần này
Nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng” được thực hiện trong thời gian 18 tháng. Trung tâm Phát triển nông thôn  phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, Ủy ban nhân dân xã Trầm Lộng triển khai nhiệm vụ tại xã Trầm Lộng và huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa có hơn 400 hộ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản như: Cá giống, cá thương phẩm (Cá mè, cá trắm, cá chép, cá rô phi, cá trôi..), điều kiện về cơ sở vật chất nuôi trồng tại địa phương đã được trang bị đầy đủ, việc thực hiện triển khai nhiệm vụ tương đối khả quan.
Đội ngũ cán bộ của Trung tâm Phát triển nông thôn đa dạng trong nhiều chuyên ngành như: kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế phát triển, kinh tế hợp tác, xã hội học nông thôn, thống kê, luật, quản lý chất lượng, nghiên cứu thị trường ngành hàng, hệ thống nông nghiệp, quản trị doanh nghiệp, kĩ sư nông nghiệp, kĩ sư chăn nuôi, bác sỹ thú y,… Đội ngũ cán bộ của Trung tâm ngoài việc hiểu và được đào tạo về lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn thường xuyên bám sát địa bàn, thực tiễn nhằm xây dựng các mô hình thực địa, giúp người sản xuất, doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương mại và thương hiệu sản phẩm. Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Ủy ban nhân dân xã Trầm Lộng có đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm trong quản lý hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Nắm bắt điều kiện thưc tế của địa phương nhanh chóng, kịp thời phù hợp với tính chất của nhiệm vụ.  Các thành viên của HTX, hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn là đối tượng hưởng lợi chính của nhiệm vụ, là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình triển kha. Thực tế ở địa bàn các hộ đang có định hướng mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng hiện nay. Vì vậy nguồn lực thực hiện có đầy đủ số lượng và đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất-kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng
Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm Thủy sản Trầm Lộng” (quy chế quản lý và sử dụng, mẫu nhãn hiệu, bản đồ khu vực địa lý, tờ khai)
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng” của xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “ Thủy sản Trầm Lộng”
Bộ tiêu chí sản phẩm mang NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì, sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
Quy định kiểm soát sản phẩm và nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể“Thủy sản Trầm Lộng”.
Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá sản phẩm“Thủy sản Trầm Lộng”
Cẩm nang giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể
Thông tin truy xuất nguồn gốc (sử dụng QR code)
Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh – thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt nhiệm vụ
Các báo cáo công việc:
- Báo cáo xây dựng mẫu nhãn hiệu (logo)
- Báo cáo xây dựng bản đồ khu vực địa lý vùng  mang NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
- Báo cáo xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
- Báo cáo xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
- Báo cáo xây dựng bộ tiêu chí sản phẩm mang NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”

- Báo cáo xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các sản phẩm đăng ký NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.

- Báo cáo xây dựng Quy định kiểm soát sản phẩm và  NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
- Báo cáo xây dựng
Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì, sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Thủy sản Trầm Lộng”
- Báo cáo xây dựng nội dung sổ tay hướng dẫn và quản lý sử dụng NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
- Báo cáo xây dựng nội dung sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
- Báo cáo xây dựng hệ thống nhận diện NHTT “Thủy sản Trầm Lộng”.
Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục
Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển giao công tác quản lý NHCN
Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN;

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Chuyển giao về xây dựng, quản lý và phát triển NHTT cho HTX, người sản xuất sản phẩm và các cơ quan quản lý qua các lớp tập huấn. - Toàn bộ kết quả của nhiệm vụ sẽ được bàn giao cho Sở KH-CN thành phố Hà Nội, UBND huyện Ứng Hòa, UBND xã Trầm Lộng, Hợp tác xã tiếp tục quản lý và phát triển tài sản trí tuệ sau khi nhiệm vụ kết thúc. - Các sản phẩm, trang thiết bị và vật tư, nguyên liệu sẽ được bàn giao cho HTX sau khi nhiệm vụ kết thúc.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/09/2022 đến 01/03/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 3432/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 ngày 22 tháng Tháng 9 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)