Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất dừa sáp từ mô hình trồng dừa sáp cấy phôi tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CS.NN.04-2023

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Thị Ngọc Loan

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Lưu Thị Bích Liên; Huỳnh Vân An; Lê Văn Qúi; Lê Ngọc Yến Nhi

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể dừa sáp cấy phôi; đánh giá năng suất, chất lượng trái dừa có sáp; hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình trồng dừa sáp cấy phôi.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá sinh trưởng và phát triển của quần thể dừa sáp cấy phôi trong mô hình trồng dừa sáp cấy phôi từ dự án thuộc chương tình nông thôn miền núi.

- Năng suất, chất lượng trái dừa có sáp của mô hình trồng  dừa sáp cấy phôi từ dự án.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng dừa sáp cấy phôi.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1. Theo dõi, đo đạc, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển dừa sáp của mô hình trồng dừa sáp cấy phôi từ dự án nông thôn miền núi đã thực hiện.
Nội dung 2. Theo dõi, phân tích và đánh giá năng suất, sản lượng và chất lượng sáp từ trái dừa sáp trong mô hình trồng dừa sáp cấy phôi.
Nội dung 3: Thu thập, phân tích số liệu để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình dừa sáp trồng từ cây cấy phôi so với cây được trồng từ trái

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Giải kquyeets tốt vấn đề môi trường và xã hội. Giúp bảo tồn lưu giữ, phát triển được nguồn gen dừa đặc ruột quý hiếm, tạo điều kiện nhân rộng hô hình dừa sáp góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, cộng đồng địa phương.

13

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung 1: Theo dõi, đo đạc, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của dừa sáp của mô hình trồng dừa sáp cấy phôi từ dự án nông thôn miền núi đã thực hiện
Công việc 1: Liên hệ, trao đổi phối hợp triển khai phương án thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực hiện: liên hệ gặp gỡ chính quyền địa phương, các hộ tham gia mô hình tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè trao đổi về chỉ tiêu mô hình; số lần theo dõi trên tháng; phương pháp lấy chỉ tiêu.
Công việc 2: Theo dõi ghi nhận quá trình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh đối với vườn dừa chưa cho trái.
Theo dõi ghi nhận quá trình sinh trưởng, phát triển:
- Địa điểm thực hiện: xã Hòa Tân - huyện Cầu Kè- tỉnh Trà Vinh.
      - Diện tích vườn dừa chưa cho trái: 4,25 ha (tương ứng 680 cây).
      - Số tuổi của cây thuộc mô hình: 39 tháng tuổi.
     * Số lượng mẫu theo dõi: Tại xã Hòa Tân có 09 vườn, sau khi khảo sát sẽ chọn 03 vườn để tiến hành thực hiện công việc. Tổng số cây theo dõi: 150 cây/ 03 vườn. Mỗi vườn chọn 50 cây, được đánh số thứ tự 1-50 ở mỗi cây.
     * Thời điểm lấy chỉ tiêu: 01 tháng/lần. Thời gian thực hiện: 12 tháng.
     * Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng dừa: Chiều cao cây; Chu vi gốc; Chu vi thân; Tổng số lá xanh/cây; Chiều dài lá (đo lá xanh gần nhất, lá chức năng).
* Phương pháp thực hiện: Chiều cao thân: đo từ mặt đất đến bẹ lá gần nhất (cm). Chu vi gốc: Đo chu vi thân cách mặt đất 20 cm. Chu vi thân: đo cách mặt đất 50 cm. Số lượng lá/cây: định kỳ đếm số lượng lá xanh/cây sử dụng sơn để đánh dấu lá theo dõi.
b. Ghi nhận các chỉ tiêu về côn trùng gây hại, bệnh đối với vườn dừa chưa cho trái.
Về địa điểm, thời gian theo dõi, số lượng mẫu tương tự như trình bày ở mục a).
