Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Biến đổi khí hậu và rủi ro biến đổi khí hậu trong hoạt động ngân hàng
Nội dung 2: Quản trị rủi ro biến đổi khí hậu trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
Nội dung 3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Nội dung 4: Rủi ro biến đổi khí hậu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
Nội dung 5: Quản trị rủi ro biến đổi khí hậu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam
Nội dung 6: Khuyến nghị cho quản trị rủi ro biến đổi khí hậu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh doanh và quản lý

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận khảo lược liên kết (integrative review) được sử dụng để thực hiện nội dung 1 và 2. Tiếp cận này cho phép khảo lược các nghiên cứu lý thuyết trong theo một cách thức liên kết để có thể phát triển thành các quan điểm chung, dựa trên đó xây dựng khung phân tích chung.
Tiếp cận khảo lược phương pháp (methodology review) được sử dụng để thực hiện nội dung 1 và 2. Khảo lược nghiên cứu thực nghiệm trước theo tiếp cận này không chỉ tập trung vào chủ để nghiên cứu trước đề cập mà còn vào cách thức nghiên cứu trước thực hiện chủ đề này. Do vậy, tiếp cận này cho phép hiểu nghiên cứu trước ở những nội dung khác nhau bao gồm cách tiếp cận, kỹ thuật phân tích, thu thập dữ liệu. 
Phương pháp phân tích hồi qui được sử dụng để thực hiện các nội dung 3. Ưu điểm của hồi qui là cho thấy được mối quan hệ nhân quả và cho thấy được cụ thể mức độ, chiều hướng của quan hệ nhân quả. 
Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu kế thừa mô hình của Zhang & cộng sự (2022) để phân tích, trong đó, lượng khí thải các-bon dioxide và thay đổi nhiệt độ được sử dụng để đo lường biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Zhang & cộng sự (2022) sử dụng cho dữ liệu bảng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và phân tích cho hệ thống NHTM Việt Nam. Mô hình nghiên cứu có dạng:
〖BP〗_t=α+〖CC〗_t+Z_t^'+ε_t (1)
Trong mô hình (1), BPt là kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, đại diện bằng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn và tỷ lệ lợi nhuận so với tổng tài sản. Việc lựa chọn biến đại diện này nhằm cho thấy rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động của NHTM ở ba khía cạnh: (i) Rủi ro tín dụng (thước đo tỷ lệ nợ xấu), thống nhất với phạm vi tiếp cận của nghiên cứu tập trung vào rủi ro tín dụng; (ii) Khả năng sinh lời nói chung của ngân hàng; (iii) An toàn trong kinh doanh của các NHTM. CCt là biến phản ánh cho biến đổi khí hậu được đo lường như đã đề cập ở trên. Z_t^' bao gồm các biến kiểm soát kết quả hoạt động ngân hàng (qui mô, tăng trưởng tiên gửi, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế). 
Dữ liệu về lượng khí thải các-bon dioxide, thay đổi nhiệt độ, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế được lấy từ cơ sở dữ liệu World Bank Open Data của Ngân hàng Thế giới (WB). Các dữ liệu về hệ thống NHTM được lấy từ Ngân hàng Nhà nước. Ước lượng được thực hiện trong giai đoạn 1996 – 2022 bằng các phương pháp hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian tuỳ thuộc vào đặc điểm dừng của dữ liệu.
4. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng
Nghiên cứu sử dụng tiếp cận của Battison & cộng sự (2020) đo lường tỷ lệ của các tài sản liên quan đến chính sách khí hậu (CPRS) để đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng đối với các tài sản dễ bị tổn thương. Các tài sản ở đây chỉ tập trung vào các khoản vay.
Phân loại các hoạt động kinh tế thành các lĩnh vực liên quan đến chính sách khí hậu được dựa theo Battiston & cộng sự (2017). Các hoạt động kinh tế có thể bị ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực (bao gồm cả việc bị chuyển thành “tài sản bị mắc kẹt”) trong quá trình chuyển đổi không có trật tự, tức là chúng có liên quan để đánh giá rủi ro chuyển đổi khí hậu. CPRS cho phép đánh giá rủi ro kinh tế và tài chính khi các doanh nghiệp và lĩnh vực (sai) phù hợp với các mục tiêu về khí hậu và khử cacbon được quy định trong Thỏa thuận Paris hoặc với các mục tiêu chính sách xác định khác. Phương pháp CPRS đã được Cơ quan Hưu trí Nghề nghiệp và Bảo hiểm Châu Âu (EIOPA, 2018) sử dụng trong Báo cáo Ổn định Tài chính để đánh giá mức độ rủi ro khí hậu của ngành bảo hiểm Châu Âu và của ECB (2019) trong Đánh giá Ổn định Tài chính để đánh giá mức độ rủi ro của các nhà đầu tư khu vực đồng euro đối với các hoạt động kinh tế được coi là phù hợp với chính sách khí hậu. CPRS được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chí sau: (1) đóng góp trực tiếp và gián tiếp của ngành vào phát thải khí nhà kính; (2) mức độ phù hợp của ngành đối với việc thực thi chính sách khí hậu (tức là mức độ nhạy cảm về chi phí của ngành đối với chính sách khí hậu hoặc thay đổi quy định, như Quy định về rò rỉ carbon); (3) vai trò của ngành trong chuỗi giá trị năng lượng. Các tiêu chí trên đưa ra 6 ngành chính liên quan đến chính sách khí hậu: nhiên liệu hóa thạch, tiện ích, sử dụng nhiều năng lượng, tòa nhà, giao thông vận tải, nông nghiệp. 
Dữ liệu cho phân tích được lấy từ báo cáo tín dụng hàng năm của 8 NHTM lớn gồm (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, ACB, Techcombank, MB Bank). Phân tích được thực hiện trong giai đoạn 2017-2022. 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

16

Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ 01/12/2023 đến 01/12/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 210 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 210 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 2278/QĐ-NHNN ngày 01 tháng Tháng 12 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)