Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Viện Xã hội học và Phát triển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Quản lý phát triển xã hội của thành phố hà nội trong tình hình mới

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT06/03 - 2022 - 3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Xã hội học và Phát triển

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TSĐặng Thị Ánh Tuyết

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Đỗ Văn Quân PGS, TS. Nguyễn Tất Giáp TS. Bùi Phương Đình ThS. Nguyễn Ngọc Huy TS. Đặng Thị Minh Lý GS, TS. Lê Ngọc Hùng PGS, TS. Phạm Xuân Hảo ThS Hoàng Thị Quyên ThS. Nguyễn Lê Tâm ThS. Lại Thị Thu Hà ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương Ths. Nguyễn Thị Hoài Thu TS. Lâm Thị Quỳnh Dao ThS Hồ Nhân Linh PGS, TS Nguyễn Đức Chiện

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận, khung lý thuyết, hệ tiêu chí về quản lý phát triển xã hội của thành phố Hà Nội
Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý phát triển xã hội của thành phố Hà Nội
Nội dung 3: Đánh giá thực trạng quản lý phát triển xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 đến nay
Nội dung 4: Phân tích các nguyên nhân tác động đến quản lý phát triển xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 đến nay.
Nội dung 5:Quan điểm định hướng; đề xuất giải pháp hoạch định và thực thi chính sách nhằm tổ chức thực hiện quản lý phát triển xã hội của thành phố Hà Nội đáp ứng tình hình mới.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích tài liệu:
Phân tích tài liệu thứ cấp:trọng tâm của phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp sẽ tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: (i) hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, (ii) hệ thống các công trình nghiên cứu về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, (iii) hệ thống các công trình nghiên cứu phát triển xã hội ở đô thị và quản lý phát triển xã hội ở đô thị (iv) hệ thống báo cáo, số liệu, niên giám thống kê về kinh tế-xã hội của Bộ ngành Trung ương và thành phố Hà Nội trong khoảng 10 năm trở lại đây (v) kinh nghiệm quốc tế có liên quan phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác tối đa hệ thống chính sách, tư liệu, kết quả nghiên cứu về phát triển xã  hội và quản lý phát triển xã hội ở thành phố Hà Nội và các nội dung có liên quan khác làm cơ sở định hướng, tổ chức nghiên cứu cũng như phân tích, giải thích, đề xuất các giải pháp có liên quan.
Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp:bên cạnh với các nguồn tài liệu sẵn có, đề tài cũng tập trung phân tích hệ thống số liệu được thu thập thông qua các nghiên cứu định lượng và định tính với các yêu cầu phân tích cụ thể về đầu ra. Đồng thời, các kỹ thuật về so sánh, đánh giá cũng được thực hiện trong phương pháp này nhằm xác định các yếu tố nổi bật có liên quan tới phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là sự so sánh giữa nhóm chủ thể thực hiện hoạt động quản lý phát triển xã hội và nhóm đối tượng chịu tác động của hoạt động quản lý phát triển xã hội.
-Phương pháp phân tích các bên liên quan: Phương pháp phân tích các bên liên quan đề cập tới các câu hỏi quan trọng như: Ai là các bên liên quan chính đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội? Họ liên quan thế nào đến vấn đề nghiên cứu? Khác biệt về quyền lực, cơ hội, năng lực tham gia… của các bên này ra sao trong PTXH và quản lý phát triển xã hội trên  địa bàn thành phố Hà Nội? Họ có thể gây ra ảnh hưởng gì đối với việc thực hiện một chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội? Các thông tin này có thể giúp xác định các cơ quan và mối quan hệ và sự phối hợp. Phương pháp này cũng sẽ giúp xác định các ảnh hưởng của các bên khác nhau vào việc thực hiện các chính sách phát triển và QLPTXH trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp thu thập thông tin định tính:
Chiến lược cho việc thu thập thông tin  được trình bày tóm tắt trong hình sau:
a) Phương pháp quan sát: i) Theo mức độ chuẩn bị (có chuẩn bị trước hay quan sát không chuẩn bị - bắt gặp bất ngờ); ii) Theo quan hệ giữa người quan sát và đối tượng quan sát (quan sát không tham dự theo cách của người ngoài cuộc; quan sát tham dự là trở thành người trong cuộc); iii) Theo mục đích nắm bắt bản chất đối tượng (quan sát hình thái, quan sát công năng, kết hợp hình thái-công năng); iv) Theo mục đích, cách thức xử lý thông tin (quan sát mô tả, quan sát phân tích); v) Theo mức độ liên tục của quan sát (quan sát liên tục, quan sát định kỳ, quan sát chu kỳ, quan sát tự động theo chương trình).
b) Phương pháp tham vấn: Phương pháp tham vấn được áp dụng nhằm tham vấn các chuyên gia  liên quan đến phát triển xã hội và QLPTXH nhằm thu thập thông tin qua phân tích, tranh luận của các chuyên gia trong các loại hội nghị: i) Hội nghị bàn tròn trao đổi thẳng thắn, thường xuyên giữa các cộng tác viên gần gũi tham gia đề tài; ii) Hội thảo khoa học, đưa ra một số câu hỏi nhất định để thảo luận, tranh luận để thu thập thông tin về đối tượng.
c) Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân: Phương pháp này  thường được áp dụng nhằm thu thập những quan điểm và nhận thức của người dân đô thị và đặc biệt là có rất có hiệu quả trong việc lấy ý kiến phản hồi của người dân về các chương trình, dự án phát triển và quản lý phát triển xã hội ở thành phố Hà Nội. Trong nghiên cứu này, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân sẽ sử dụng công cụ phỏng vấn để tìm hiểu những ý kiến phản hồi của người dân về chương trình, dự án phát triển xã hội và QLPTXH trên địa bàn thành phố Hà Nội có ảnh hưởng đến người dân, các chủ thể như thế nào?.
f) Phương pháp phân tích - so sánh: Phương pháp này ngoài việc phân tích, đánh giá, so sánh kinh nghiệm, mô hình của các nước trên thế giới có những mối liên hệ, điểm tương đồng với nội dung, khu vực nghiên cứu còn được sử dụng để tổng kết, đánh giá các kết quả nghiên cứu có liên quan, thu thập, biên dịch hệ thống tài liệu trong và ngoài nước làm tư liệu, cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu của đề tài.
Về kỹ thuật xử lý dữ liệu, đề tài sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS 16.0 để phân tích các số liệu điều tra định lượng (bảng hỏi) và sử dụng chương trình Nvino để phân tích thông tin định tính.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I:Báo cáo khoa học (báo cáo nội dung chuyên môn, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác)
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài; Báo cáo tóm tắt
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý phát triển xã hội.
Đánh giá thực trạng quản lý phát triển xã hội của Thành phố Hà Nội từ 2015 đến nay.
Giải pháp quản lý phát triển xã hội của Thành phố Hà Nội đáp ứng tình hình mới.
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố.; Báo cáo các nội dung công việc ; Kỷ yếu hội thảo; Phụ lục; USB
Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
02-05 bài báo: Phân tích cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá cho việc đề xuất, xây dựng mô hình tổ chức thực hiện QLPTXH trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đào tạo thạc sĩ (từ 01-02): Đề tài liên quan đến Quản lý phát triển xã hội của thành phố Hà Nội

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài dự kiến ứng dụng tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/06/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)