Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Sở Khoa học và Công nghệ
Trung tâm Trung tâm khoa học & công nghệ nông nghiệp – sinh học La Hiêng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu và phát triển cây Chè Mã Dọ tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Trung tâm khoa học & công nghệ nông nghiệp – sinh học La Hiêng.

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sĩ Văn Thị Phương Như

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. Văn Thị Phương Như ; 2.Phan Thị Tuyết Trân ; 3.Nguyễn Bá Nam ; 4. Nguyễn Trần Vũ ; 5. Đào Lệ Tuyền ; 6.Nguyễn Viết Thu ; 7.Phạm Văn Nam ; 8.Nguyễn Hữu Huy ; 9.Võ Banh ; 10.Trần Hữu Thùy

9

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu chung

- Nghiên cứu và phát triển cây Chè Mã Dọ tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

2. Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát đặc điểm sinh vật học cây Chè Mã Dọ trên đại bàn thị xã Sông Cầu.

- Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống, trồng cây Chè Mã Dọ.

- Sản xuất và chế biến sản phẩm từ cây Chè Mã Dọ.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Khảo sát đặc điểm sinh vật học cây Chè Mã Dọ trên địa bàn thị xã Sông Cầu

Nội dung 2: Xây dựng quy trình nhân giống cây Chè Mã Dọ

Nội dung 3: Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch Chè Mã Dọ

Nội dung 4: Xây dựng quy trình sản xuất và chế biến Chè Mã Dọ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nội dung 5: Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, thu hoạch, sản xuất và chế biến Chè Mã Dọ

Nội dung 6: Tổ chức hội thảo khoa học "Chè Mã Dọ của Phú Yên - Giải pháp kỹ thuật trong nhân giống, trồng, chăm sóc và chế biến Chè". Thời gian 01 buổi, địa điểm tại Thị xã Sông Cầu.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

- Về kinh tế: Mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho người dân tỉnh Phú Yên, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

- Về xã hội: Giúp người lao động có việc làm ổn định tại địa phương, góp phần phát triển làng nghề của địa phương.

- Về môi trường: Góp phần bảo về môi trường đất, giảm nguy cơ tác động bất lợi đối với môi trường nông nghiệp trước sự biển đổi khí hậu.

13

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung 1: Khảo sát đặc điểm sinh vật học cây Chè Mã Dọ trên địa bàn thị xã Sông Cầu.

Công Việc 1.1: Điều tra khu phân bố của cây Chè Mã Dọ ở địa bàn Sông Cầu

- Thu thập thông tin tìm hiểu về nguồn gốc của cây Chè Mã Dọ.

- Phân tích đặc điểm của cây Chè Mã Dọ: Thân, cành, lá, rễ, hoa, quả, hạt… định danh dựa vào hình thái.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá của cây: Phân tích hàm lượng các chất cơ bản có trong cây Chè Mã Dọ Tannin, Caffein, flavonoid…

+ Công Việc 1.2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của cây Chè Mã Dọ tại khu phân bố

* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây Chè Mã Dọ

- Thu thập thông tin: điều kiện khí hậu, thời tiết, cơ cấu cây trồng tại thị xã Sông Cầu.

- Kết hợp khảo sát điều kiện đất đai và thành phần thực vật vùng đất trồng thử nghiệm.

- Đánh giá khả năng phù hợp của cây Chè Mã Dọ tại vùng nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm Lâm học và hình thái của cây Chè Mã Dọ

+ Trong vùng phân bố tự nhiên của loài, tiến hành định vị và điều tra 10 ô tiêu chuẩn (ÔTC) kích thước ô tiêu chuẩn là 50m x 50m (2.500m2, trong ô tiêu chuẩn 2.500m2, chia làm 25 ô nhỏ có kích thước 10m x 10m; tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như: chiều cao (H); đường kính (D1,3).

Trong ÔTC 2.500m2, tiến hành đặt 5 ÔTC dạng bản, một ô ở giữa và 4 ô ở bốn góc, có kích thước 2mx2m, trên ô tiến hành điều tra cây tái sinh triển vọng.

+ Tiến hành điều tra phẫu diện đất trong các ÔTC bằng cách đào 01 phẫu diện điển hình trong ÔTC có cây tái sinh và cây trưởng thành của các loài nghiên cứu mọc tương đối tập trung và nhiều. Tiến hành mô tả các phẫu diện (loại đất, độ dày, tỉ lệ đá lẫn). Lấy mẫu đất 03 tầng: từ 0-30cm, 30-50cm và >50cm, trộn đều sau đó cho. Từ các số liệu có được tiến hành xác định các phân bố thực nghiệm số cây theo cấp kính (N/D1.3­), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) và cấu trúc tổ thành của Lâm phần.

