Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường cao đẳng sư phạm trung ương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT09/04-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường cao đẳng sư phạm trung ương

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Thị Thanh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Đặng Út Phượng TS. Nguyễn Thị Xuân ThS. Đinh Thị Bích Thủy TS. Nguyễn Mạnh Tuấn TS. Đặng Văn Sơn TS. Trịnh Thị Xim TS. Trần Lưu Hoa ThS. Nguyễn Thị Hiền ThS. Nguyễn Văn Duy ThS. Nguyễn Thị Loan ThS. Trần Y Lan TS. Nguyễn Thị Hồng Vân ThS. Nguyễn Trung Hiếu CN. Nguyễn Thanh Bảo Uyên ThS. Đinh Thị Hương ThS. Trần Thị Vinh ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền ThS. Bùi Thị Thanh Hải

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non
Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá thực trạng ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của phương pháp giáo dục Montessori và STEAM đối với chương trình giáo dục mầm non hiện hành
Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, nội dung, cách thức, điều kiện để ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 6: Xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 7: Đề xuất kiến nghị với Trung ương và Thành phố về ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Các vấn đề khoa học giáo dục khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Mục đích của phương pháp nghiên cứu tài liệu là xây dựng khung lí luận của việc nghiên cứu thực tiễn; xác định các khái niệm công cụ và cơ sở lí luận của đề tài.
- Nội dung: Sưu tầm, tổng thuật các tài liệu trong nước và dịch các tài liệu nước ngoài về các vấn đề xoay quanh chủ đề ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu để tiến hành phân tích, khái quát, bổ sung, hình thành khung lí luận của đề tài.
b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
 - Mục đích của phương pháp: Thu thập thông tin mang tính định lượng về thực trạng ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay; các nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng và thông tin về các biện pháp nâng cao ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trong điều kiện xã hội hiện nay.
 - Nội dung các bảng hỏi:
+ Đánh giá về nội dung, cách thức, điều kiện ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non.
+Đánh giá về các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Đối tượng được điều tra là cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh.
c)Phương pháp chuyên gia
         Phư­ơng pháp chuyên gia đ­ược tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học có liên quan tới nội dung nghiên cứu; về vấn đề ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non để có thông tin đầy đủ, đúng đắn, khoa học hơn về cách tiếp cận, nội dung, phương pháp nghiên cứu vấn đề. Các ý kiến về quá trình triển khai nghiên cứu, xây dựng khung cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu, xử lí và giải thích các số liệu...
     Ph­ương pháp này đư­ợc tiến hành bằng hình thức trao đổi phỏng vấn (trực tiếp và gián tiếp) cá nhân nhà khoa học, tổ chức xêmina, thảo luận, hội thảo, hội nghị khoa học, trao đổi trực tiếp với chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục và các nhà quản lí của ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non.
d)Ph­ương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu đư­ợc từ các phương pháp khác về ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Đối tượng phỏng vấn. Là chuyên gia giáo dục, giáo viên mầm non và phụ huynh.
Nguyên tắc phỏng vấn
Trong phỏng vấn này chúng tôi đ­ưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để các đối tượng được phỏng vấn có thể trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những suy nghĩ của mình.
Khi phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo sự tin cậy ở đối t­ượng, để các đối t­ượng không cảm thấy mình đang bị chất vấn, mà là buổi nói chuyện về các chủ đề mà cả hai đều đang quan tâm.
Nội dung phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn đ­ược chuẩn bị một cách chi tiết, rõ ràng theo từng mảng vấn đề nghiên cứu.
Trình tự nội dung phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, mà có thể linh động, mềm dẻo tùy theo từng khách thể.
Tuỳ theo đối t­ượng và khách thể của cuộc phỏng vấn sâu mà nội dung của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi.
e) Ph­ương pháp quan sát
Trên cơ sở kết quả điều tra và xử lý ban đầu, lựa chọn một số giáo viên để quan sát ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM của họ trong một quá trình khoảng 2 - 3 tháng.
* Mục đích quan sát
Thu thập thông tin thực trạng về nội dung, cách thức, điều kiện, phương tiện, cách thức của giáo viên khi ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non thông qua dự giờ, quan sát, ghi chép, chụp hình môi trường giáo dục, phương tiện giáo viên sử dụng.
+ Kiểm tra lại kết quả trả lời của các đối tượng điều tra, đặc biệt là các thông tin trả lời từ phía giáo viên được khảo sát
+ Thu thập thêm các thông tin thực tiễn bổ sung cho các t­ư liệu thu đư­ợc từ các phương pháp nghiên cứu khác.
* Nội dung quan sát
+ Những nội dung hoạt động giáo dục, qua đó xác định các biểu hiện của các năng lực tương ứng.
* Cách thức tổ chức quan sát
Phương pháp quan sát được sử dung là phương pháp quan sát tự nhiên. Trong quá trình quan sát có ghi chép, nhận xét, đánh giá những kết quả thu đ­ược, so sánh với những ph­ương pháp nghiên cứu khác.
g) Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp này nhằm tạo nên các nhóm đối tượng được nghiên cứu cùng thảo luận, chia sẻ quan điểm liên quan đến nội dung nghiên cứu. Nhóm thảo luận sẽ có từ 20 đến 30 người (nhóm giáo viên theo đơn vị trường MN).
h) Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Thu thập kế hoạch ngày, kế hoạch tuần và các kế hoạch tháng, kế hoạch năm của giáo viên về ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non từ đó đánh giá thực trạng quá trình tổ chức các hoạt động ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non.
i) Ph­ương pháp xử lí số liệu
Phương pháp này được sử dụng để tính toán, xử lí các số liệu thu được bằng các phương pháp định lượng: Bảng hỏi, phiếu, phỏng vấn sâu...
 Các số liệu được xử lí bằng sử dụng phần mềm SPSS và Excel để phân tích thống kê và diễn giải suy luận.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài
Bộ báo cáo theo từng nội dung, công việc nghiên cứu
Báo cáo cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng phương pháp GD Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non
Bộ tiêu chí, nội dung, cách thức, điều kiện để ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Báo cáo đánh giá thực trạng ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội 
Báo cáo phân tích sự phù hợp của phương pháp giáo dục Montessori và STEAM đối với chương trình giáo dục mầm non hiện hành tại các cơ sở giáo dục mầm non thành phố Hà Nội. Báo cáo đề xuất các giải pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố về ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở GDMN; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát; Kỷ yếu hội thảo
Phụ lục; USB
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Bài báo về thực trạng và giải pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bài báo về xây dựng bộ tiêu chí, nội dung, cách thức, điều kiện ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bài báo về một số giải pháp ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori và STEAM tại các cơ sở giáo dục mầm non

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phòng GD và Đào tạo các Quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)