* Chỉ tiêu theo dõi:
Về côn trùng: Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro); Kiến vương (Oryctes rhinoceros L.); Đuông (Rhynchophorus ferruginenus O.). Về bệnh hại: Bệnh đốm lá; Bệnh thối đọt (Phytophthora palmivora Butler); Tỷ lệ cây bị công trùng, bệnh hại.
* Phương pháp thực hiện: tiến hành quan sát bằng mắt thường các loại sâu hại có trên cây, ghi nhận kết quả vào phiếu thu thập thông tin.
c. Đối với trường hợp trong quá trình theo dõi cây dừa sáp có trái thì tiến hành theo dõi các chỉ tiêu năng suất:
* Các chỉ tiêu theo dõi về năng suất dừa: Số gié/phát hoa (đếm toàn bộ số gié/phát hoa); Số hoa cái/phát hoa (đếm toàn bộ số hoa cái/phát hoa); Số quả/buồng. Tần suất theo dõi: 01 tháng/lần, tại thời điểm thu hoạch. Số lượng trái sáp/buồng. Tần suất theo dõi: 01 tháng/lần, tại thời điểm thu hoạch. Số lượng buồng quả/cây/năm: căn cứ vào số lượng buồng hoa/cây ra trong năm, hàng tháng dùng sơn đánh dấu các buồng quả/cây được hình thành từ các buồng hoa.
* Phương pháp thực hiện: tiến hành quan sát bằng mắt thường, đo, đếm, đánh dấu các chỉ tiêu theo dõi bằng sơn màu và ghi nhận kết quả vào phiếu thu thập thông tin.
Công việc 3: Khảo sát, thu thập về kỹ thuật, phương pháp bón phân chăm sóc của mô hình.
- Về địa điểm, số lượng mẫu theo dõi tại 03 vườn, như trình bày Công việc 2.
- Thời điểm theo dõi:  theo lịch canh tác của nông hộ được đánh giá so sánh với định mức kinh tế kỹ thuật Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
- Chỉ tiêu ghi nhận: Các kỹ thuật, phương pháp bón phân, tần suất bón phân,..; kỹ thuật chăm sóc của mô hình: bồi bùn, dọn cỏ, vệ sinh; thời điểm bón phân, loại phân bón. ure, DAP, Kali clorua, phân chuồng, vôi bột, thuốc BVTV,… và các loại phân bón khác.
- Tần suất theo dõi: 6 tháng/lần, Thời gian thực hiện: 12 tháng.
- Phương pháp thực hiện: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ thông qua phiếu thu thập thông tin.
- Đề tài không can thiệp vào phương pháp thực hiện của người dân.
Công việc 4: Phân tích, đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của mô hình.
Nhập dữ liệu và tiến hành phân tích, đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của mô hình. Kết quả phân tích dữ liệu sẽ là cơ sở để nhóm nghiên cứu đánh giá về quá trình sinh trưởng và phát triển của mô hình dừa sáp chưa cho trái, đánh giá về một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dừa sáp như sâu bệnh, kỹ thuật canh tác,..
Nhập dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel.
Phân tích đánh giá kết quả thông qua số liệu chạy thống kê SPSS.
Nội dung 2: Theo dõi, phân tích và đánh giá năng suất, sản lượng và chất lượng sáp từ trái dừa sáp trong mô hình trồng dừa sáp cấy phôi.
Công việc 1: Liên hệ, trao đổi phối hợp triển khai phương án thực hiện đề tài
- Mục tiêu: trao đổi thống nhất các phương án thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực hiện: cơ quan chủ trì, chủ nhiệm và thành viên chính dự án liên hệ gặp gỡ chính quyền địa phương, các hộ tham gia mô hình tại xã Hòa Tân và Phong Phú huyện Cầu Kè để trao đổi: Chỉ tiêu mô hình cần trao đổi; Số lần theo dõi trên tháng; Phương pháp lấy chỉ tiêu.
