Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT06/01-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Văn Hoạt

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Đỗ Thị Liên Vân GS.TS Mai Ngọc Chừ PGS.TS Phạm Duy Đức PGS.TS Trần Ngọc Long TS. Ngô Văn Nam ThS. Đặng Văn Cảnh TS. Vũ Thúy Hiền ThS. Mai Thành Công Trần Trung Tuyết ThS. Hoàng Thị Thúy An ThS. Phan Quốc Khánh ThS. Sền Thị Hiền ThS. Lê Ngọc Châm ThS. Nguyễn Thị Hòa ThS. Lưu Thanh Huyền Uông Thị Thu Thùy ThS. Đinh Thị Thúy Huyền KS. Trần Hữu Việt ThS. Nguyễn Thị Hồng Thiện Nguyễn Phương Thủy

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã trong tình hình mới
Nội dung 2:  Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã trên địa bàn thành phố hà nội từ 2015 đến nay
Nội dung 3: Dự báo và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã trên địa bàn tp.hà nội trong tình hình mới

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu; khảo cứu, phân tích tài liệu thứ cấp:Thu thập các số liệu thống kê để phục vụ đánh giá hiện trạng hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống TCVHTT cấp xã; Thu thập, tổng hợp các văn bản, chính sách của Trung ương và Hà Nội; các tài liệu quốc tế, trong nước để phục vụ đánh giá tổng quan nghiên cứuvà làm rõ các cơ sở lý luận về đối tượng nghiên cứu và bài học kinh nghiệm rút ra đối với thành phố Hà Nội.

- Phương pháp điền dã, quan sát: Mặc dù điền dã dân tộc học là phương pháp của riêng ngành dân tộc học nhưng nó lại là phương pháp được các nhà nghiên cứu văn hóa sử dụng như là một công cụ nghiên cứu văn hóa hữu hiệu nhất. Trong Đề tài này, phương pháp điền dã giúp cho nghiên cứu có được cái nhìn vấn đề và đối tượng nghiên cứu được khách quan, chân thực hơn thông qua việc quan sát, trải nghiệm trực tiếp hệ thống TCVHTT tại các xã, phường để thu thập thông tin tại nơi các công chức xã đang thực hiện các hoạt động quản lý và người dân có thể tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Phương pháp này giúp cho nhóm nghiên cứu thống kê, kiểm nghiệm được số lượng, tần suất, cách thức, loại hình hoạt động tại hệ thống TCVHTT ở các xã, phường. Nhóm nghiên cứu có thể đến trực tiếp các xã, phường sinh sống một thời gian để tận mắt tìm hiểu, nghiên cứu. Quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những gì đang diễn ra hàng ngày tại các TCVHTT.

- Phương pháp điều tra khảo sát:Phương pháp này giúp cho nhóm nghiên cứu có được các dữ liệu nghiên cứu được xử lý thông qua việctổ chức một số buổi làm việc thực tế với các Sở, ngành; UBND một số quận, huyện, phường xã; các tổ chức chính trị, xã hội về thực trạng công tác quản lý hệ thống TCVHTT cũng như các kiến nghị đề xuất; Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra khảo sát xã hội học tại một số xã, phường, thị trấn bằng hình thức phát bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Bằng phương pháp này nhóm nghiên cứu sẽ có được những dữ liệu được phân tích, xử lý chuyên sâu về nội dung nghiên cứu mà các số liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp không thể có.

- Phương pháp thống kê:Để nghiên cứu đánh giá về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng, hiệu quả công năng sử dụng của hệ thống TCVHTT các cấp nói chung và cấp xã nói riêng, nhóm nghiên cứu phải sử dụng các dữ liệu thống kê định kỳ, hàng năm của các cơ quan, tổ chức như: Cục Thống kê, Sở Văn hóa và thể thao. Những dữ liệu thống kê này mới đảm bảo quy mô đầy đủ và mang tính tổng thể của hệ thống TCVHTT của ngành với một qui mô đủ lớn, đến mức đủ gạt bỏcác nhân tố ngẫu nhiên, tìm ra được các qui luật hoặc tính qui luật của quá trình phát triển. Vì vậy, các phương pháp thống kêđược sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu văn hóa học, kinh tế học từ việc thu thập số liệu, xử lý thông tin đến việc trình bày, phân tích các số liệu về hiện trạng các ngành, lĩnh vực, các nguồn lực.... Các nhà kinh tế học, văn hóa học cho rằng thống kê là công cụ không thể thiếu đượctrong quá trình nghiên cứu ở quy mô lớn.

- Phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh: Từ các số liệu, dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu có thể phân tích kết hợp với chứng minh nhằm đưa ra các luận chứng khoa học luận giải cho các nhận định, đánh giá thực trạng, kết quả hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống TCVHTT cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phương pháp dự báo: Bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, muốn tồn tại và phát triển đều phảiduy trì hai dòng sản xuất:Sản xuất ra của cải vật chất xã hội(tư liệu sản xuất vàtư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính nhu cầu của bản thân con người. Hai dòng sản xuất nàyluôn tồn tại đồng thời và có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Vì vậy, nghiên cứu các hoạt động văn hóa, thể thao của con người, là nghiên cứu một lĩnh vực liên quan trực tiếp và quyết định đến sựtồn tại và phát triển xã hội.Trong mối liên hệ với nền sản xuất xã hội, con người vừa là chủ thể quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của nó, vừa là khách thể, là lực lượng tiêu dùng nhữngcủa cải do mình tạo ra. Sử dụng phương pháp này, Đề tài có thể phân tích được các xu hướng vận động của đối tượng nghiên cứu tại phần dự báo, nhằm đề xuất ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn tương lai, đáp ứng được việc đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống TCVHTT trong bối cảnh mới. Phương pháp này cũng giúp cho việc lựa chọn và xác định áp dụng một mô hình điểm tại một xã, phường nào đấy phù hợp và hiệu quả nhất.

- Phương pháp chuyên gia:sử dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu có thể mời chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham gia một số công việc hoặc tham vấn, phỏng vấn sâuđối với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về các nội dung, các công việc có tính chuyên sâu, cần đến kinh nghiệm; những vấn đề lý thuyết mang tính quan điểm, những nhận định chưa có sự thống nhất. Phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều trong việc xây dựng phiếu điều tra; bộ tiêu chí, cẩm nang hướng dẫn; các đề xuất kiến nghị và đặc biệt là Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt của đề tài.

- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng một số phương pháp bổ sung khác như: hội thảo, toạ đàm, thảo luận nhóm...

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I:Báo cáo khoa học
Báo cáo cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã
Báo cáo đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bản đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.
Báo cáo tổng hợp; Báo cáo tóm tắt; Các báo cáo nội dung công việc. Kỷ yếuhội thảo; Phụ lục; USB/CD
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
01 bài báoPhản ánh được các nội dung về thực tiễn và những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống TCVHTT cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời kỳ mới.01 bài báoPhản ánh được các nội dung về cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống TCVHTT cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới hiện nay.
Cẩm nang hướng dẫn hoạt động quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các kết quả nghiên cứu (gồm: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt; Báo cáo tổng thuật kết quả điều tra khảo sát; Báo cáo kiến nghị; Cẩm nang hướng dẫn quản lý và sử dụng hệ thống TCVHTT cấp xã trên địa bàn TP.Hà Nội trong tình hình mới...) sẽ là tài liệu tham khảo và ứng dụng tại hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao. Toàn bộ kết quả nghiên cứu sẽ được lưu trữ tại Thư viện của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (cả bản cứng và bản điện tử tóm tắt) phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung của Thành phố và công tác nghiên cứu, giảng dậy.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)