Cấu trúc tổ thành của quần thể được xác định thông qua các chỉ số quan trong IV% (Curtis Mc Intosh, 1951), qua công thức sau:

Với :

 

Trong đó:

ni là mật độ của loài trong tất cả các ô điều tra.

N là mật độ của tất cả các loài trong tất cả các ô điều tra.                

gi là tổng tiết diện ngang của loài trong tất cả các ô điều tra; Chỉ số này được tính thông qua số liệu điều tra về đường kính cây D1.3 bằng công thức:

G là Tổng tiết diện ngang của tất cả các loài trong tất cả các ô điều tra.

fi là số ô điều tra xuất hiện của loài.

F là tổng số ô xuất hiện của tất cả các loài.

Nội dung 2: Xây dựng quy trình nhân giống cây Chè Mã Dọ

Nội dung 2.1. Xây dựng quy trình nhân giống Chè Mã Dọ bằng phương pháp giâm hom

Công việc 2.1.1: Khảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độ auxin đến khả năng ra rễ của cành giâm Chè Mã Dọ

* Vật liệu thí nghiệm

Chọn cành khỏe không sâu bệnh, cành bánh tẻ, độ dài và đường kính hom từ 2-2,5 mm, chiều dài hom từ 20-25 cm. Khi cắt cành về cần cắt ra hom ngay, dụng cụ cắt hom bằng kéo sắc, vết cắt yêu cầu gọn, nhẵn không được dập xước. Mỗi hom có một mầm nách còn nguyên vẹn. Cắt mỗi hom 1 lá nguyên. Vết cắt trên và dưới theo mặt chiếu bên của hom có dạng hình thang cân. Xử lý thuốc bệnh trước khi giâm hom.

Qua việc tổng quan tài liệu cùng với những nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi nhận thấy chất kích thích ra rễ sử dụng trong việc kích thích ra rễ tốt nhất là α-NAA (α-Napthalene acetic acid) và IBA (β-Indol butyric acid). Nồng độ các chất kích thích này có hiệu quả trong khoảng 400÷650 ppm.

* Phương pháp thí nghiệm

Ba thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, ô cơ sở là 20 hom, 6 nghiệm thức tương ứng với 6 nồng độ xử lý. Có 2 thí nghiệm nhỏ tương ứng với 2 chất kích thích sinh trưởng (α –NAA và IBA). Số hom sử dụng trong các thí nghiệm này là: 720 hom.

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm cho α-NAA (N0 = 400 ppm; N1 = 450 ppm; N2 = 500 ppm; N3 = 550 ppm; N4 = 600 ppm và N5= 650ppm).

 

Lần lă

p 1

N4

N3

N2

N5

N0

N1

 

­­

 

 

 

 

 

Lần lặp 2

N3

N0

N5

N1

N4

N2

 

 

 

 

 

 

 

Lần lặp 3

N4

N2

N0

N1

N3

N5

 

Thí nghiệm cho IBA (B0 = 400 ppm; B1 = 450 ppm; B2 = 500 ppm; B3 = 550 ppm; B4 = 600 ppm và B5 = 650 ppm).

Lần lặp 1

B5

B2

B4

B1

B3

B0

 

 

 

 

 

 

 

Lần lặp 2

B3

B0

B4

B2

B1

B5

 

 

 

 

 

 

 

Lần lặp 3

B2

B5

B3

B1

B0

B4

 

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Số cành giâm ra rễ (số rễ): thời gian từ 25 – 30 ngày 

- Số cành giâm không ra rễ: thời gian từ 25 – 30 ngày

- Tổng số cành không ra rễ/tổng số cành giâm

- Số cành giâm sống và ra rễ/tổng số cành giâm: thời gian từ 25 – 30 ngày.

Công việc 2.1.2: Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ của cành giâm Chè Mã Dọ

* Vật liệu thí nghiệm

- Cây Chè Mã Dọ được xử lý theo kết quả tốt nhất từ thí nghiệm 2 sau đó mới lấy hom và xử lý kích thích ra rễ từ kết quả tốt nhất của thí nghiệm 1 trước khi giâm vào bầu đất.

- Qua tổng quan tài liệu tham khảo và khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy túi bầu bằng nhựa PE kích thước 7 cm x 12 cm, đục 6 lỗ thoát nước là phù hợp với nghiên cứu.

