Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội đến năm 2030

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT04/04-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TSPhạm Bảo Dương

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Lưu Văn Duy PGS.TS. Phạm Văn Hùng TS. Lê Thị Thu Hương TS. Nguyễn Hữu Nhuần TS. Tạ Văn Tường TS. Hoàng Mạnh Hùng ThS. Nguyễn Việt Dũng CN. Phan Thị Thu Phương ThS. Bạch Văn Thủy TS. Nguyễn Thị Kim Oanh ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ThS. Đoàn Thị Ngọc Thúy TS. Đỗ Thị Diệp ThS. Nguyễn Thị Huyền Châm ThS. Đỗ Thị Nhài TS. Nguyễn Thị Hải Ninh ThS. Nguyễn Ngọc Mai

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Nội dung 2: Kinh nghiệm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Nội dung 3: Đánh giá thực trạng phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội đến năm 2030
Nội dung 5: Xây dựng báo cáo kiến nghị với Trung ương và Thành phố

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: -  Phương pháp thu thập thông tin
1) Phỏng vấn trực tiếp với cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Đối với cấp xã, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở 16 xã dự kiến được chọn làm điểm nghiên cứu. Ở mỗi xã, đề tài dự kiến khảo sát 03 lãnh đạo xã (01 lãnh đạo Đảng; 01 lãnh đạo UBND; 01 lãnh đạo HĐND); 05 lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 01 cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới của xã nhằm thu thập thông tin về những thuận lợi, khó khăn, tồn tại hạn chế trong phát huy vai trò của từng tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. Tổng số phiếu phỏng vấn trực tiếp ở cấp xã là: 144 phiếu.
Đối với cấp huyện,nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp ở 4 huyện. Ở mỗi huyện, đề tài dự kiến điều tra trực tiếp 04 lãnh đạo cấp phòng của huyện (01 lãnh đạo khối Đảng; 02 lãnh đạo khối UBND; 01 lãnh đạo khối HĐND); 02 cán bộ phụ trách chương trình nông thôn mới của huyện; 05 lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm thu thập thông tin về những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong xây dựng nông thôn mới và vai trò của từng tổ chức chính trị xã hội ở huyện trong xây dựng nông thôn mới. Tổng số phiếu phỏng vấn trực tiếp ở cấp huyện là: 44 phiếu.
Đối với cấp thành phố, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 01 cán bộ thuộc UBND Thành phố, 03 cán bộ Sở NN&PTNT Thành phố, 05 cán bộ thuộc 05 tổ chức chính trị - xã hội tham mưu trực tiếp cho chương trình xây dựng nông thôn mới, 03 cán bộ phụ trách chương trình nông thôn mới của thành phố, tổng số là 12 cán bộ cho các cơ quan cấp thành phố.
            Tổng số phiếu phỏng vấn trực tiếp cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cả 3 cấp thành phố, huyện, xã là 200 phiếu.
2) Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi Đoàn viên/Hội viên các tổ chức chính trị - xã hội
Để đánh giá vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đoàn viên/hội viên của các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh). Bảng hỏi bao gồm các phần chính như thông tin chung của hội viên; đánh giá của đoàn viên/hội viên về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Đoàn viên/hội viên tham gia khảo sát sẽ được chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách đoàn viên/hội viên thuộc 16 xã thuộc 2 nhóm (8 xã phát huy tốt vai trò và 8 xã phát huy chưa tốt vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới). Ở mỗi xã, đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn 60 phiếu (bao gồm 20 hội viên Hội Nông dân; 20 hội viên Hội Phụ nữ, 10 hội viên Hội Cựu chiến binh và 10 đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).
3) Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê, tổng kết từ các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh), các sở, ban ngành (Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội; Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Trung ương) và các địa phương trên địa bàn thành phố. Số liệu thứ cấp sẽ là nguồn thông tin quan trọng để hiểu được bức tranh tổng thể về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu cũng sử dụng các nghiên cứu khoa học đã công bố trong nước và quốc tế để phân tích và tổng hợp dữ liệu liên quan.
- Phương pháp phân tích thông tin
+ Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
+ Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh mức độ tham gia, nguồn lực, kết quả, hiệu quả tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới theo theo từng tổ chức chính trị - xã hội khác nhau.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát các trường hợp điển hình trong trong phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội. Từ những bài học kinh nghiệm, nghiên cứu đưa ra được giải pháp phù hợp để tăng cường vai trò các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu;Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu
Báo cáo kiến nghị; Báo cáo về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Báo cáo thực trạng vai trò và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội
Báo cáo về giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội đến năm 2030
Các báo cáo kết quả thực hiện các công việc; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát
Tài liệu của 4  hội thảo khoa học; USB
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác 02 bài báo khoa học: Các bài báo công bố từ kết quả nghiên cứu thuộc phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: + Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội + Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội + Hội Nông dân thành phố Hà Nội + Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội + Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội + UBND các huyện, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)