Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Công đoàn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp quản lý việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT01/04-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Công đoàn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Mạnh Thắng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Phạm Thị Kim Xuyến TS. Lê Cao Thắng ThS. Nguyễn Hoàng Mai TS. Nguyễn Thị Thanh Quý ThS. Nguyễn Thanh Tùng CN. Lê Xuân Trường TS. Vũ Bích Ngọc ThS. Nguyễn Chu Du TS. Nguyễn Thị Thùy Yên ThS. NCS Vũ Yến Hà ThS.NCS Phạm Đức Thịnh ThS. NCS Nguyễn Kim Thanh TS. Cù Thị Thanh Thúy ThS. Nguyễn Đình Thắng ThS. Hà Kiều Oanh CN. Nguyễn Đức Nhân TS. Đỗ Ngân Bình ThS. Nguyễn Thị Yến PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm PGS.TS Mạc Văn Tiến ThS Nguyễn Quốc Khánh ThS Tạ Văn Dưỡng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở khoa học về quản lý việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
Nội dung 2: Đánh giá nhu cầu việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 3: Dự báo việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 4: Quan điểm, giải pháp quản lý và khuyến nghị chính sách việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 5: Xây dựng tài liệu bồi dưỡng cho người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức liên quan

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành xã hội, phương pháp khoa học lý luận chính trị, phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học… như sau:
- Phương pháp khoa học lý luận chính trị: Không có lĩnh vực nào của đời sống xã hội hiện đại lại đứng ngoài lý luận chính trị, từ vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa đến xây dựng đạo đức, lối sống; từ sự đánh giá về quá khứ, đến dự báo tương lai... đều phải có định hướng chính trị rõ ràng. Theo đó, nghiên cứu giải pháp quản lý nhà nước đối với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp xem xét nghiên cứu sự ra đời tổ chức và hoạt động của người lao động tại doanh nghiệp là một sự kiện, hiện tượng sự vật qua các giai đoạn cụ thể của nó như: ra đời, phát triển, tiêu vong, với mọi tính chất cụ thể của nó. Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.
- Phương pháp duy vật biện chứng: là một học thuyết khoa học, là linh hồn của chủ nghĩa Mác, là đỉnh cao của tư duy khoa học mà nhân loại đã đạt được Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng vào nghiên cứu quản lý việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội để nhận thức rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với an ninh, chính trị quốc phòng, để giải quyết những vấn đề cạnh tranh giữa các mặt đối lập, giải quyết giữa cái chung và cái riêng, giữa nội dung và hình thức giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa nguyên nhân và kết quả… đối với tổ chức đại diện là phải hiểu biết chắc chắn về phép biện chứng duy vật để vận dụng vào chăm lo, bảo vệ người lao động. Việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết những vấn đề thực tiễn ra đổi tổ chức và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đang đặt ra mà không rơi vào ngụy biện.
Hai hướng tiếp cận nghiên cứu được vận dụng triệt để nhằm khai thác những thông tin, tìm kiếm những bằng chứng phục vụ mục đích nghiên cứu tổng quát và mục đích nghiên cứu tổng thể chính là tiếp cận nghiên cứu định tính và tiếp cận nghiên cứu định lượng. Sự kết hợp giữa số liệu định lượng và định tính góp phần giúp đề tài không chỉ khái quát được một cách hệ thống và có tính đại diện cao các vấn đề nghiên cứu mà còn có thể phân tích theo chiều sâu, có được những thông tin chi tiết, những dẫn chứng cụ thể về vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng:
- Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi: 1/ Cán bộ công đoàn các cấp; 2/ Người sử dụng lao động; 3/ Người lao động.
- Phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ quản lý các sở, ban ngành có liên quan.
Sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính còn góp phần giúp nghiên cứu dễ dàng kiểm chứng được thông tin từ nhiều góc độ và nhiều chiều cạnh. Từ đó, đưa ra những luận cứ, những dự báo và những gợi ý giải pháp sát thực với thực tiễn.
Tham vấn với các bên liên quan (người lao động, đại diện công đoàn, chủ sử dụng lao động) về quyền tự do thành lập và hoạt động của tổ chức của NLĐ và nhu cầu thành lập và hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp:
- Phương pháp chuyên gia: Để đảm bảo về chất lượng chuyên môn, đề tài sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên gia chuyên sâu, cán bộ khoa học và giảng dạy về quan hệ lao động, việc làm, công đoàn để phản biện, góp ý cho đề tài.
- Phân tích và hồi cứu: Tài liệu hồi cứu gồm: sách, báo, tạp chí, Internet; các văn bản, báo cáo, công văn; các công trình nghiên cứu, các số liệu, kết quả điều tra xã hội học liên quan đến thành lập và hoạt động của tổ chức của NLĐ. Tiến hành phân loại trước khi phân tích tài liệu nhằm chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu. Phân tích tài liệu bằng hai phương pháp định tính và định lượng. Mục đích là tìm hiểu, kế thừa những kết quả nghiên cứu sẵn có, làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp, khuyến nghị chính sách quản lý thành lập và hoạt động của tổ chức của NLĐ.
- Phương pháp điều tra xã hội học: đề tài sẽ thiết kế bộ công cụ để thu thập các thông tin thực tế, phục vụ cho các yêu cầu chính của mục tiêu, nội dung đề tài đặt ra. Bộ công cụ sẽ được tiến hành thử nghiệm, rồi hoàn thiện.
-  Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với người lao động, chủ sử dụng lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý nhà nước, các nhà khoa học... nhận định về thành lập và hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quan sát trực tiếp: Phương pháp này nhằm thu thập thông tin hữu ích và kịp thời bằng cách quan sát những gì đang diễn ra tại địa bàn điều tra, khảo sát để hiểu kỹ hơn về những kết quả nghiên cứu. Phương pháp này rất quan trọng bổ sung cho dữ liệu đã thu thập được bằng các phương pháp nêu trên, có thể sử dụng để hiểu bối cảnh trong đó thông tin được thu thập và có thể giúp giải thích kết quả khảo sát.
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp: Để rút ra những kết luận khoa học cần thiết cho đề tài. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp nghiên cứu quan sát, trực tuyến nhằm tìm kiếm những tư liệu, thông tin từ internet.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài; Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài; Bộ báo cáo theo từng nội dung, công việc nghiên cứu
Báo cáo Cơ sở khoa học về quản lý việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Báo cáo nhu cầu việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Báo cáo dự báo việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Báo cáo đề xuất giải pháp quản lý và khuyến nghị chính sách việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố.
Tài liệu bồi dưỡng cho người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức liên quan.Báo cáo kết quả điều tra và bộ kết quả xử lý số liệu điều tra
Kỷ yếu hội thảo. Phụ lục. USB
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Các bài báo về cơ sở lý luận và thực tiễn về, giải pháp quản lý việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Phạm vi: trên địa bàn Thành phố Hà Nội

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)