- Hỗn hợp bầu gồm đất đỏ feralit, tro trấu, phân chuồng hoại, super lân. Tất cả đều được qua sàng loại bỏ các vật thể lớn, trộn đều và vô bầu.

* Phương pháp thí nghiệm

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy giá thể dùng để ươm cây Chè Mã Dọ, gồm 98% đất đỏ feralit, 2% lân, 5%-30% trấu hun, 5%-30% phân chuồng là phù hợp cho sự phát triển của cây. Dựa trên cơ sở này chúng tôi bố trí thực nghiệm để tạo rễ thích hợp trong quá trình giâm hom Chè Mã Dọ.

Thí nghiệm 1 yếu tố, gồm 8 công thức, được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, ô cơ sở là 20 hom, số hom được sử dụng trong thí nghiệm là 480 hom.

Các công thức thí nghiệm:

CT1 (ĐC): 98 % đất + 2 % super lân.

CT2: 68 % đất + 2% super lân + 30 % trấu hun.

CT3: 68 % đất + 2 % super lân + 25 % trấu hun + 5 % phân chuồng.

CT4: 68 % đất + 2 % super lân + 20 % trấu hun + 10 % phân chuồng.

CT5: 68 % đất + 2 % super lân + 15 % trấu hun + 15 % phân chuồng.

CT6: 68% đất + 2 % super lân + 10 % trấu hun + 20 % phân chuồng.

CT7: 68 % đất + 2 % super lân + 5 % trấu hun + 25 % phân chuồng.

CT8: 68 % đất + 2 % super lân + 30 % phân chuồng.

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm

BĐ 4

BĐ 0

 

BĐ 7

BĐ 1

 

BĐ 5

BĐ 3

BĐ 6

BĐ 7

 

BĐ 5

BĐ 2

 

BĐ 4

BĐ 6

BĐ 1

BĐ 3

 

BĐ 0

BĐ 4

 

BĐ 2

BĐ 0

BĐ 2

BĐ 5

 

BĐ 3

BĐ 6

 

BĐ 7

BĐ 1

Lần lặp 1

 

Lần lặp 2

 

Lần lặp 3

+ Công việc 2.1.3: Nghiên cứu tạo cây con hoàn chỉnh với số lượng 2.500 cây bằng phương pháp giâm hom

Sau giai đoạn hoàn thành các thí nghiệm và xác định môi trường tốt nhất cho quá trình ra rễ cây Chè Mã Dọ bằng phương pháp giâm hom, cành giâm được lựa chọn với các tiêu chuẩn như: độ dài và đường kính hom từ 2-2,5 mm, chiều dài hom từ 20-25 cm. Hơn 3.000 cành giâm sẽ được sử dụng để tạo ra 2.500 cây con hoàn chỉnh. Công việc này được thực hiện để phục vụ công tác trồng thực nghiệm ở hai mô hình trong nội dung 3.

Nội dung 2.2. Xây dựng quy trình nhân giống cây Chè Mã Dọ bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật hay nhân giống in vitro đều là thuật ngữ mô tả các phương pháp nuôi cấy các bộ phân thực vật (tế bào đơn, mô, cơ quan) trong ống nghiệm có chứa môi trường dinh dưỡng thích hợp như muối khoáng, vitamin, đường và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong điều kiện vô trùng. Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật cho phép tái sinh chồi hoặc cơ quan như lá, thân, hoa, rễ, củ hoặc đỉnh sinh trưởng. Trong nội dung nghiên cứu này, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng để xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Chè Mã Dọ. Để đạt được sự thành công cho quá trình nhân giống bất kỳ loại cây trồng nào bằng phương pháp nuôi cấy mô, thì giai đoạn khử trùng mẫu để tạo nguồn mẫu ban đầu là quan trong nhất. Việc lựa chọn chất khử trùng phù hợp cho đối tượng nghiên cứu là cần thiết. Các chất khử trùng thường được sử dụng như: cồn, HgCl2, NaOCl, Ca(OCl)2... Trong đó, Canxi hypoclorite thường được sử dụng để khử trùng các mẫu ban đầu là hạt có vỏ cứng. Nồng độ thích hợp của chất khử trùng này được sử dụng là 9-10% với thời gian khử từ 5-30 phút. Trong nội dung này, chúng tôi sử dụng canxi hypochlorite 10% với các thời gian khác nhau 20; 30; 40 phút nhằm tìm ra thời gian thích hợp khi xử lý chất khử trùng cho giai đoạn tạo nguồn mẫu ban đầu.

