Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Y tế
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu bào chế đánh giá độc tính tác dụng dược lý và điều trị Hội chứng ruột kích thích thể lỏng của viên nang cứng Kiện vị bổ trung HĐ

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT08/03-2022-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS, BSCKI Nghiêm Thị Thanh Hường

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Minh Cường BSCKII. Lại Đoàn Hạnh TS. Nguyễn Thị Thanh Tú ThS. DS. Nguyễn Tuấn Anh BSCKII. Lê Thị Tranh ThS.BS. Vũ Thị Mận CN. Nguyễn Thị Thu Mai ThS.BSNT.Dương Hồng Quân BSCKI.Nguyễn Chí Tâm BS. Nguyễn Thị Diệu Xuân BS.Trần Thị Thu Thảo BS.Nguyễn Thị Út BS.Vũ Thị Vân Anh BS.Nguyễn Bảo Điệp TS. Nguyễn Trọng Điệp PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ngân BSCKII. Lê Xuân Tiến BSCKII. Trần Thụy Sỹ ThS.DS. Đỗ Thị Thu ThS.BS. Lê Thị Kim Oanh CN. Lý Thị Quỳnh CN. Hoàng Thị Thu Hằng ĐD. Đỗ Thị Minh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ”.
Nội dung 3: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá độ ổn định của viên nang cứng
Nội dung 4. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng trên động vật thực nghiệm
Nội dung 5: Đánh giá một số tác dụng dược lý của chế phẩm trên thực nghiệm.
Nội dung 6: Thông qua hội đồng đạo đức
Nội dung 7: Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng “ Kiện vị bổ trung HĐ”( có so sánh với viên hoàn cứng Kiện vị bổ trung) và theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang cứng.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Y học dân tộc; y học cổ truyền

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế viên nang cứng «Kiện vị bổ trung HĐ”
a. Đánh giá chất lượng các nguyên liệu đầu vào của bài thuốc Kiện vị bổ trung
* Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng chất đánh dấu atractylenolid III trong bài thuốc
b. Khảo sát lựa chọn thông số quy trình bào chế dịch chiết từ bài thuốc Kiện vị bổ trung.
- Phân chia các dược liệu thành các nhóm chiết xuất
c. Khảo sát lựa chọn thông số quy trình bào chế bột cao khô từ bài thuốc “Kiện vị bổ trung” bằng phương pháp phun sấy
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình bào chế bột cao khô từ dịch chiết từ bài thuốc Kiện vị bổ trung 
d. Xây dựng quy trình bào chế bột cao khô từ bài thuốc Kiện vị bổ trung quy mô 10kg dược liệu/mẻ
- Từ kết quả khảo sát ở trên tiến hành xây dựng quy trình bào chế bột cao khô từ bài thuốc Kiện vị bổ trung
- Viết hồ sơ quy trình gồm các nội dung cơ bản
- Tiến hành bào chế 3 mẻ liên tục để đánh giá tính ổn định của quy trình dựa trên chỉ tiêu chất lượng đầu ra là: Độ ẩm, hàm lượng hoạt chất, tỷ lệ chất chiết được.
e. Kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bột cao khô của bài thuốc Kiện vị bổ trung
- Căn cứ vào các chỉ tiêu chất lượng của cao khô theo DĐVN V và một số chỉ tiêu đặc trưng của cao khô bán thành phẩm, chúng tôi dự kiến kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau để xây dựng TCCS cao khô từ bài thuốc Kiện vị bổ trung
- Xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn cơ sở của bột cao khô bài thuốc Kiện vị bổ trung : Từ kết quả kiểm nghiệm ở trên, đề ra mức chất lượng và phương pháp thử để xây dựng TCCS cho bột cao khô bán thành phẩm.
- Thẩm định tiêu chuẩn cơ sở của bột cao khô bài thuốc Kiện vị bổ trung : Thuê đơn vị có chức năng kiểm nghiệm và thẩm định TCCS như đã xây dựng được.
f. Xây dựng công thức, quy trình bào chế viên nang cứng chứa bột cao khô từ bài thuốc “Kiện vị bổ trung ” quy mô phòng thí nghiệm (3000 viên/mẻ)
Từ kết quả bào chế bột cao khô, để tính quy đổi liều tương đương với bài thuốc gốc đã áp dụng để xác định thành phần cao dược chất. Căn cứ vào liều của viên nang cứng dự kiến áp dụng trên lâm sàng để xác định lượng bột cao khô đóng nang và kích thước vỏ nang (cỡ nang) sử dụng.
- Xây dựng công thức bào chế viên nang cứng
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nang như: Khối lượng riêng và khả năng trơn chảy của hỗn hợp bột đóng nang, độ rã của viên nang.
- Xây dựng quy trình bào chế viên nang cứng ở quy mô 3000 viên/mẻ và đánh giá độ ổn định của quy trình ở 3 mẻ bào chế liên tục.
g. Sản xuất 300.000 viên nang cứng với quy mô 100.000 viên/lô từ bài thuốc Kiện vị bổ trung trên nhà máy đạt GMP
- Từ các khảo sát ở quy mô phòng thí nghiệm, tiến hành xây dựng quy trình sản xuất ở quy mô 100.000 viên/lô.
- Các giai đoạn sản xuất
- Nội dung bản quy trình bao gồm
- Tiến hành sản xuất trên 3 lô liên tiếp ở quy mô 100.000 viên/ lô, trên nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP.
2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá độ ổn định của viên nang cứng
a. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ”
* Kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của viên nang cứng Kiện vị bổ trung HĐ:
Để có căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm, tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu và theo phương pháp thử
* Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nang cứng Kiện vị bổ trung HĐ: Từ kết quả kiểm nghiệm, căn cứ vào yêu cầu chất lượng chuyên luận viên nang cứng của DĐVN V để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm.
* Thẩm định tiêu chuẩn cơ sở tại cơ quan có thẩm quyền.
b. Đánh giá độ ổn định của viên nang cứng Kiện vị bổ trung HĐ
Nghiên cứu độ ổn định của viên nang được thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế Việt Nam và ASEAN hiện hành, gồm 2 nội dung cơ bản:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu độ ổn định theo hướng dẫn đánh giá độ ổn định của ASIAN hiện hành.
- Đánh giá và báo cáo kết quả nghiên cứu độ ổn định của viên nang cứng Kiện vị bổ trung HĐ
3. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng.

