Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện kinh tế Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT02/08-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện kinh tế Việt Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Hà Huy Ngọc

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Đỗ Diệu Hương PGS.TS. Bùi Quang Tuấn TS. Hoàng Văn Tuyên PGS.TS. Bùi Tất Thắng TS. Hoàng Thị Bảo Thoa TS. Lương Minh Huân TS. Nguyễn Thị Tố Quyên TS. Nguyễn Đình Hòa TS. Nguyễn Bình Giang TS. Nguyễn Hồng Thu TS. Nguyễn Thị Hồng Tâm ThS. Nguyễn Đức Long ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc ThS. Trần Văn Hoàng ThS. Tạ Phúc Đường ThS. Nguyễn Thị Anh Tuyết Ths. Vũ Thị Cẩm Thanh TS. Đinh Xuân Nghiêm CN. Bùi Nhật Huy TS. Trần Thị Mai Thành

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thành phố Hà Nội
Nội dung 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thành phố Hà Nội đến năm 2030.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin thứ cấp bằng cách phân tích và tổng hợp tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các nguồn tài liệu được thu thập gồm các báo cáo, thống kê tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đặc điểm tài nguyên, hiện trạng phát triển KT-XH, quá trình hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại các quốc gia nghiên cứu kinh nghiệm; địa phương khảo sát; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã; các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Các nguồn tài liệu, thông tin thứ cấp sẽ được thu thập từ:
- Cơ quan ban hành cơ chế chính sách và các cơ quan liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Chính Phủ, Tổng cục Thống kê, Cục Phát triển Thị trường và DN KH&CN- Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm ĐMST Quốc gia, Cục Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ...;
- Các thư viện như Thư viện Quốc gia, Thư viện CIEM, Trung tâm Thu viện-ĐHQG Hà Nội, thư viện Đại học kinh tế Quốc dân, thư viện Hà Nội, Trung tâm Thông tin và thống kê KH-CN, Sở KH&CN Hà Nội … và thư viện của một số tổ chức quốc tế ở Việt Nam (WB, UNDP…);
-Tài liệu thống kê, báo cáo của các Sở ban ngành các cấp tại các địa phương khảo sát: Sở KH&CN, Sở KH&ĐT, Sở TT&TT, Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch Thành phố, Quỹ đầu tư phát triển thànhphố Hà Nội, Cục Thống kê Hà Nội;
- Các doanh khởi nghiệp ĐMST, tổ chức nghiên cứu về khởi nghiệp;
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, NGOs và các tổ chức xã hội hoạt động tại các địa phương nghiên cứu;
- Các trang web của các UBND thành phố Hà Nội, Cơ quan chính phủ, các Bộ ngành, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp liên quan;
- Đồng thời nghiên cứu sẽ thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây đã đề cập trong tổng quan nghiên cứu đề tài.
(2) Phương pháp điều tra xã hội học
a. Mục đích
- Để làm rõ các cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở thành phố Hà Nội đề tài sẽ tiến hành các hoạt động điều tra xã hội học nhằm:
-Thu thập các dữ liệu phục vụ phân tích, đánh giá về thực trạng kinh tế, xã hội và các vấn đề môi trường kinh doanh liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST;
- Các thông tin về doanh nghiệp và các chủ thể kháccủa hệ sinh thái giúp đánh giá, phân tích về các giá trị và chức năng của các hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMS.
- Thu thập các thông tin để cho tiêu chí đánh giá sự phát triển của HST khởi nghiệp ĐMST ở thành phố Hà Nội.
- Thu thập, đánh giá các thông tin của các chủ thể liên quan đến giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Hà Nội
b. Đối tượng điều tra được xác định gồm là các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở thành phố Hà Nội.
- Lãnh đạo, cán bộ các Sở ban ngành liên quan: Sở KH&CN, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương, Sở TT&TT, Sở Tài chính; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Trung tâm Xúc tiền đầu tư Thương mại và du lịch thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố….
- Viện Nghiên cứu, trường Đại học, Học viện…
- Các doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp đầu tư khởi nghiệp
- Cá nhân/nhóm cá nhân khởi nghiệp
- Các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư;
- Tổ chức trung gian, thị trường; tổ chức truyền thông…
c. Cách chọn lựa chọn mẫu khảo sát
-  Để đảm bảo tính đại diện mẫu khảo sát trải rộng các Sở ngành, hiệp hội
- Do một trong những mục tiêu chính của khảo sát là tập trung vào vấn đề giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu, phân tầng có chủ đích.
- Nội dung phiếu điều tra: Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua một phiếu điều tra được thiết kế sẵn với các nội dung phục vụ nghiên cứu qua các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST được tiếp cận từ phương pháp đo lường đo lường hệ số khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor- GEM) của Hiệp hội Nghiên cứu Khởi nghiệp Toàn cầu (Global Entrepreneurship Research Association - GERA) như: quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, lao động, doanh thu, lợi nhuận, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi khởi nghiệp và đổi mới công nghệ, tiếp cận tín dụng và chính sách hỗ trợ của địa phương và trung ương, đầu tư cho R&D của doanh nghiệp, liên kết của doanh nghiệp với Viện/trường đại học, ...
