Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam
Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp giáo dục

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT09/03-2022-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS Đặng Cảnh Khanh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Lâm Thị Quỳnh Dao PGS. TS. Lê Thị Thanh Hà TS. Đỗ Thị Kim Anh TS. Đỗ Thị Thu Hằng TS. Nguyễn Thế Thắng TS. Bùi Phương Thanh NCS. Nguyễn Thị Thùy Linh CN. Hoàng Thị Nghĩa PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi TS. Đỗ Ngọc Hà TS. Đặng Vũ Cảnh Linh Ths. Nguyễn Tuấn Dũng Ths. Lê Doãn Hưng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở khoa học về các yếu tố tác động đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng phạm tội và các yếu tố tác động đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 3. Đề xuất đổi mới các nội dung, hình thức và giải pháp giáo dục nhằm giảm thiểu việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 4: Thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm một số giải pháp giáo dục nhằm giảm thiểu việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 5: Kiến nghị với Trung ương và Thành phố nhằm giảm thiểu phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dự kiến triển khai các phương pháp, kỹ thuật cụ thể dưới đây
1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp và phân tích tài liệu
Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học của tất cả các ngành khoa học được xác định là phương pháp thu thập, phân loại và xử lý các thông tin được phản ánh trong tài liệu, qua đó luận giải, phân tích và làm rõ đối tượng nghiên cứu từ các góc độ khác nhau của các nguồn tài liệu, khái quát thành những nhận định có tính khách quan và khoa học về vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra (survey): 
Phương pháp điều tra thông qua phát các bảng trưng cầu ý kiến ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học, có hiệu quả cao trong nghiên cứu, đo lường, lượng hóa các thông tin thực tiễn. Từ góc độ tiếp cận định lượng, kết hợp với toán xác suất thống kê, phương pháp điều tra thông qua quy trình thiết kế kỹ thuật đo lường xã hội, thao tác hóa các khái niệm phức tạp trong nghiên cứu thành các biến số, chỉ báo, thang đo đưa vào bộ công cụ là bảng hỏi cho phép lượng hóa được các thông tin cơ bản và cần thiết trên diện rộng phản ánh các vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn. Các dữ liệu thu thập được từ phương pháp điều tra cần đảm bảo tính hiệu lực của thao tác đo lường và độ tin cậy của thông tin và các kiểm định thông qua các thuật toán thống kê
3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu: nhằm thu thập những thông tin định tính, lấy ý kiến khách quan của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, trẻ vị thành niên không vi phạm pháp luật, gia đình có trẻ vị thành niên, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, giáo viên, những người làm công tác giáo dục liên quan đến trẻ vị thành niên, cán bộ công an, giáo dưỡng, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng, nhóm nhà báo, truyền thông liên quan đến trẻ vị thành niên.
Sử dụng phỏng vấn sâu để đánh giá nhanh tình hình phạm tội của trẻ vị thành niên và các yếu tố tác động đến hành vi phạm tội, các mô hình và giải pháp giáo dục đang triển khai trong phòng chống tội phạm vị thành niên, phát hiện vấn đề cần nghiên cứu, giải thích, phân tích chuyên sâu. Những câu hỏi và nội dung nghiên cứu phỏng vấn sâu theo hướng mở, tôn trọng những quan niệm, giá trị cá nhân, bổ khuyết cho phương pháp điều tra.
Do phỏng vấn sâu là nhóm phương pháp tiếp cận định tính quan trọng nên trong quá trình triển khai thu thập thông tin tại một số cộng đồng thực tế có thể có những sự điều chỉnh về nội dung, đối tượng và tiêu chí lựa chọn nhóm để đem lại hiệu quả tối ưu cho phương pháp thu thập thông tin này.  
4. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp khai thác và sử dụng ý kiến chuyên gia, dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định. Dựa trên hoạt động sáng tạo của các chuyên gia hay của các nhà phân tích, đề tài tập hợp được các học giả, các chuyên gia giỏi, các nhà phân tích chuyên nghiệp, sử dụng được thành quả khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để ra quyết định chuyên môn.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp phù hợp với mô hình nghiên giải pháp giáo dục nhằm giảm thiểu phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các bước thực hiện
- Thành lập các nhóm chuyên gia chuyên ngành và liên ngành (các ngành giáo dục, luật, tâm lý, xã hội học, nghiên cứu gia đình và trẻ em...)
- Các chuyên gia tham gia vào quá trình quyết định cần đáp ứng các tiêu chuẩn: có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm rộng trên lĩnh vực nghiên cứu, hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề tội phạm vị thành niên, am hiểu sự vận động và phát triển của vấn đề cần giải quyết , có năng lực phân tích và tổng hợp, tâm lý khi tiếp xúc trẻ em vị thành niên.
- Tổ chức lấy ý kiến của của chuyên gia theo phương thức và phương pháp:
+ Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp nhanh nhất, đơn giản nhất để nhận được ý kiến của các chuyên gia (những người được phỏng vấn) về các xu thế khác nhau trong sự tồn tại, vận động của các vấn đề kinh tế - xã hội. 
Những cuộc phỏng vấn trực tiếp (hay thông qua điện thoại, mạng internet...) được tiến hành nhanh, dựa vào một sườn câu hỏi mang tính năng động cao, trong không khí thoải mái...có thể cho ta những ý kiến rất bổ ích tuy mang nhiều yếu tố cảm giác.
+ Tổ chức hội thảo khoa học: Là phương pháp phổ biến để tìm ý kiến các giải pháp giải quyết một vấn đề quan trọng nào đó. Các cuộc hội thảo cho phép các nhà khoa học tự do trình bầy những suy nghĩ khác nhau của mình, do đó qua hội thảo có thể nhận được rất nhiều thông tin theo những góc độ khác nhau. Đặc biệt với chủ đề xác định nội dung, hình thưc và giải pháp giáo dục trong phòng chống tội phạm vị thành niên là một chủ đề rất cần thiết đển thảo luận chuyên gia.
