Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Xuyên của huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/22-2022-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Hà Thu Thủy

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Lê Thị Hương ThS. Ngô Thanh Lộc; ThS. Nguyễn Thành Long; ThS. Nguyễn Anh Minh; ThS. Phạm Ngọc Sơn; TS. Nguyễn Văn Đạo; ThS. Hoàng Trọng Quý; ThS. Phạm Đức Thụ; Lê Tiến Xuân

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo Phú Xuyên và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Nội dung 2: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Nội dung 3: Xây dựng hệ thống văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Nội dung 5: Mô hình thí điểm quản lý Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Nội dung 6: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: a. Phương án tổng thể
- Đơn vị chủ trì là Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ, về phân tích, kiểm nghiệm mẫu thóc gạo cùng với Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, tổ chức việc điều tra, lấy mẫu, phân tích đánh giá, tổ chức hội thảo,...
- Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân chia thành các giai đoạn và việc triển khai các giai đoạn sau chỉ được tiến hành nếu kết quả của giai đoạn trước đó đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Kết thúc nhiệm vụ: Kết quả nhiệm vụ sau khi được hội đồng nghiệm thu sẽ được đơn vị chủ trì chuyển giao cho cơ quan quản lý Nhãn hiệu chứng nhận để khai thác và sử dụng.
b. Phương án tổ chức
Đơn vị chủ trì nhiệm vụ trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn tiến hành lựa chọn đơn vị phối hợp và mời các đơn vị phối hợp tham gia xây dựng nhiệm vụ:
- Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
- Cơ quan phối hợp và tham gia thực hiện nhiệm vụ: Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm tra chất lượng Nông sản thực phẩm, các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo tại Phú Xuyên cùng với các đơn vị có liên quan khác.
- Cơ quan hỗ trợ chuyên môn:
+ Cục Sở hữu trí tuệ tham gia tư vấn về các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu chứng nhận.
+ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
+ Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên” để đảm bảo sản phẩm đúng với hướng dẫn kỹ thuật ban hành.
c. Phương án chuyên môn
- Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cơ quan chủ trì nhiệm vụ có huy động sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn từ phía Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội), về sự tham gia trực tiếp của địa phương (Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên).
- Việc hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn: Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các dự thảo; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (xin ý kiến chuyên gia, tổ chức họp lấy ý kiến, tổ chức toạ đàm khoa học,...); hoàn thiện các dự thảo.
* Phương pháp thu thập tài liệu: Sử dụng Phương pháp điều tra gián tiếp và Phương pháp điều tra trực tiếp. Các tài liệu được thu thập gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; các tài liệu số liệu về đất đai, khí hậu,... vùng nghiên cứu.
- Tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã có về sản xuất lúa gạo.
- Tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt động xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận.
* Phương pháp điều tra nông hộ và thu thập mẫu sản phẩm gạo:
- Điều tra nông hộ: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân bằng phiếu điều tra.
Thông tin thu thập, gồm: Thông tin chung về chủ hộ, tình hình sản xuất, kết quả sản xuất (sản lượng, hiệu quả kinh tế), công tác thương mại và các chính sách hỗ trợ (thị trường, trợ giá,...). Nguồn số liệu này được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi với các câu hỏi mở và câu hỏi đóng, bao gồm cả định tính và định lượng. Số lượng 180 phiếu tại vùng sản xuất.
* Thu thập mẫu gạo:
+ Thu thập 40 mẫu thóc đại diện trên địa bàn huyện Phú Xuyên, khối lượng mỗi mẫu là 03 kg, bao gồm 05 giống lúa tẻ và 03 giống lúa nếp xác định đăng ký bảo hộ.
Việc lựa chọn mẫu để đưa ra tiêu chí chứng nhận của sản phẩm đảm bảo tính chính xác để xử lý số liệu trong thống kê cỡ mẫu cho mỗi loại giống tối thiểu là 30. Tuy nhiên trong khả năng kinh phí và thời gian thực tế đơn vị xác định 40 mẫu cho 8 giống trong 1 vụ (vụ mùa). Với cỡ mẫu là 5 mẫu cho mỗi giống. Do đó mẫu được lựa chọn thu thập mang tính đại diện cao cho các sản phẩm thuộc các giống lúa trên địa bàn của huyện Phú Xuyên.
