Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Học viện Chính sách và Phát triển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô trong bối cảnh mới

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT02/09-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Học viện Chính sách và Phát triển

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Thị Đông

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Phạm Ngọc Trụ PGS. TS Ngô Thúy Quỳnh TS. Nguyễn Thị Diễm Hằng TS. Nguyễn Thế Vinh TS. Nguyễn Ngọc Tiệp PGS. TS Ngô Phúc Hạnh PGS.TS Tô Trung Thành TS. Võ Xuân Hoài TS. Nguyễn Thái Đông ThS Trịnh Quang Anh PGS.TS Tăng Văn Khiên PGS.TS Bùi Đức Tuân TS. Kim Quốc Chính ThS. Nguyễn Hoàng Hà TS. Trần Hồng Quang TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh TS. Phạm Mỹ Hằng Phương PGS,TS. Lê Thu Hoa TS. Bùi Thúy Vân TS. Mai Thị Hoa TS. Lê Mỹ Dung ThS. Trần Hoàng Minh TS. Đào Hoàng Tuấn TS. Đỗ Thanh Hương ThS. Ngô Xuân Khoa ThS. Phan Lê Nga ThS. Bùi Hoàng Mai ThS. Trần Thị Ninh ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh ThS. Nguyễn Tiến Đạt TS. Vũ Thị Minh Luận TS. Đàm Thanh Tú TS. Lâm Thùy Dương TS. Đàm Thị Hiền TS. Trần Thị Trúc TS. Nguyễn Đình Hưng TS. Tô Trọng Hùng TS. Bùi Thanh Bình ThS. Đỗ Văn Lâm TS. Nguyễn Như Hà TS. Phùng Đình Vịnh ThS. Nguyễn Thị Hạnh Vân TS. Lê Thị Nhung PGS. TS Vũ Đình Hòa TS. Nguyễn Duy Đồng ThS. Hoàng Kim Thu TS. Đào Thị Bích Hạnh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiện đại hóa đô thị
Nội dung 2: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội
Nội dung 3: Đánh giá thực trạng hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2021
Nội dung 4: Quan điểm, định hướng và các giải pháp thúc đẩy hiện đại hoá Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Nội dung 5: Kiến nghị với Trung ương và Thành phố nhằm thúc đẩy hiện đại hoá Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp phân tích hệ thống
Do đặc điểm của đối tượng và mục đích nghiên cứu, phương pháp này đãđược nhóm nghiên cứu sử dụng một cách triệt để trong đề tài. Nhóm nghiên cứu đã vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong nhiều nội dung nghiên cứu song tiêu biểu là trong việc phân tích, đánh giá vai trò của hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội; đề xuất các giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội. Hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội cần phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều ngành, lĩnh vực (công nghiệp, thương mại, du lịch, nông nghiệp, logistics,hành chính công, giáo dục, y tế...) với sự tham gia tích cực (đồng hướng – đồng hành – đồng hưởng) của 03 nhóm đối tượng là Nhà nước, Doanh nghiệp và người dân. Vì thế, việc vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong trường hợp này giúp nhóm nghiên cứu có cách phân tích, đánh giá một cách logic, biện chứng.
b. Phương pháp phân tích thống kê
  Phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong nghiên cứu kinh tế. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành thu thập các số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau như từ các cơ quan thống kê (Tổng cục, Cục), kết quả các cuộc điều tra, khảo sát của các cơ quan Nhà nước, các báo cáo tổng kết năm, báo cáo chuyên đề của các Sở, Ban ngành trên địa bàn Tp. Hà Nội... Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả phân tích số liệu phục vụ đánh giá hiện trạng hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội theo các chỉ tiêu đề xuất.
  c. Phương pháp phân tích chính sách
  Các chính sách phát triển có tác động rõ nét đến quá trình hiện đại hóa của quốc gia nói chung và đô thị (trường hợp Thủ đô Hà Nội) nói riêng. Chính vì thế, trong nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích chính sách trong việc phân tích, đánh giá mặt được – mặt chưa được của các chính sách do Nhà nước ban hành về quan điểm, chủ trương, định hướng và giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa, ví dụ như chính sách thu hút đầu tư FDI, chính sách công nghiệp hóa, chính sách phát triển kinh tế số, chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo,... Đồng thời, phương pháp phân tích chính sách còn được tác giả sử dụng để đánh giá tác động của các chính sách kể trên đối với quá trình hiện đại hóa ở Thủ đô Hà Nội.