Công Việc 2.2.1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chất khử trùng canxi hypochlorite (10%) lên tỉ lệ sống của hạt để tạo nguồn mẫu ban đầu.

Dựa vào việc tổng quan tài liệu và khảo sát sơ bộ, chúng tôi chọn nồng độ chất khử trùng canxi hypochlorite 10%. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức (NT) với khoảng thời gian xử lý 20-40 phút:

NT1: 20 phút (canxi hypochlorite (10%);

NT2: 30 phút (canxi hypochlorite (10%);

NT4: 40 phút (canxi hypochlorite (10%).

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. 30 lít môi trường sẽ được dụng cho thí nghiệm này.

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ mẫu không bị nhiễm (%): (Tổng số mẫu không bị nhiễm/ tổng số mẫu cấy) x 100

- Tỷ lệ mẫu sống bị nhiễm (%): (Tổng số mẫu sống bị nhiễm/ tổng số mẫu cấy) x 100

- Tỷ lệ mẫu chết không bị nhiễm (%): (Tổng số mẫu chết không bị nhiễm/ tổng số mẫu cấy) x 100

- Tỷ lệ mẫu chết bị nhiễm (%): (Tổng số mẫu chết bị nhiễm/ tổng số mẫu cấy)

Công Việc 2.2.2: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên khả năng nhân nhanh chồi cây Chè Mã Dọ

Các đoạn thân chứa chồi bên cắt thành đoạn gồm 1 đoạn thân và 1 lá, cấy chuyển sang môi trường MS, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng (TDZ, BA) riêng rẽ hoặc kết hợp với các GA3 với các nồng độ khác nhau để khảo sát khả năng nhân nhanh chồi cây Chè Mã Dọ. Chè thuộc cây thân gỗ nên việc nhân giống gặp rất nhiều khó khăn, qua tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy, môi trường MS và các chất điều hòa sinh trưởng như BA thường hay sử dụng cho giai đoạn nhân nhanh chồi. Ngoài BA thuộc nhóm cytokinine thì trong nhóm này TDZ có hoạt tính mạnh hơn BA nhiều lần, vì vậy trong công việc này chúng tôi sử dụng môi trường MS có bổ sung BA hoặc TDZ để khảo sát quá trình nhân nhanh chồi. Tuy nhiên, khi kích thích nhân nhanh, các chồi có xu hướng ngắn lại, thế nên GA3 được chúng tôi khảo sát để kéo dài các chồi nuôi cấy nhằm cải thiện chất lượng chồi được tạo ra. Giai đoạn này bố trí với 4 thí nghiệm.

* Thí nghiệm 1. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS và chất điều hòa sinh trưởng TDZ lên khả năng nhân nhanh chồi cây Chè Mã Dọ

Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức:

NT1: MS + 0,05 mg/L TDZ + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT2: MS + 0,1 mg/L TDZ + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT3: MS + 0,15 mg/L TDZ + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT4: MS + 0,2 mg/L TDZ + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT5: MS + 0,25 mg/L TDZ + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT6: MS + 0,3 mg/L TDZ + 30 g sucrose + 7,0 g agar

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 60 lít môi trường được sử dụng cho thí nghiệm này.

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Số lượng chồi (chồi): Tổng số chồi/tổng số mẫu cấy

- Số lá/chồi: Tổng số các lá/tổng số chồi

- Số rễ/chồi: Tổng số rễ các chồi/tổng số chồi

- Chiều cao chồi (cm): Đo từ mặt thạch đến đỉnh cao nhất của cụm chồi

 - Hệ số nhân chồi: Tổng số chồi/mẫu cấy

* Thí nghiệm 2. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS và chất điều hòa sinh trưởng BA lên khả năng nhân nhanh chồi cây Chè Mã Dọ.

Dựa vào những nghiên cứu tổng quan cùng với các kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, thí nghiệm 2 được bố trí với 6 nghiệm thức:

  NT1: MS + 0,5 mg/L BA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT2: MS + 1,0 mg/L BA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT3: MS + 1,5 mg/L BA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT4: MS + 2,0 mg/L BA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT5: MS + 2,5 mg/L BA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT6: MS + 3,0 mg/L BA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 60 lít môi trường được sử dụng cho thí nghiệm này.

 

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Số lượng chồi (chồi): Tổng số chồi/tổng số mẫu cấy

- Số lá/chồi: Tổng số các lá/tổng số chồi

- Số rễ/chồi: Tổng số rễ các chồi/tổng số chồi

- Chiều cao chồi (cm): Đo từ mặt thạch đến đỉnh cao nhất của cụm chồi

 - Hệ số nhân chồi: Tổng số chồi/mẫu cấy

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS và chất điều hòa sinh trưởng TDZ kết hợp với GA3 lên khả năng nhân nhanh chồi cây Chè Mã Dọ.