Qua quá trình trao đổi và xác định hiện trạng cây dừa sáp của mô hình, tiến hành lựa mẫu theo dõi sau cho đồng nhất về hình thái, sinh trưởng và phát triển.
Công việc 2: Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của vườn đang cho trái.
a. Theo dõi ghi nhận quá trình sinh trưởng, phát triển:
       - Địa điểm thực hiện: xã Hòa Tân, xã Phong Phú - huyện Cầu Kè- tỉnh Trà Vinh. Diện tích vườn dừa cho trái 1,75 ha (tương ứng 280 cây). Số tuổi của cây thuộc mô hình: 51 tháng tuổi.
    * Chọn điểm mô hình lấy chỉ tiêu: Đối với vườn dừa đã cho trái: chọn 2 vườn để tiến hành thực hiện công việc. Tổng số cây theo dõi: 100 cây/ 02 vườn. Mỗi vườn chọn 50 cây được đánh số thứ tự từ 1 – 50 ở mỗi cây. Cây được chọn ghi nhận mẫu đồng nhất về thời điểm ra hoa, ra quả để tiến hành lấy mẫu thử nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng, năng suất.
     * Thời điểm lấy chỉ tiêu: 01 tháng/lần. Thời gian thực hiện: 18 tháng.
     * Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng dừa: Chiều cao cây; Chu vi gốc; Chu vi thân; Tổng số lá xanh/cây; Chiều dài lá (đo lá xanh gần nhất, lá chức năng).
* Phương pháp thực hiện: Chiều cao thân: đo từ mặt đất đến bẹ lá gần nhất (cm). Chu vi gốc: Đo chu vi thân cách mặt đất 20 cm. Chu vi thân: đo cách mặt đất 50 cm. Số lượng lá/cây: định kỳ đếm số lượng lá xanh/cây sử dụng sơn để đánh dấu lá theo dõi.
b. Theo dõi các chỉ tiêu về côn trùng gây hại, bệnh đối với vườn dừa chưa cho trái.
Về địa điểm, thời gian theo dõi, số lượng mẫu tương tự như trình bày ở mục a).
     * Thời điểm lấy chỉ tiêu: 01 tháng/lần. Thời gian thực hiện: 18 tháng.
* Chỉ tiêu theo dõi: Về côn trùng: Bọ dừa (Brontispa longissima Gestro); Kiến vương (Oryctes rhinoceros L.); Đuông (Rhynchophorus ferruginenus O.). Về bệnh hại: Bệnh đốm lá; Bệnh thối đọt (Phytophthora palmivora Butler); Tỷ lệ cây bị công trùng, bệnh hại (%).
* Phương pháp thực hiện: tiến hành quan sát bằng mắt thường các loại sâu hại có trên cây, ghi nhận kết quả vào phiếu thu thập thông tin.
c. Ghi nhận các chỉ tiêu về năng suất đối với vườn dừa chưa cho trái.
Về địa điểm, thời gian theo dõi, số lượng mẫu tương tự như trình bày ở mục a).
* Các chỉ tiêu theo dõi về năng suất dừa:  Số gié/phát hoa (đếm toàn bộ số gié/phát hoa): đếm toàn bộ số gié/phát hoa, tần suất theo dõi: 01 tháng/lần. Số hoa cái/phát hoa (đếm toàn bộ số hoa cái/phát hoa): đếm toàn bộ số hoa cái/phát hoa, tần suất theo dõi: 01 tháng/lần. Số quả/buồng: đếm số quả/buồng, tần suất theo dõi: 01 tháng/lần, tại thời điểm thu hoạch. Số lượng trái sáp/buồng: xác định tỉ lệ trái sáp, tần suất theo dõi: 01 tháng/lần, tại thời điểm thu hoạch. Số lượng buồng quả/cây/năm: căn cứ vào số lượng buồng hoa/cây ra trong năm, hàng tháng dùng sơn đánh dấu các buồng quả/cây được hình thành từ các buồng hoa.
