Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Sở Du lịch thành phố Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT02/05-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Sở Du lịch thành phố Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đặng Hương Giang

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: CN. Phan Huy Cường ThS. Trần Trung Hiếu TS. Đoàn Mạnh Cương TS. Vũ Nam PGS. TS. Phạm Trương Hoàng TS. Nguyễn Văn Lưu GS. TS. Phạm Thị Mỹ Dung TS. Ngô Kiều Oanh CN. Đôn Ngọc Thúy ThS. Bùi Lan Hương ThS. Nguyễn Thị Minh Hưng ThS. Trần Sỹ Tiến ThS. Lê Khắc Nhu ThS. Phạm Diễm Hảo

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1.Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
Nội dung 2.Đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôntrên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 3.Giải pháp quản lý và phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôntrên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 4.Đề xuất mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Nội dung 5.Đề xuất một số kiến nghị

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, thống kê vàtổng hợp: được sử dụng để tiến hành xử lý, phân tích các tài liệu về du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn, các mô hình nông nghiệp, nông thôn cũng như các bài viết đăng trên những tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học, những trang web về du lịch, những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Phương pháp này sẽ giúp hệ thống hóa các quan niệm về du lịch nông nghiêp; du lịch nông thôn đồng thời từ việc thu thập, tổng hợp các số liệu thực trạng các mô hình nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội trong những năm qua từ đó phân tích, đánh giá được những hiệu quả đạt được trong hoạt động của các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đồng thời chỉ ra những hạn chế để đưa ra những giải pháp, mô hình phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trên thế giới với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để từ đó chỉ được những bài học thành công và chưa thành công của những mô hình du lịch trên thế giới và rút ra kinh nghiệm cho phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Được sử dụng để đánh giá tài nguyên du lịch nông nghiệp, nông thôn và hiện trạng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; Trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương; Xác định không gian cho việc hình thành các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua việc khảo sát làng nghề nông nghiệp truyền thống theo trục đường 414 (làng trồng cỏ và nuôi bò sữa Vân Hòa, làng thuốc nam người Dao, làng chè Ba Trại) tại vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì và 04 làng nghề theo trục đường 32 (làng chài Vạn Thắng, làng nón Phú Châu, làng táo ta Phú Cường, làng họa sĩ Cổ đô) ven sông Hồng. Tiếp cận thực tế bằng quan sát, đánh giá, thu thập thông tin thứ cấp, ...
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phát phiếu điều tra các nông hộ, chủ thể trong làng có nông hộ để điều tra tiềm năng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các làng nghề nông nghiệp truyền thống theo trục đường 414 vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì và 04 làng nghề theo trục đường 32 ven sông Hồng; Điều tra nghiên cứu thị trường khách và chiến lược quảng bá sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn trong từng mô hình được chọn.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Được thực hiện với các bên liên quan trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội. Hoạt động này được thực hiện trong quá trình khảo sát thực địa và tham vấn các bên liên quan.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp một cách hệ thống nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn ứng dụng theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội để qua đó đánh giá hiệu quả của mô hình và nhân rộng đến các vùng nông thôn có tiềm năng du lịch khác trên toàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia:Được sử dụng nhằm xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, lĩnh vực nông nghiệp, nông thônđể phối hợp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn dựa trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn Hà Nội, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.
- Phương pháp dự báo: Là phương pháp để dự đoán các xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn để có các định hướng và giải pháp quản lý, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách du lịch trong tương lai.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giải pháp quản lý và phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Đề xuất một số mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ứng dụng trên địa bàn huyện Ba Vì.
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
Báo cáo tóm tắt đề tài. Các báo cáo nội dung công việc. Kỷ yếu hội thảo. Phụ lục
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Bài báo về giải pháp quản lý và phát triển du lịch nông nghiệp,nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng thử nghiệm tại khu vực Ba Vì, Hà Nội. Sau đó sẽ được nhân rộng cho toàn bộ khu vực nông thôn có tiềm năng du lịch của thành phố Hà Nội.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)