 Nồng độ TDZ được chọn ở thí nghiệm 1 được chọn trong bố trí thí nghiệm kết hợp với GA3 ở các nồng độ khác nhau được bố trí với 6 nghiệm thức:

  NT1: MS + TDZ + 0,1 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT2: MS + TDZ + 0,3 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT3: MS + TDZ + 0,5 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT4: MS + TDZ + 1,0 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT5: MS + TDZ + 1,5 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

  NT6: MS + TDZ + 2,0 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 60 lít môi trường được sử dụng cho thí nghiệm này.

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

 - Số lượng chồi (chồi): Tổng số chồi/tổng số mẫu cấy

 - Số lá/chồi: Tổng số các lá/tổng số chồi

 - Số rễ/chồi: Tổng số rễ các chồi/tổng số chồi

 - Chiều cao chồi (cm): Đo từ mặt thạch đến đỉnh cao nhất của cụm chồi

 - Hệ số nhân chồi: Tổng số chồi/mẫu cấy

Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS và chất điều hòa sinh trưởng BA kết hợp với GA3 lên khả năng nhân nhanh chồi cây Chè Mã Dọ

Nồng độ TDZ tối ưu từ thí nghiệm 1 được chọn trong bố trí thí nghiệm kết hợp với GA3 ở các nồng độ khác nhau bố trí với 6 nghiệm thức:

NT1: MS + BA + 0,1 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT2: MS + BA + 0,3 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT3: MS + BA + 0,5 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT4: MS + BA + 1,0 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT5: MS + BA + 1,5 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT6: MS + BA + 2,0 mg/L GA3 + 30 g sucrose + 7,0 g agar

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 60 lít môi trường được sử dụng cho thí nghiệm này.

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Số lượng chồi (chồi): Tổng số chồi/tổng số mẫu cấy

- Số lá/chồi: Tổng số các lá/tổng số chồi

- Số rễ/chồi: Tổng số rễ các chồi/tổng số chồi

- Chiều cao chồi (cm): Đo từ mặt thạch đến đỉnh cao nhất của cụm chồi

 - Hệ số nhân chồi: Tổng số chồi/mẫu cấy

Công Việc 2.2.3: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS và chất điều hòa sinh trưởng lên khả năng hình thành rễ cây Chè Mã Dọ

Các chất như NAA, IBA, IAA, 2,4-D là những chất thuộc nhóm auxin trong đó, 2,4-D có xu hướng kích thích tế bào hình thành mô sẹo, IAA có hoạt tính yếu và dễ biến tính bởi nhiệt đô. Vì vây, NAA và IBA thường được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật cho giai đoạn ra rễ in vitro của mẫu cấy. Ngoài ra, trong phần tổng quan tài liệu, các nghiên cứu trên đối tượng cây Chè cũng chỉ ra rằng, môi trường MS và ½ MS có hiệu quả trong giai đoạn tạo rễ in vitro cho các chồi Chè và các nhóm cây thuộc chi Camellia. Vì vậy trong công việc 3, Các chồi thu được có chiều cao 2,5 - 3,0 cm được cấy vào môi trường MS hoặc ½ MS bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng (NAA, IBA) với các nồng độ khác nhau để khảo sát khả năng tạo rễ cây Chè Mã Dọ. Giai đoạn này bố trí với 2 thí nghiệm.

* Thí nghiệm 1. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS, ½ MS và chất điều hòa sinh trưởng NAA lên khả năng hình thành rễ cây Chè Mã Dọ.

Thí nghiệm được bố trí với 12 nghiệm thức:

NT1: MS + 0,5 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT2: MS + 1,0 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT3: MS + 1,5 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT4: MS + 2,0 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT5: MS + 2,5 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT6: MS + 3,0 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT7: ½ MS + 0,5 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT8: ½ MS + 1,0 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT9: ½ MS + 1,5 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT10: ½ MS + 2,0 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT11: ½ MS + 2,5 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT12: ½ MS + 3,0 mg/L NAA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 120 lít môi trường được sử dụng cho thí nghiệm này.

 

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian chồi tạo rễ (sau ngày cấy): Tính từ lúc cây mới ra rễ

- Số rễ/cây (rễ): Đếm tất cả các rễ cây khi 50% số cây đã có rễ

- Chiều dài rễ (mm): Đo chiều dài rễ sau 6 tuần nuôi cấy.