(3) Phương pháp chuyên gia kết hợp phỏng vấn sâu
Trong quá trình chuẩn bị triển khai cũng như trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ mời các chuyên gia đầu ngành có liên quan để tham vấn ý kiến và trực tiếp điều tra thực tế. Bên cạnh đó, khi có kết quả nghiên cứu sơ bộ, đề tài sẽ tổ chức các buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến đóng góp.Chuyên gia ở đây được xác định bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà quản lý liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST,... các cán bộ thuộc Sở Khoa học Công nghệ, Viện chính sách KH&CN, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương...
(4) Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST qua các năm, các giai đoạn phát triển; so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thành phố Hà Nội so với cả nước, và một số địa phương khác ( Tp. Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng); so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thành phố Hà Nội với hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của một số thủ đô và thành phố của các nước khác trong khu vực và thế giới có những điểm tương đồng với Thủ đô Hà Nội.
(5) Phương pháp phân tích SWOT
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weakness), cơ hội (O - Oppotunities), thách thức (T - Threats). SWOT là một công cụ phân tích có thể được sử dụng để nhận dạng những điểm mạnh và điểm yếu bên trong của mỗi quốc gia, ngành, doanh nghiệp cũng như các cơ hội, thách thức bên ngoài đối với các quốc gia, ngành, doanh nghiệp đó. Kỹ thuật này giúp cho các quốc gia, ngành, doanh nghiệp tự phân tích nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối mặt với các thách thức. Bảng phân tích SWOT được mô tả dưới dạng ma trận để quốc gia, ngành, doanh nghiệp tập hợp các thông tin và xác định các khả năng có thể tốt hoặc xấu xảy ra làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch hành động. Các phân tích SWOT có thể được sử dụng như là công cụ trọng tâm trong các phân tích chiến lược của quốc gia, ngành hoặc doanh nghiệp. Kết quả phân tích SWOT là một chỉ dẫn quan trọng để xây dựng các chiến lược, kế hoạch ở tầm dài hạn. Sau khi nhận diện các cơ hội và thách thức từ phân tích PESTLE; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê mô tả; ... phương pháp phân tích SWOT sẽ được áp dụng đối với từng mục tiêu cụ thể để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở tham khảo các giải pháp ở các văn bản đã hình thành và bổ sung một số giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế đồng thời sắp xếp và phân tích theo ma trận TOWS - là các kịch bản xảy ra nhằm phát huy điểm mạnh (S), khắc phục điểm yếu (W), tận dụng thời cơ (O), giảm thiểu thách thức (T) để từ đó đề xuất các giải pháp: Tấn công (sử dụng thế mạnh để tối ưu hoá cơ hội - SO); Điều chỉnh (hạn chế tối đa những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội - WO); Phòng thủ (sử dụng thế mạnh để hạn chế tối đa thách thức -ST) và Cầm cự (hạn chế tối thiểu các điểm yếu và tránh các nguy cơ - WT).
Nhóm nghiên cứu sử dụng nhằm phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Hà Nội. Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố thuộc nội tại bên trong của vùng, còn cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài. Sau khi thành lập ma trận SWOT với
các điểm đã được đề ra, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào việc đưa ra giải pháp, định hướng bằng cách kết hợp các cấu phần thuộc ma trận phục vụ sự phát triển của hệ sinh thái ĐMST.
(6) Phương pháp phân tích chính sách
Sử dụng để phân tích mặt được, mặt chưa được, những vấn đề cần thay đổi/điều chỉnh và bổ sung đối với những chủ trương hay chính sách liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã thực hiện; đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thành phố Hà Nội.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đánh giá thực trạng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Thành phố Hà Nội. Định hướng và giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Thành phố Hà Nội.
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
Báo cáo tóm tắt đề tài. Các báo cáo nội dung công việc. Kỷ yếu hội thảo  Phụ lục
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
01 bài báo đăng tạp chí khoa học trong nước
Nội dung dự kiến bài báo: sẽ phân tích được hiện trạng triển hệ sinh thái khởi nghiệm ĐMST trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá được bất cập, hạn chế trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các kết quả nghiên cứu của đề tài sau khi được nghiệm thu các cấp sẽ được chuyển giao theo quy định hiện hành. Trước tiên, các sản phẩm của đề tài phải chuyển giao cho Cơ quan quản lý (Sở Khoa học và Công nghệ); Trung tâm Thông tin thống kê KH&CN thuộc Sở KH&CN Hà Nội. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chuyển giao trực tiếp cho Sở KH&ĐT cơ quan quản lý nhà nước về khởi nghiệp ĐMST của thành phố Hà Nội,... - Báo cáo kiến nghị về cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, sẽ được Ban chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì chuyển giao cho một số cơ quan ban ngành của thành phố Hà Nội.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)