* Phương pháp thực hiện: tiến hành quan sát bằng mắt thường, đo, đếm, đánh dấu các chỉ tiêu theo dõi bằng sơn màu và ghi nhận kết quả vào phiếu thu thập thông tin.
Công việc 3: Khảo sát, thu thập về kỹ thuật, phương pháp bón phân chăm sóc của mô hình.
- Về địa điểm, số lượng mẫu theo dõi là 02 vườn, như trình bày Công việc 2.
- Thời điểm theo dõi:  theo lịch canh tác của nông hộ được đánh giá so sánh với định mức kinh tế kỹ thuật Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
- Chỉ tiêu ghi nhận:  Ghi nhận về các kỹ thuật, phương pháp bón phân, tần suất bón phân,.. Kỹ thuật chăm sóc của mô hình: bồi bùn, dọn cỏ, vệ sinh vườn,… Ghi nhận thời điểm bón phân, loại phân bón như: Ure, DAP, Kali clorua, phân chuồng, vôi bột, thuốc BVTV,… và các loại phân bón khác. Tần suất theo dõi: 6 tháng/lần, Thời gian thực hiện: 18 tháng.
- Phương pháp thực hiện: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ thông qua phiếu thu thập thông tin.
- Đề tài không can thiệp vào phương pháp thực hiện của người dân.
Công việc 4: Phân tích, đánh giá chất lượng sáp từ trái dừa sáp trong mô hình trồng dừa sáp cấy phôi.
a. Theo dõi chỉ tiêu chất lượng trái dừa sáp:
Địa điểm thực hiện: xã Hòa Tân, xã Phong Phú - huyện Cầu Kè- tỉnh Trà Vinh, 06 tháng/lần. Thời gian thực hiện: 18 tháng.
* Cách thức lấy mẫu: dừa sáp lấy mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên trên buồng dừa được cho trái và thu hoạch ở thời điểm 9 tháng tuổi. Số vườn thực hiện thu mẫu: 02 vườn. Nhóm nghiên cứu tiến hành thu trong 3 đợt (6 tháng thu 1 lần) với số lượng 30 trái/đợt/vườn. Tổng số mẫu sẽ thu của 2 vườn là 180 trái.
* Các chỉ tiêu theo dõi về chất lượng trái dừa: Chu vi trái theo chiều dọc (cm): đo từ cuốn đến đuôi trái dừa. Chu vi trái theo chiều ngang (cm): đo từ điểm ½ trái dừa. Khối lượng trái sáp (gam): cân toàn bộ khối lượng trái. Khối lượng vỏ (gam): cân toàn bộ khối lượng vỏ sau khi lột. Khối lượng trái dừa sau lột vỏ (gam): cân khối lượng trái sau khi lột vỏ. Khối lượng gáo (gam): cân khối lượng gáo còn lại sau khi loại bỏ cơm dừa. Khối lượng nước (gam): cân khối lượng nước sệt của trái dừa. Khối lượng cơm dừa (gam): cân khối lượng cơm dừa sau khi loại bỏ nước và gáo dừa.
* Phương pháp thực hiện: tiến hành quan sát bằng mắt thường, cân, đo, đếm và ghi nhận kết quả vào phiếu thu thập thông tin. Xác định các chỉ tiêu về chất lượng trái dừa: sử dụng cân kỹ thuật để xác định khối lượng, thước kẹp để xác định chu vi. Việc thực hiện theo dõi chất lượng trái dừa được thực hiện trong vòng 03 ngày sau khi thu thập mẫu.
b. Phân tích, đánh giá chất lượng cơm dừa sáp:
Địa điểm thực hiện: xã Hòa Tân, xã Phong Phú - huyện Cầu Kè- tỉnh Trà Vinh.
* Thời điểm lấy chỉ tiêu: 06 tháng/lần. Thời gian thực hiện: 18 tháng.