* Thí nghiệm 2. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường MS, ½MS và chất điều hòa sinh trưởng IBA lên khả năng hình thành rễ cây Chè Mã Dọ

Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức

NT1: MS + 0,5 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT2: MS + 1,0 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT3: MS + 1,5 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT4: MS + 2,0 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT5: MS + 2,5 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT6: MS + 3,0 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT7: ½ MS + 0,5 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT8: ½ MS + 1,0 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT9: ½ MS + 1,5 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT10: ½ MS + 2,0 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT11: ½ MS + 2,5 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

NT12: ½ MS + 3,0 mg/L IBA + 30 g sucrose + 7,0 g agar

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, 120 lít môi trường được sử dụng cho thí nghiệm này.

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

- Thời gian chồi tạo rễ (sau ngày cấy): Tính từ lúc cây mới ra rễ

- Số rễ/cây (rễ): Đếm tất cả các rễ cây khi 50% số cây đã có rễ

- Chiều dài rễ (mm): Đo chiều dài rễ sau 6 tuần nuôi cấy

Điều kiện tại phòng nuôi cấy mô phòng mô tại trường Đại học Phú Yên: Máy điều hòa được sử dụng để duy trì nhiệt độ phòng nuôi cấy vào khoảng 22 ± 2ºC. Quang kỳ chiếu sáng 14 giờ/ngày (quang kỳ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu in vitro cây trồng), cường độ chiếu sáng 45 µmol.m-2. giây-1, độ ẩm tương đối 50 - 55%.

Công Việc 2.2.4: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây Chè Mã Dọ in vitro ngoài vườn ươm

Quá trình ra ngôi hay còn gọi là giai đoạn thuần hóa cây con ngoài vườn ươm là khâu cuối cùng và quyết định sự thành công cho quy trình vi nhân giống. Quá trình này đòi hỏi cây con phải thích nghi từ từ ở điều kiện lý tưởng (nhiệt độ: 20 – 22 oC; ánh sáng 3.000 lux) trong phòng mô sang điều kiện vườn ươm. Các thí nghiệm cho giai đoạn này cần bố trí các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm có sự chuyển tiếp từ điều kiện phòng mô sáng điều kiện vườn ươm, cụ thể như sau:

-  Quy trình huấn luyện cây

+ Nhiệt độ huấn luyện: 20-25; 25-30oC

+ Cường độ ánh sáng để huấn luyện: 2.000; 3.000; 4.000 lux

+ Thời gian huấn luyện: 15; 30; 60 ngày

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi: chiều cao cây, số rễ/cây, tình trạng cây sau khi huấn luyện để xác định thời gian huấn luyện cây thích hợp nhất.

- Quy trình ươm cây ngoài vườn ươm

Quá trình ra rễ cây ở giai đoạn vườn ươm cần sự thông thoáng của giá thể, giá thể các tơi xốp và độ độ giữ nước vừa phải, duy trì độ ẩm ổn đinh giúp cây ra rễ tốt hơn. Xơ dừa là giá thể giúp làm tăng độ thoáng sẽ được phối trộn cùng với đất thịt ở các tỉ lệ khác nhau phục vụ cho quá trình nghiên cứu thích nghi và sinh trưởng của cây con ngoài vườn ươm. Sau khi tiến hành lấy cây ra khỏi bình và gieo ươm trên khay giá thể thích hợp với các công thưc thí nghiệm như sau:

Công thức 1: xơ dừa + đất thịt (tỉ lệ 1:0)

Công thức 2: xơ dừa + đất thịt (tỉ lệ 0:1)

Công thức 3: xơ dừa + đất thịt (tỉ lệ 0,5:0,5)

Công thức 4: xơ dừa + đất thịt (tỉ lệ 0,7:0,3)

Công thức 5: xơ dừa + đất thịt (tỉ lệ 0,3:0,7)

Độ ẩm sẽ được thay đổi theo xu hướng giảm dần từ 90 – 80 – 70% bằng màng phủ che phủ nylon; lưới đen sẽ dùng để điều chỉnh độ sáng giúp cây thích nghi từ từ sau 15, 30 và 60 ngày.

* Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ sống, thời gian ra rễ, chiều dài rễ, theo dõi sự phát triển cây 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày.

Chăm sóc cây con trong vườn ươm trong thời gian 4-5 tháng thì xuất vườn ươm, mang cây đi trồng khảo nghiệm ở những địa điểm đã xác định sẵn.