  1. Đánh giá độc tính cấp
            - Đánh giá độc tính cấp và xác định LD50 của thuốc thử trên chuột nhắt trắng chủng Swiss đường uống bằng phương pháp của Litchfield – Wilcoxon, theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam và hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới [112], [113] về đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc.
  1. Đánh giá độc tính bán trường diễn
Theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam và hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) về đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc Y học cổ truyền [112], [113], [114].
4. Đánh giá một số tác dụng dược lý của chế phẩm trên thực nghiệm.

a.Đánh giá tác dụng giảm nhu động ruột, tái hấp thu nước và các ion của viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ” trên động vật thực nghiệm.

b.Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích của viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ” trên chuột cống trắng.

5. Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm trên BN có HCRKT thể lỏng
a. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị và so sánh với nhóm chứng
b. Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định HCRKT, thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.
  1. Phân nhóm nghiên cứu
Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn sau khi tiến hành hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất, được chia thành hai nhóm tương đồng về đặc điểm chung và mức độ bệnh được phân theo bảng điểm BSS.
  1.  Quy trình nghiên cứu
  2. Chỉ tiêu theo dõi
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học
Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu, Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác.
Bột cao khô từ bài thuốc “Kiện vị bổ trung ”; Viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ”
Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,…); Đề án, quy hoạch; Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác.
Cơ sở khoa học và quy trình sản xuất cao khô từ bài thuốc “Kiện vị bổ trung  ” để bào chế 100.000 viên nang cứng
Cơ sở khoa học và quy trình bào chế viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ” điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng quy mô 100.000 viên/lô được hội đồng thẩm định thông qua
Tiêu chuẩn chất lượng của bột cao khô và viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ”
Báo cáo độ ổn định dài hạn của viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ” tối thiểu 12 tháng.
Báo cáo về độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng dược lý của viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ”.
Báo cáo đánh giá tác dụng dược lý của chế phẩm trên thực nghiệm.
Báo cáo đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của viên nang cứng “Kiện vị bổ trung HĐ” trên BN có HCRKT thể lỏng so với viên hoàn Kiện vị bổ trung.
Báo cáo khoa học tổng kết đề tài; Báo cáo tóm tắt đề tài; Bộ báo cáo các nội dung công việc; Kỷ yếu hội thảo. Phụ lục; USB
Dạng III: Bài báo; sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
02 Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài
01-02 Thạc sỹ

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Bệnh viện YHCT Hà Đông, Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội sử dụng chế phẩm để điều trị HCRKT thể lỏng. - Khoa YHCT của bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/06/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 0 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 2633/QĐ-UNBD ngày 28/7/2022 ngày 28 tháng Tháng 7 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)