Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp thu thập dữ liệu; khảo cứu, phân tích tài liệu thứ cấp:
- Thu thập các số liệu thống kê để phục vụ công tác đánh giá hiện trạng hạ tầng xã hội cho người lao độngtại các KCN&CX đang hoạt động;
- Thu thập các tài liệu, số liệu:
+ Hồ sơ (kế hoạch/đề án/phương án/báo cáo/quy hoạch) phát triển các KCN (nếu có);
+ Kế hoạch phát triển nhà ở, thông tin về các DA phát triển nhà ở có quỹ nhà ở xã hội, và dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân;
+ Các quy hoạch chuyên ngành có liên quan (y tế, giáo dục, thương mại, văn hóa, TDTT, cây xanh, vườn hoa,…), hoặc phương án phát triển ngành trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (nếu có);
+ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch phân khu đô thị có liên quan.
- Thu thập, tổng hợp các văn bản pháp quy, quy định hiện hành liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý, các cơ chế tài chính để phát triển khu ở phục vụ KCN&CX và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư, quy hoạch và quản lý phát triển các khu ở dành cho KCN&CX.
- Tham khảo, kế thừa chọn lọc các nghiên cứu (đề tài khoa học, luận án, bài báo khoa học), đánh giá, nhận xét và đề xuất về hạ tầng xã hội cho KCN&CX.
b) Phương pháp điều tra, khảo sát:
- Khảo sát thực địa: khảo sát trực tiếp hiện trạng tại các điểm nhà ở công nhân hiện có (Kim Chung - Bắc Thăng Long,nhà ở Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam và Công ty TNHH Young Fast tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai, khu nhà ở công nhân KCN Phú Nghĩa,...); các trường mầm non dành con em người lao động các KCN (nếu có). Đánh giá về vị trí, cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường sư phạm, HTKT thiết yếu,....
- Khảo sát, trao đổi thông tin - kinh nghiệm phát triển nhà ở công nhân và hạ tầng xã hội phục vụ cho các KCN tại các tỉnhBắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.
- Điều tra xã hội học (XHH) đối với các Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, các Ban quản lý KCN&CX, Chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân về các cơ chế chính sách, các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện; Công nhân tại các KCN&CXvề nguyện vọng, nhu cầu để an sinh (nhu cầu sử dụng lâu dài, khả năng chi trả đối với việc thuê, mua nhà ở xã hội; chi phí học tập của con em, chi phí sử dụng các dịch vụ...). Từ đó dự báo nhu cầu sử dụng đất trong tương lai và đề xuất các chính sách phù hợp với thực tiễn.
c) Phương pháp kế thừa:
Thu thập tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan; khảo cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, công trình, đề tài khoa học có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
d) Phương pháp chuyên gia, ý kiến tổ chức có liên quan:
- Xin ý kiến đối với các chuyên gia, nhà quản lý có liên quan:
+ Các mô hình khu ở phục vụ các KCN&CX.
+ Các điểm dự kiến xây dựng khu ở phục vụ các KCN&CX.
+ Mô hình quản lý phát triển các khu nhà ở dự kiến xây dựng phục vụ các KCN&CX.
- Lấy ý kiến các chủ đầu tư trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý sau đầu tư hạ tầng xã hộicho người lao động trong các KCN&CX trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Lấy ý kiến các địa phương về thực trạng và dự kiến các địa điểm xây dựng khu ở cho các KCN trên địa bàn.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các Sở, Ban, Ngành; địa phương; chủ đầu tư hạ tầng, chủ đầu tư và đơn vị quản lý nhà ở xã hội về kết quả của đề án; chú trọng về phương án lựa chọn địa điểm, mô hình kiến nghị và các giải pháp khác liên quan.
e) Phương pháp so sánh:
Qua việc so sánh kết quả thực hiện việc sử dụng đất khu ở cho công nhân tại các KCN&CX hiện cóvới các nhóm chỉ tiêu để chỉ ra những ưu điểm cần phát huy, nhân rộng, những tồn tại cần khắc phục.
g) Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá:
Trên cơ sở số liệu thu thập, điều tra, phân loại số liệu và tổng hợp theo các chỉ tiêu cần sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện theo yêu cầu nghiên cứu.
|