+ Công việc 2.2.5: Nghiên cứu tạo cây con hoàn chỉnh với số lượng 2500 cây bằng phương pháp nuôi cấy in vitro

Sau giai đoạn hoàn thành các thí nghiệm và xác định môi trường tốt nhất cho quá trình ra nhân chồi và ra rễ cây Chè Mã Dọ, để sản xuất 2500 cây con thì môi trường cho toàn bộ quy trình sản xuất là khoảng 200 lít.

Tất cả các thí nghiệm trên được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design, CRD). Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, mỗi nghiệm thức thí nghiệm 90 mẫu, số liệu được ghi nhận với 30 mẫu/nghiệm thức. Trung bình các chỉ tiêu theo dõi của mỗi lần lặp lại giữa các nghiệm thức thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA), sau đó so sánh với phép thử Duncan ở mức tin cậy P ≤ 0,05 bằng phần mềm SAS 9.1.

Nội dung 3: Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch Chè Mã Dọ

Công Việc 3.1: Thiết kế vùng trồng tại khu phân bố và khu thực nghiệm

- Dựa vào đặc điểm của địa hình, đất đai, cần phân chia ra các phần đường trục chính, đường liên đồi, đường vành đai, đường lô trồng Chè, đường chăm sóc phù hợp với khu vực trồng

- Các hạng mục phụ trợ: lán trú mưa, bể nước dùng tưới và dùng cho phun thuốc, có chỗ ủ phân hữu cơ.

- Vùng trồng cần có đường đi thông thoáng để vận chuyển cây con từ vườn ươm đến vườn trồng.

- Địa điểm thực hiện: 2 địa điểm: 1 địa điểm tại khu vực phân bố cây Chè Mã Dọ (khu vực đèo Cù Mông) và một địa điểm tại khu vực ngoài khu phân bố (xã An Xuân huyện Tuy An).

Công việc 3.2: Vận chuyển và trồng cây tại khu vực nghiên cứu

Sau giai đoạn thuần hóa cây con ngoài vườn ươm, các cây con đạt tiêu chuẩn (chiều cao 20 cm, đường kính thân 2,5 cm) sẽ được vận chuyển đến khu vực trồng bằng xe chuyên dụng. Cây con sẽ được trồng ở các vị trí đã được thiết kế với khoảng cách cây cách cây 1 m và hàng cách hàng 2 m. Tổng số cây được trồng ở mỗi mô hình là 2500 cây/5000 m2. Với 2 mô hình có diện tích 1 ha, số cây được sử dụng là 5000 cây.

Công Việc 3.3: Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả của hai mô hình

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chè Mã Dọ

Dựa vào kỹ thuật trồng Chè của Viện Nông Nghiệp, nhóm nghiên cứu hoàn thiện qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chè tại tỉnh Phú Yên.

- Thời gian bắt đầu tháng 10/2021

- Khảo sát vị trí và đặc điểm hoá lý của đất trồng

- Chuẩn bị giống cây Chè Mã Dọ: Cây con được nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô và chăm sóc tại vườn ươm. Sau đó cây giống được chuyển đến địa điểm trồng.

+ Kỹ thuật làm đất

- Thời vụ làm đất tốt nhất đối với vùng núi tháng 10 - 11.

- Đất phải được làm sạch cỏ dại, gốc cây để thuận lợi cho quá trình canh tác sau này.

- Đất trồng Chè phải được làm sâu để rễ Chè ăn sâu, phát triển mạnh, hút được nhiều nước và dinh dưỡng, chống hạn.

- Đào rãnh trồng: Rãnh trồng đào sâu 35-40cm và rộng 40-45cm, đào theo đường đồng mức (vành nón) với vùng đất có độ dốc trên 5°, vùng đất bằng hoặc có độ dốc thấp nên tiến hành cày toàn bộ bề mặt sâu 20-25cm, bừa san và tiến hành đào rãnh. Khoảng cách giữa các rãnh tùy theo kiểu trồng và mật độ (1,2-1,4m nếu trồng hàng đơn và 1,4-1,5m nếu trồng hàng đôi).

+ Bón lót trước khi trồng

- Phân hữu cơ hoai mục: Từ 20-30 tấn/ha

- Phân lân: Từ 1000-1500kg/ha

+ Kỹ thuật trồng

- Cuốc hốc rộng 20cm sâu 25cm, hốc cách hốc 50 cm, dùng dao rạch nhẹ túi bầu (giữ nguyên bầu đất), đặt cây vào hốc theo cùng hướng để tiện chăm sóc, lấp đất và lèn chặt quanh bầu Chè sau đó lấp một lớp đất tơi xốp lên mặt luống Chè.