* Cách thức lấy mẫu: dừa sáp lấy mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên trên buồng dừa được thu hoạch ở thời điểm 9 tháng tuổi. Số vườn thực hiện thu mẫu: 02 vườn. Nhóm nghiên cứu tiến hành thu trong 3 đợt (6 tháng thu 1 lần) với số lượng 03 trái/đợt/vườn. Tổng số mẫu sẽ thu của 2 vườn là 18 trái. Ở mỗi đợt thu trái sẽ gửi 03 mẫu để kiểm nghiệm 03 chỉ tiêu nêu trên, tổng cộng 18 mẫu.
* Các chỉ tiêu theo dõi về chất lượng cơm dừa: Hàm lượng dầu, Polyphenol, galactomannan trên nền mẫu dừa sáp.
* Phương pháp thực hiện: Các chỉ tiêu về theo dõi chất lượng cơm dừa sáp: các mẫu được gửi phân tích tại các cơ quan chuyên ngành. Mẫu sau khi thu thập được bảo quản và gửi đến cơ quan chuyên môn trong vòng 02 ngày sau khi thu mẫu.
Nội dung 3: Thu thập phân tích số liệu để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình dừa sáp trồng từ cây cấy phôi so với cây được trồng từ trái.
Công việc 1: Thu thập thông tin.
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nông hộ. Chọn vườn đối chứng có cùng diện tích và mật độ trồng tương tự như vườn dừa sáp trồng từ nguồn nuôi cấy phôi.
- Chỉ tiêu đánh giá được lấy từ 02 vườn dừa sáp đã cho trái (của đề tài đang theo dõi) và 02 vườn đối chứng (trồng bằng phương pháp tự nhiên).
Công việc 2: Phân tích số liệu, viết báo cáo sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.
 - Phương pháp thống kê: Từ các kết quả điều tra thu thập số liệu, thực hiện thống kê mô tả và so sánh các mô hình tại nông hộ, các chỉ tiêu cần thiết liên quan về kinh tế, xã hội, môi trường,…
- Phương pháp phân tích kinh tế: Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình được tính toán dựa trên số liệu thu thập ở tại 02 vườn dừa sáp đã cho trái (của đề tài đang theo dõi) và 02 vườn đối chứng (trồng bằng phương pháp tự nhiên). Bên cạnh việc tính toán về các đặc điểm kinh tế sản xuất, thông tin về các đặc điểm thuận lợi, khó khăn của mô hình cũng được đúc kết để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển sản suất một cách hiệu quả cho nông dân. Các chỉ số của mô hình là tổng của các vụ sản xuất trong mô hình. Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của cây trồng để phân tích hiệu quả theo các tiêu chí sau:
Chi phí sản xuất = chi (XDĐR+phân bón+BVTV+thu hoạch+Bồi bùn+chi khác);
Tổng thu = sản lượng x giá + nguồn thu khác
Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi phí sản xuất
Hiệu quả đồng vốn = Tổng thu/Tổng chi
Ngoài ra, kết hợp với các thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các tài liệu, các báo cáo, các nghiên cứu trong và ngoài nước được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu.
Nội dung 4: Viết báo cáo tổng kết
Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt được trình bày rõ ràng khoa học.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
- Báo cáo khả năng sinh trưởng, năng suất dừa sáp và chất lượng sáp từ mô hình trồng dừa sáp cấy phôi của dự án.
- Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình dừa sáp trồng từ cây cấy phôi so với cây được trồng từ trái.
- Quy trình kỹ thuật canh tác dừa sáp trồng từ cây cấy phôi.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Đề tài sau khi đã được đánh giá, nghiệm thu và hoàn thiện sẽ được chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ và các hộ dân trồng dừa sáp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/06/2023 đến 01/06/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 440,972910 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 440,972910 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 102/QĐ-SKHCN ngày 01 tháng Tháng 6 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số 12/HĐ-SKHCN ngày 08 tháng Tháng 6 năm 2023

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)