Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Địa lí nhân văn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT01/05-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Địa lí nhân văn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Bùi Thị Vân Anh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Thị Hòa PGS. TS. Phan Thị Mai Hương TS. Lưu Song Hà ThS. Đặng Vũ Tuấn ThS. Đinh Thị Lam ThS. Trần Thị Hiền ThS. Bùi Thị Cẩm Tú ThS. Trịnh Hà My ThS. Hoàng Thế Minh TS. Trần Thị Tuyết TS. Đoàn Thị Thu Hương TS. Hoàng Thị Bảo Thoa TS. Hà Huy Ngọc ThS. Đặng Thị Thu Trang

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Nội dung 3: Các yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Nội dung 4: Đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Nội dung 5: Kiến nghị với Trung ương và Thành phố về các nội dung cần thiết trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Nội dung 6:  Dự thảo tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Nội dung 7: Phương án xây dựng tâm thế tích cực cho cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Tâm lý học khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế hỗn hợp, kế tiếp nhau giữa phương pháp định tính và định lượng được dụng để thực hiện nghiên cứu này.
Giai đoạn đầu, phương pháp định tính được áp dụng với phương pháp nghiên cứu tài liệu để phát hiện những cấu phần cần thiết trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của thành phố Hà nội. Các phỏng sâu với các chuyên gia về nhân sự và công nghệ số cũng được tiến hành để định hướng xây dựng công cụ khảo sát và phác thảo khung năng lực số.
Giai đoạn tiếp theo, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng trên mẫu tại địa bàn nghiên cứu để phát hiện thực trạng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan hành chính của thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của hiện nay.
Giai đoạn sau cùng, nghiên cứu trường hợp ở 2 cơ quan hành chính cấp thành phố  và phòng vấn sâu lãnh đạo và cán bộ công chức để làm rõ hơn những chi tiết về việc dáp ứng những yêu cầu kiến thức, kỹ năng và thái độ của cán bộ (ở cấp độ cá nhân) và tổ chức (ở cấp độ tổ chức) về chuyển đổi số. Tất cả các nội dung được tìm hiểu ở nghiên cứu này đều được đặt trong bối cảnh yêu cầu chuyển đổi số quốc gia hiện nay.
2. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử với lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định của Nhà nước ta về hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để áp dụng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
              3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
  Phương pháp này được sử dụng với mục đích tra cứu, tìm hiểu cơ sở khoa học, chính trị, pháp lý và thực tiễn của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và phác thảo khung năng lực số nói chung.
Tài liệu được tìm kiếm qua các từ khóa liên quan đến nội dung quan tâm. Những tài liệu được sử dụng với tiêu chí: rõ ràng về mặt khoa học và tin cậy nên nguồn gốc của tài liệu là điều rất được quan tâm. Những tài liệu được chọn là các xuất bản phẩm của các nhà xuất bản có uy tín ở Việt Nam, các bài từ tạp chí khoa học, các trang web của các tổ chức có uy tín, bài viết về kết quả các nghiên cứu của các tổ chức chuyên nghiệp...
4. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi cá nhân
             Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi cá nhân chủ yếu nhằm thu thập  những số liệu định lượng liên quan đến các nội dung nghiên cứu.
Từ góc độ tiếp cận với chuyển đổi số, đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội có thể gồm 2 nhóm: đội ngũ kỹ thuật IT và đội ngũ những người ứng dụng công nghệ số trong thực thi nhiệm vụ. Hai đội ngũ này sẽ có những yêu cầu khác nhau và trải nghiệm chuyển đổi số khác nhau. Vì thế, mẫu nghiên cứu phải đảm bảo có mặt hai đội ngũ này. Ngoài ra, mẫu nghiên cứu cần đảm bảo cơ cấu giới tính, tuổi, trình độ và đại diện các đơn vị hành chính của thành phố. 
         - Có 02 loại bảng hỏi dành cho 02 nhóm khách thể tham gia nghiên cứu. Trong mỗi bảng hỏi sẽ có những phần chung cho cả 02 nhóm khách thể và những phần dành riêng cho mỗi nhóm liên quan đến những đặc điểm riêng biệt của mỗi nhóm. Cụ thể:
         - Bảng hỏi số 1 dành cho đội ngũ kỹ thuật IT của cơ quan hành chính.
         -  Bảng hỏi số 2 dành cho cán bộ, công chức ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội.
Nội dung chính của bảng hỏi gồm:

  • Các câu hỏi đo lường mức độ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của đội ngũ cán bộ công chức (kiến thức số, kỹ năng số, nhận thức về chuyển đổi số, tâm thế sẵn sàng với chuyển đổi số) và, các trải nghiệm về chuyển đổi số. Đối với đội ngũ IT, nội dung này tập trung vào ứng dụng công nghệ số, kiến thức, kỹ năng khai thác và phân tích dữ liệu, nhận thức về dữ liệu, tâm thế sẵn sàng với khai thác phân tích dữ liệu.
  • Các yếu tố có liên quan đến mức độ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của đội ngũ cán bộ công chức
    • Các yếu tố nhân khẩu xã hội và nghề nghiệp
    • Các yếu tố liên quan đến môi trường cơ quan và quản lý – lãnh đạo
    • Các yếu tố tâm lý cá nhân (sự tự tin, nhu cầu phát triển bản thân, tinh thần trách nhiệm với công việc…)
5. Phương pháp phỏng vấn sâu
          - Được thực hiện chủ yếu để thu thập các thông tin định tính mà phỏng vấn bằng bảng hỏi (định lượng) không đáp ứng được, giúp lý giải sâu hơn các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.
           - Được tiến hành chủ yếu theo kiểu phỏng vấn bán cấu trúc.
