Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng phong thành phố Hà Nội.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Quản lý xung đột xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT01/08-2022-2

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng phong thành phố Hà Nội.

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Phạm Minh Anh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Thế Hùng TS Vũ Lộc An PGS, TS Lê Văn Chiến TS Nghiêm Đình Đạt PGS, TS Đặng Quang Định TS Nguyễn Thị Hải Hà GS,TS Lê Ngọc Hùng Nguyễn Quốc Khánh TS Lê Phương Linh TS Vũ Thị Hòa TS Đỗ Thái Huy TS Hoàng Thị Phương TS Nguyễn Thị Thu TS Nguyễn Thị Hải Yến PGS, TS Lưu Văn Quảng TS Đỗ Văn Quân PGS, TS Đào Thanh Trường

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở khoa học về quản lý xung đột xã hội
Nội dung 2: Thực trạng xung đột xã hội, quản lý xung đột xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 8 năm 2008 đến nay, những vấn đề đặt ra
Nội dung 3: Dự báo xu hướng, đề xuất quan điểm định hướng, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xung đột xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
 Nội dung 4: Đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý xung đột xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 5: Xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ các cấp thành phố Hà Nội về quản lý xung đột xã hội

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Bám sát các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2. Các phương pháp cụ thể
Trên cơ sở cách tiếp cận và phương pháp luận được nêu ở trên, phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài là sự kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng thông tin thứ cấp và sơ cấp. Cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu thứ cấp quan trọng để bước đầu nắm được những vấn đề liên quan đến lý luận về xung đột xã hội.
Nghiên cứu các lý thuyết xung đột xã hội, các phương pháp nghiên cứu xung đột xã hội; cách tiếp cận của các khoa học về xung đột xã hội; nghiên cứu văn hóa, tâm  lý xã hội, lối sống của cộng đồng dân cư.
Số tài liệu thu thập thông qua các nguồn:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến xung đột xã hội, quản lý xung đột xã hội.
+ Các tài liệu, báo cáo của các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị của thành phố Hà Nội có liên quan đến xung đột xã hội, quản lý xung đột xã hội.
- Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng với mục đích tham khảo ý kiến để tăng cường tính khoa học trong việc đánh giá các vấn đề nghiên cứu.
+ Đánh giá năng lực nghiên cứu xung đột xã hội trong giới khoa học, giới quản lý ở Việt Nam.
+ Tham vấn các phương án thu thập, thăm dò dư luận xã hội thông qua các phương pháp thăm dò dư luận xã hội phù hợp với thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
Mục đích của phương pháp phỏng vấn bảng hỏi là nhằm định lượng các ý kiến chung nhất qua nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về các nội dung:
+ Cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng được triển khai, được người dân hiểu và được người dân thực hành trên thực tiễn;
+ Các hoạt động của cộng đồng, các quan hệ xã hội liên quan đến đời sống cộng đồng được đưa ra thảo luận, bàn bạc;
+ Công tác thông tin, tuyên truyền, công tác dân vận/vận động quần chúng của chính quyền khi triển khai các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ;
+ Cách tiếp nhận thông tin tuyên truyền, hiệu quả của tiếp nhận thông tin tuyên truyền;
+ Hoạt động của chính quyền cơ sở qua việc tổ chức lấy ý kiến người dân trước khi giải quyết các sự việc liên quan trực tiếp đến người dân và cộng đồng;
+ Ý nguyện của người dân khi đóng góp ý kiến đối với chính quyền thể hiện qua các biểu hiện: được nói, được nghe, được giám sát;
+ Đánh giá ý kiến của cán bộ thôn; cán bộ xã, người có uy tín;
+ Quan điểm của người dân về các thông tin phi chính thống (những thông tin từ phía các tổ chức ngoài nhà nước).
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu nhập các thông tin định tính, giúp làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu:
+ Phiếu phỏng vấn sâu dành cho người dân: Tìm hiểu những vấn đề tâm lý, tình cảm, nhận thức, văn hoá ứng xử của người dân trước các vấn đề xã hội cấp bách; Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc phản ánh, phản biện ý kiến của cá nhân đến người quản lý, các cấp chính quyền.
+ Phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ các cấp của thành phố Hà Nội: Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của thành phố Hà Nội về quản lý xung đột xã hội. Tìm hiểu những khó khăn trong chỉ đạo thực hiện quản lý xung đột xã hội trên địa bàn. Tìm hiểu những khó khăn trong việc tham mưu, thực hiện quản lý xung đột xã hội trên địa bàn.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Số liệu định lượng được thực hiện bằng phần mềm SPSS chuyên dụng cho điều tra xã hội học để đảm bảo tính khách quan khoa học trong phác thảo thực trạng quản lý xung đột xã hội.
+ Các số liệu định tính sẽ được xử lý bằng phân tích SWOT nhằm phục vụ cho các nhận định thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và kết luận đưa ra trong nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật.
+ Trong nghiên cứu phân tích, giúp đi sâu tìm hiểu từng mặt của đối tượng nghiên cứu, từ đó xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy.
+ Trong nghiên cứu tổng hợp sẽ hỗ trợ cho quá trình phân tích, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
- Phương pháp logic – lịch sử
+ Logic và lịch sử là nguyên tắc và phương pháp chủ yếu của tư duy biện chứng để xây dựng nên hệ thống tri thức khoa học.
+ Phương pháp lịch sử chỉ ra quá trình phát triển lịch sử khách quan, đồng thời chỉ quá trình phát triển lịch sử nhận thức của con người phản ánh thực tại khách quan.
+ Phương pháp logic là sự tái hiện lịch sử trong tư duy lý luận và do lịch sử phát sinh ra.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài
Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài
Bộ báo cáo theo từng nội dung, công việc nghiên cứu
Báo cáo cơ sở khoa học của quản lý xung đột xã hội
Báo cáo đánh giá thực trạng xung đột xã hội, quản lý xung đột xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 8 năm 2008 đến nay, những vấn đề đặt ra
Báo cáo dự báo xu hướng, quan điểm định hướng, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xung đột xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bộ tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ các cấp thành phố Hà Nội về quản lý xung đột xã hội; Báo cáo kiến nghị; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát; Kỷ yếu Hội thảo; Phụ lục; USB
Dạng II:Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
Bài báo khoa học về thực trạng quản lý xung đột xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 
Bài báo khoa học về những vấn đề đặt ra trong quản lý xung đột xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bài báo khoa học về giải pháp quản lý xung đột xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Thành phố Hà Nội.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)