d. Phương pháp dự báo
Dự báo là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu kinh tế, đặc biệt là với hiện đại hóa – quá trình mang tính “động” cao, gắn bó cặc chẽ với quá trình phát triển của lãnh thổ. Phương pháp dự báo được nhóm nghiên cứu vận dụng chủ yếu trong nội dung 4 của đề tài. Trên cơ sở phân tích các điều kiện, hiện trạng hiện đại hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các dự báo về các yếu tố quốc tế, trong nước và bối cảnh của Thủ đô Hà Nội ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội. Các nội dung dự báo trên là một căn cứ khoa học quan trọng (cùng với cơ sở lý luận, thực trạng và kinh nghiệm thực tiễn từ các thành phố khác) để đề xuất các giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
e. Phương pháp chuyên gia
Việc tiếp cận và thu thập thông tin từ các chuyên gia, những nhà khoa học am hiểu về hiện đại hóa và quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội giúp nhóm tác giả có thêm nhiều thông tin bổ ích đồng thời thẩm định lại một số nhận định khoa học trong đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả tiếp cận và lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Sở Công thương Tp. Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hà Nội…  Phương pháp chuyên gia được nhóm nghiên cứu vận dụng ở cả 4 nội dung trong Đề tài: Ở Nội dung 1, việc xin ý kiến chuyên gia giúp tác giả có sự lựa chọn chính xác hơn về các nội dung cần tổng quan, hoàn thiện hơn cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiện đại hóa đô thị; Ở Nội dung 2, nhóm tác giả sẽ tiếp thu ý kiến của các chuyên gia để xác định nguyên tắc, lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp đánh hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội; Ở Nội dung 3, các ý kiến chuyên gia giúp nhóm tác giả có thêm thông tin để điều chỉnh hợp lý một số nhận định về yếu tố ảnh hưởng, thực trạng hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội; Ở nội dung 4, nhóm tác giả sẽ tiếp thu ý kiến các chuyên gia trong việc hoàn thiện hơn các quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Căn cứ vào mục tiêu, các nội dung nghiên cứu (nhất là yêu cầu đánh giá thực trạng hiện đại hóa) Đề tài sẽ tiến hành xác định mục tiêu, nội dung, địa chỉ tiến hành khảo sát. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả dự kiến tiến hành khảo sát thực trạng hiện đại hóa tại một số doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực quan trọng như công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế,.... Qua khảo sát thực địa tại một số địa điểm nêu trên, nhóm tác giả sẽ có thêm căn cứ thực tiễn để rút ra một số nhận định trong đề tài như: mức độ hiện đại hóa và sự lan tỏa/vai trò của hiện đại hóa đối với phát triển doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực ở Thủ đô Hà Nội.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Cơ sởlý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiện đại hóa.
Bộ tiêu chí đánh giá về hiện đại hóaThủ đô Hà Nội.
Đánh giá thực trạng hiện đại hóa Thủ đôHà Nộithời gian qua.
Quan điểm, định hướng hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh mới.
Giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa Thủ đôđến năm 2030.
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
Báo cáo tóm tắt đề tài. Các báo cáo nội dung công việc. Kỷ yếu hội thảo. Phụ lục
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
01Bài báo về nội dung cơ sở lý luận về hiện đại hóa đô thị.
01 Bài báo về nội dung đánh giá thực trạng hiện đại hóa tại Hà Nộivà những khuyến nghị.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Chuyển kết quả nghiên cứu tới Thành ủy phục vụ hoàn thiện chủ trương hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội trong những năm tới. - Chuyển kết quả nghiên cứu tới UBND thành phố Hà Nội, các Sở, ngành Thành phố để xây dựng chương trình hay kế hoạch hiện đại hóa Thành phố giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Cụ thể như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,...tham khảo trong quá trình tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Thành phố hàng năm, 5 năm… - Chuyển kết quả nghiên cứu cho các Sở ban ngành, quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/10/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)