+ Phương pháp tấn công cân não: Là hình thức tọa đàm thẳng thắn giữa các chuyên gia nhằm góp ý cho các phương án quyết định. Người chủ trì tọa đàm không nêu rõ mục đích cuộc tọa đàm, chỉ nêu một mặt nào đó của vấn đề chung để các chuyên gia phát biểu ý kiến của mình; trong cuộc tọa đàm không bình luận ý kiến người khác. Người chủ trì (đặc biệt là lãnh đạo cao cấp) không phát biểu ý kiến để tránh ảnh hưởng đến không khí của buổi tọa đàm, chỉ lắng nghe một cách khách quan, thu nhận có mục đích những điều bổ ích đối với việc đưa ra quyết định.
Trong quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục giảm thiểu phạm tội của trẻ em vị thành niên, ban chủ nhiệm đề tài sẽ phát huy tối đa điểm mạnh của phương pháp chuyên gia cho các lần thảo luận để đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi, phù hợp nhất với cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý trong vấn đề xác định các nội dung, hình thức và phương thức giáo dục hiệu quả đối với trẻ vị thành niên
5. Phương pháp nghiên cứu tham gia
Các nhóm khách thể nghiên cứu, đặc biệt là các nhóm trẻ vị thành niên và gia đình sẽ được mời đóng vai trò là chủ thể tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là tham gia 02 mô hình thử nghiệm: Mô hình 1 về Tăng cường sự tham gia phối hợp, liên kết giữa chính quyền, đoàn thể, các cơ sở giáo dục và tổ chức xã hội trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục ngoại khóa hướng tới phòng chống tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội; Mô hình 2 Tăng cường đối thoại, hiểu biết và nâng cao hiệu quả giáo dục của cha mẹ đối với vị thành niên thông qua trang mạng xã hội Gia đình xanh.
6. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Trong thời gian thực hiện đề tài, ban chủ nhiệm đề tài sẽ nghiên cứu xây dựng 01 giải pháp thử nghiệm là một trong những giải pháp lớn có tính khả thi trong thực thiễn.
Tên giải pháp thử nghiệm: Tăng cường sự tham gia phối hợp, liên kết giữa chính quyền, đoàn thể, các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng trong việc can thiệp và giáo dục, truyền thông phòng chống bạo lực học sinh vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giải pháp thử nghiệm 1 là sự kết hợp đa thành phần của các cá nhân, tổ chức có vai trò trong hoạt động phòng chống tội phạm vị thành niên: nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội, gia đình và cộng đồng cùng thực hiện các mục tiêu:
1. Rà soát, tổng hợp tài liệu, biên soạn và cung cấp các chương trình can thiệp, tư vấn, giáo dục, truyền thông pháp luật, phòng chống bạo lực học sinh vị thành niên và tội phạm vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống tích cực, lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong trong nhà trường và ở địa phương, nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi và huy động sự tham gia của trẻ vị thành niên tham gia ngăn ngừa và phòng chống tội phạm vị thành niên.
2. Tăng cường sự phối hợp, tham gia dựa trên sự cam kết của Ban chủ nhiệm đề tài với các cá nhân/tổ chức cùng tham gia, đặc biệt là ngành giáo dục, công an, chính quyền địa phương được triển khai trong 1 năm sẽ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp, khuyến nghị cho đề tài và tiếp tục nghiên cứu các mô hình mang tính khả thi trong thời gian tiếp theo   
7. Kỹ thuật xử lý thông tin:
Toàn bộ số phiếu điều tra thu thập thông tin sẽ được nhóm kỹ thuật kiểm tra, đánh giá tổng hợp, làm sạch, mã hóa thông tin dưới dạng số hóa và dữ liệu được nhập bằng chương trình Epi-Infor, xử lý số liệu bằng chương trình thống kê chuyên dụng trong khoa học xã hội và kinh tế: chương trình SPSS 20.0.
Toàn bộ dữ liệu định tính bao gồm các phiếu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, biên bản làm việc, báo cáo thu thập từ các địa phương được trong quá trình khảo sát sẽ được mã hóa, phân nhóm và xử lý bằng phần mềm định tính Nvivo 2.0.
8. Phương pháp thống kê và dự báo, bao gồm:
Các mô hình toán học và phân tích thống kê là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu này, đặc biệt với nội dung xác định các yếu tố tác động đến phạm tội của trẻ vị thành niên.
Việc xây dựng tiêu chí, xác lập các nhóm biến số định lượng (numberic variables) là cơ sở để thực hiện các mô hình thống kê bậc cao và phân tích mô hình tương quan đa biến số (multi-analysis), nhằm kiểm định và xác định thực tế quan hệ của các các yếu tố và tính chất, quy mô, mức độ của mỗi hành vi phạm tội.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài
Bộ báo cáo theo từng nội dung, công việc nghiên cứu
Báo cáo cơ sở khoa học về các yếu tố tác động đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên
Báo cáo đánh giá thực trạng phạm tội và các yếu tố tác động đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Báo cáo đề xuất đổi mới các nội dung, hình thức và giải pháp giáo dục nhằm giảm thiểu việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Báo cáo thực hiện thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm một số giải pháp giáo dục giảm thiểu việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố
Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát; Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục; USB
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Bài báo về các lĩnh vực liên quan đến đề tài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và liên ngành uy tín
Sách chuyên khảo từ kết quả nghiên cứu của đề tài

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các sở, ban, ngành, địa phương thuộc thành phố Hà Nội

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/03/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)