            - Có 06 phiếu phỏng vấn sâu:
        +  Phiếu phỏng vấn sâu số 1 dành cho lãnh đạo cơ quan hành chính thành phố Hà Nội
         + Phiếu phỏng vấn sâu số 2 dành cho các công chức ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến các hoạt động nghề của họ tương ứng với vị trí công việc họ đảm nhiệm, trải nghiệm về chuyển đổi số trong hoạt động nghề.        
           +  Phiếu phỏng vấn sâu số 3 dành cho công chức tổ chức phụ trách nghiệp vụ hành chính các cơ quan,
            + Phiếu phỏng vấn sâu số 4 dành cho cán bộ phụ trách IT của cơ quan.
          +  Phiếu phỏng vấn sâu số 5 dành cho chuyên gia về công nghệ số, chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ
           + Phiếu phỏng vấn sâu số 6 dành cho người dân sử dụng dịch vụ công
   - Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo liên quan đến mô tả bối cảnh tổ chức với các yếu tố môi trường văn hóa và xã hội mà trong đó diễn ra hoạt động nghề của cán bộ công chức trước yêu cầu của chuyển đổi số hiện nay, đánh giá của người lãnh đạo về thế mạnh, và hạn chế của tổ chức liên quan đế chuyển đổi số, cơ hội và thách thức của tổ chức khi thực hiện chuyển đổi số
   - Nội dung phỏng vấn sâu cán bộ công chức ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến các hoạt động nghề của họ tương ứng với vị trí công việc họ đảm nhiệm, trải nghiệm về chuyển đổi số trong hoạt động nghề (khó khăn và thuận lợi, nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu cơ hội và thách thức ở cấp độ cá nhân), các cảm nhận về môi trường làm việc, áp lực từ công việc, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, tương tác học tập của cán bộ công chức liên quan đến chuyển đổi số. Bên cạnh đó những suy nghĩ, đánh giá và tâm tư, tình cảm của họ xung quanh hoạt động nghề, những mong muốn, kỳ vọng của họ khi thực hiện các yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động nghề cũng là những nội dung cần trao đổi. Đối với cán bộ IT thì phỏng vấn bổ sung thêm các trải nghiệm với phân tích dữ liệu số.
Phỏng vấn chuyên gia về công nghệ số và cán bộ tổ chức phụ trách nghiệp vụ hành chính để tìm hiểu những thông tin về mô tả công việc hành chính, yêu cầu về năng lực nghề và yêu cầu về năng lực số đối với cán bộ công chức hành chính để phục vụ phác thảo khung năng lực số của cán bộ công chức hành chính.
Phỏng vấn sâu người dân để tìm hiểu ý kiến của họ về việc sử dụng dịch vụ công hiện nay.
Sử dụng các phương pháp này sẽ mô tả được các biểu hiện đa dạng và phong phú của hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của cán bộ công chức thành phố Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để tìm hiểu về sự sẵn sàng với chuyển đổi số ở cấp độ tổ chức.  Nội dung nghiên cứu sẽ phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở cấp độ tổ chức, từ đó định hướng xây dựng kế hoạch cho việc nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tổ chức
  •              Lựa chọn 2 tổ chức để nghiên cứu (1tổ chức thuận lợi và 1 tổ chức khó khăn trước yêu cầu chuyển đổi số).
7. Phương pháp chuyên gia
           - Được sử dụng với mục đích tham khảo ý kiến để tăng độ chính xác và tính khoa học trong đánh giá những vấn đề nghiên cứu.
           - Các chuyên gia được lựa chọn là những người có chuyên môn sâu về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
          - Hình thức thực hiện chủ yếu dưới dạng các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học.
8.. Phương pháp thống kê toán học
           Dùng để xử lý kết quả khảo sát thực tiễn. Các kết quả khảo sát định lượng sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 21.0 và dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học.
          (1) Phân tích số liệu định lượng được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm SPSS với các kỹ thuật phân tích sau đây:
  • Phân tích nhân tố để khám phá các chiều cạnh của yêu cầu chuyển đổi số được đáp ứng ở cán bộ công chức
  • Phân tích độ tin cậy để đánh giá độ tin cậy của các thang đo lường
  • Phân tích mô tả để phác thảo thực trạng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
  • Phân tích so sánh để tìm ra sự khác biệt về thực trạng ở các lát cắt khác nhau (giới, tuổi, trình độ, vị trí việc làm và cơ quan).
  • Phân tích tương quan và hồi qui để tìm hiểu các yếu tố có liên quan và có ảnh hưởng đến xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
        (2) Phân tích SWOT được thực hiện để tổng hợp dữ liệu định tính, phát hiện mô hình đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở cấp độ cá nhân và cấp độ tổ chức từ các góc độ: điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức)
         (3) Phân tích nội dung cũng được tiến hành với các dữ liệu từ phỏng vấn sâu để tìm hiểu những nội dung phong phú theo chủ đề quan tâm.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
Báo cáo tóm tắt; Báo cáo cơ sở khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Báo cáo đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Báo cáo các yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Báo cáo đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố.
Bản Dự thảo tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Bản Phương án xây dựng tâm thế tích cực cho cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát; Kỷ yếu Hội thảo; Phụ lục; USB
Dạng II: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Bài báo khoa học về thực trạng nhận thức về chuyển đổi số của cán bộ công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội.
Bài báo khoa họcvềThực trạng tâm thế sẵn sàng với chuyển đổi số của cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội
Bài báo khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được sử dụng là cơ sở để Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội xây dựng các kế hoạch, chương trình đào tạo, xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội nâng cao năng lực số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của thành phố hiện nay.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)