Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT09/01-2022-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Nguyễn Phượng Lê

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Lê Thị Thanh Loan ThS. Bạch Liên Hương ThS. Nguyễn Hồng Dân TS. Nguyễn Viết Đăng TS. Nguyễn Thị Thiêm GS.TS. Đỗ Kim Chung CN. Phạm Tiến Hưng ThS. Nguyễn Thanh Phong ThS. Phạm Thị Thanh Thúy CN. Nguyễn Vĩnh Hà ThS. Đặng Xuân Phi TS. Nguyễn Thị Hải Ninh TS. Trần Đức Trí TS. Nguyễn Thị Ngọc Thương ThS. Đoàn Bích Hạnh ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang ThS. Đinh Hải Chung KS. Phan Thị Thu Phương

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao.
Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 3: Đánh giá nhu cầu và xác định danh mục nghề nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội.
Nội dung 4: Nghiên cứu
Nội dung 5: Thử nghiệm và đánh giá một số giải pháp phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao ở một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 6: Đề xuất kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội để phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Các vấn đề khoa học giáo dục khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
            Việc ứng dụng công nghệ cao đã được đẩy mạnh trong mọi hoạt động trong nông nghiệp của Hà Nội từ sản xuất, chế biến, cho tới bảo quản nông sản cũng như nhiều nhóm nghề, lĩnh vực khác nhau từ trồng trọt đến chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và được ứng dụng đa dạng các công nghệ như sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới…Theo số liệu thống kê từ Báo cáo số 407 của Sở NN&Phát triển nông thôn thành phố, đến cuối năm 2020 toàn thành phố có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố. Gắn với ngành, nghề, nghiên cứu lựa chọn các huyện Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Chương Mỹ, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng làm điểm nghiên cứu vì đây là những địa phương đi đầu của Thành phố về ứng dựng công nghệ cao trong nông nghiệp.

  1.   Phương pháp thu thập thông tin.
a. Thu thập thông tin thứ cấp.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê, tổng kết từ các các sở, ban, ngành: Sở NN&Phát triển nông thôn, Sở LĐTBXH, Trung tâm khuyến nông thành phố và các đơn vị tương ứng ở cấp huyện và cấp xã. Số liệu thứ cấp cũng được thu thập từ báo cáo của các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp công nghiệp cao trên địa bàn thành phố như các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên ở các huyện, trung tâm hỗ trợ nông dân và các trường đại học, cao đẳng đào tạo nghề nông nghiệp đóng tại địa bàn thành phố. Số liệu thứ cấp sẽ là nguồn thông tin quan trọng để hiểu được bức tranh tổng thể về giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu cũng sử dụng các nghiên cứu khoa học đã công bố trong nước và quốc tế để phân tích và tổng hợp dữ liệu liên quan.
Thông tin thứ cấp được thu thập bằng cách tìm kiếm, truy cập, tra cứu, đọc, tổng hợp, lưu trữ và kế thừa từ các báo cáo và các công trình khoa học đã công bố. Bên cạnh đó, p
b. Thu thập thông tin sơ cấp.
            Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp: điều tra khảo sát theo mẫu phiếu, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm:
  • Khảo sát theo mẫu phiếu
Đề tài sẽ triển khai điều tra khảo sát chuyên sâu sử dụng bộ câu hỏi định sẵn tại các huyện được chọn làm điểm nghiên cứu. Đối tượng điều tra khảo sát bao gồm lao động đang tham gia sản xuất nông nghiệp ở các doanh nghiệp, HTX, trang trại và hộ; học sinh trong độ tuổi từ 15-18 tuổi, sinh viên đang được đào tạo ở các cơ sở dạy nghề. Đối tượng khảo sát được lựa chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách được cung cấp từ chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo nghề
  • Phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu
Nội dung nhận định và đánh giá quá trình triển khai, kết quả đào tạo nghề nông nghiệp được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu đối với các tác nhân có liên quan đến đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao.
3. Phương pháp phân tích thông tin.
  • Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để mô tả thực trạng thực hiện các giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố cho đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao
  • Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh mức độ tham gia, nguồn lực, kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao theo các nhóm ngành, nghề, lĩnh vực, theo chuỗi thời gian và theo từng mô hình đào tạo nghề
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát các mô hình điển hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và sử dụng lao động nông nghiệp công nghệ cao. Bài học kinh nghiệm của các mô hình giúp cho nghiên cứu đưa ra được những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố.
  • Phương pháp xác định danh mục nghề nông nghiệp công nghệ cao
Danh mục nghề nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng dựa trên: (i) Kết quả đánh giá nhu cầu về nhân lực công nghệ cao của các cơ sở sản xuất – kinh doanh nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao; (ii) Công nghệ cao mà các cơ sở đang ứng dụng được xác định dựa trên danh mục công nghệ cao được quy định trong Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg về ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;  (iii) Danh mục nghề nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng phù hợp với danh mục nghề theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg về ban hành danh mục nghề nghiệp Việt Nam.
  • Phương pháp dự báo cung-cầu đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao
Một số mô hình định lượng sẽ được áp dụng nhằm xác định cung-cầu lao động nông nghiệp công nghệ cao và cung-cầu đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số liệu thu thập từ các cơ sở đào tạo nghề và Sở Lao động và Thương binh xã hội sẽ được sử dụng để phân tích nhu cầu lao động nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội cũng như đánh giá cung lao động nông nghiệp công nghệ cao nhằm xác định cân đối cung-cầu thị trường lao động nông nghiệp công nghệ cao. Kết quả phân tích là căn cứ khoa học để đề tài đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
  • Phương pháp phân tích SWOT
            Phương pháp này nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó nhóm nghiên cứu sẽ vận dụng các chiến lược của phương pháp này như lấy điểm mạnh khắc phục điểm yêu, lấy cơ hội hạn chế điểm yếu, thách thức… nhằm đưa ra được những giải pháp và định hướng đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao cho thành phố Hà Nội.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài; Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài
Báo cáo công việc theo nội dung thuyết minh
Báo cáo luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao
Báo cáo đánh giá  thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội
Danh mục nghề nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
Báo cáo Đề xuất giải pháp phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảo cáo thực hiện Thử nghiệm và đánh giá một số giải pháp phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao ở một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố; Kỷ yếu hội thảo khoa học; Phụ lục; USB
Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Bài báo về Tổng quan lý luận về Phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao
Bài báo về Thực trạng và giải pháp phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Sở Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố Hà Nội: - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội: - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện. Trung tâm hỗ trợ nông dân, Hội nông dân thành phố Hà Nội; Các Trường Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các doanh nghiệp, HTX, trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/06/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)