+ Các mẫu sản phẩm thóc gạo được dán nhãn và đóng gói bằng các gói bao giấy, bảo quản cẩn thận và vận chuyển về phòng phân tích ngay sau khi thu hoạch.
+ Dụng cụ lấy mẫu: Gồm túi đựng mẫu; bút viết đánh dấu túi giấy đựng mẫu; kéo cắt và bao tải chứa túi giấy đựng mẫu.
* Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng Gạo:
- Các đặc điểm hình thái:
+ Kích thước hạt thóc, hạt gạo: Đo trực tiếp 100 hạt thóc và gạo bằng thước kẹp Banmer theo TCVN 1643-2008.
+ Hình dạng hạt thóc, hạt gạo: Được phân loại theo TCVN 8370:2010.
- Các đặc điểm về cảm quan: Vị ngon hoặc hương thơm trong gạo được tạo bởi hóa chất diacetyl-1-pyroproline. Đánh giá cảm quan của các chuyên gia về mùi vị của gạo theo phương pháp cho điểm theo thang Quốc tế. Mỗi mẫu gạo lấy 30 hạt, nghiền nhỏ, cho vào ống nghiệm chứa dung dịch KOH 1,7%, sấy ở nhiệt độ 50oC trong vòng 10 phút. Sau đó đánh giá mùi thơm bằng phương pháp ngửi và cho điểm theo thang điểm như sau: Điểm 1: không thơm; điểm 2: thơm nhẹ; điểm 3: rất thơm.
Thành lập hội đồng đánh giá cảm quan thông qua phương pháp thử nếm.
- Các chỉ tiêu về chất lượng:
+ Tinh bột: Phân tích bằng phương pháp chuẩn độ với thuốc thử xanh metylene trong dung dịch đồng sunphát theo Lane - Eynol.
+ Amylose: Để xác định hàm lượng Amylose, các mẫu gạo xay được trà cùng độ trắng, nghiền nhỏ ở kích thước 60 mesh và lưu trong phòng thí nghiệm 2 ngày để độ ẩm bằng nhau. Định lượng Amylose trên máy so màu 6105 Jenway của Anh theo phương pháp của Sadamisam và Manikam (1992).
+ Protein: Để xác định hàm lượng protein tinh, các kỹ thuật viên thực hiện bóc vỏ trấu, nghiền, rây tạo bột mịn, sấy khô ở 80oC. Định lượng protein theo phương pháp Kjeldalh.
+ Vitamin B1: Phân tích theo phương pháp HTP/PP.09.
* Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS
*  Phương pháp xây dựng bản đồ trên hệ thống GIS
* Áp dụng thử nghiệm, triển khai thí điểm một số nội dung quản lý:
- Lựa chọn đối tượng áp dụng thử nghiệm: hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu đáp ứng các điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tự nguyện áp dụng thử nghiệm mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
- Tập huấn, giới thiệu mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
- Áp dụng thử nghiệm theo mô hình quản lý được xây dựng.
- Theo dõi và hiệu chỉnh mô hình cho phù hợp với thực tiễn.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Báo cáo đánh giá kết quả triển khai mô hình thí điểm cấp quyền, quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Bộ tài liệu và Báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh- thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”
Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả nhiệm vụ; Bộ báo cáo các công việc; Phụ lục; Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Kỷ yếu hội thảo; USB
Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển gia công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện chuyển giao tổng thể và trọn gói các sản phẩm của nhiệm vụ cho UBND huyện Phú Xuyên - chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên”. Đây là cơ quan quản lý nhà nước, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phú Xuyên” có đủ điều kiện để tiếp tục vận hành các kết quả hoạt động nhiệm vụ đã tạo ra.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/09/2022 đến 01/06/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 3432/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 ngày 22 tháng Tháng 9 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)