- Tiến hành tủ gốc giữ ẩm cho đất bằng phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân cây hoặc cỏ khô) nếu có.

- Dự phòng lượng giống cùng loại (khoảng 7-10%) để trồng dặm khi cần thiết (năm thứ nhất và thứ hai).

- Trồng dặm: chọn những cây tốt nhất, trồng dặm phải cuốc hố rộng và bón phân lót đầy đủ. Cây trồng dặm cần được chăm sóc kỹ hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển để đuổi kịp các cây trồng trước đó. Dựa theo tài liệu, quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh Chè an toàn của TS. Hoàng Văn Chung, Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2013, chúng tôi kế thừa phương pháp và sử dụng cách thức bón phân như bảng sau:

Loại Chè

Loại phân

Lượng phân (Kg)

Số lần bón

Thời gian bón

(vào tháng)

Phương pháp bón

1

2

3

4

5

6

Chè tuổi 1

N

P205

K20

40

30

30

2

1

1

2-3 và 6-7

2-3

2-3

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín.

Chè tuổi 2

 

 

Đốn tạo

hình lần 1 (tuổi 2)

N

P205

K20

60

30

40

2

1

1

2-3 và 6-7

2-3

2-3

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 25-30 cm, lấp kín.

Hữu cơ

 

P205

15.000 -

20.000

100

1

 

1

11-12

 

11-12

Trộn đều bón rạch sâu 15 –20 cm, cách gốc 30-40 cm, lấp kín

 

Chè tuổi 3

 

   N

   P205

   K20

80

40

60

2

1

2

2-3 và 6-7

2-3

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8 cm; cách gốc 30-40 cm, lấp kín.

 

Thường xuyên kiểm tra theo dõi, phát hiện sớm sâu bệnh để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:

- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên đồi Chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương Chè.

- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ.

Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi Chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 - 15 ngày mới được thu hái Chè.

+ Thu hoạch Chè

- Đối với Chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây Chè cao 60 cm trở lên.

- Đối với Chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên.

+ Hái sau khi đốn

- Đối với Chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 - 45 cm tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá.

- Đối với Chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt hái sau chừa bình thường như ở Chè đốn lần 1.

+ Hái Chè kinh doanh

- Hái đọt và 2 - 3 lá non (Xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053-86)

- Thời vụ

Vụ xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ hè thu (tháng 5-10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ thu đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.

+ Bảo quản

Chè búp tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất và đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.

* Các phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:

+ Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây Chè:

- Đo đường kính của thân cây: Đo chu vi của thân

- Chiều cao cây: Xác định chiều cao cây từ mặt đất đến vị trí cao nhất của tán cây.

- Chiều rộng tán: Đo theo hình chiếu vuông góc của tán cây.

- Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiện.

- Số cành cấp 1: Đếm tất cả các cành cành cấp 1 trên thân cây.

- Màu sắc lá: Xác định màu sắc lá theo các màu: Xanh, xanh nhạt, xanh vàng, xanh đậm, tím nhạt, tím hồng, tím xẫm.

- Xác định phiến lá: Phẳng nhẵn, gồ ghề, lồi lõm.

- Chiều dài lá: Đo từ đầu lá đến chóp lá.

- Chiều rộng lá: Đo chỗ rộng nhất của lá.

+ Xác định các chỉ tiêu về năng suất cây chè:

- Các yếu tố cấu thành năng suất cây chè bao gồm: mật độ búp (búp/m2), chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm), khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g/búp). Khảo sát mật độ búp và khối lượng búp chè.

- Xác định mật độ búp (búp/ búp/m2): Sử dụng khung 25 x 25cm, đặt trên tán chè đại diện cho thí nghiệm theo phương pháp đường chéo 5 điểm sau đó đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái, quy ra búp/m2

- Xác định khối lượng búp 2 lá (g/búp): theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm hái 100 g và chỉ hái những búp đạt yêu cầu. Toàn bộ lượng búp ở các điểm trộn đều với nhau, cân 100g, đếm tổng số búp có trong 100g đó. Khối lượng búp được tính bằng tỷ số 100/tổng số búp có trong 100g búp.

- Năng suất thực thu búp tươi trong mỗi lứa hái (tấn/ha): Cân toàn bộ số búp chè hái được, tính trung bình năng suất 3 lần nhắc lại là năng suất bình quân của mỗi lứa hái ở mỗi công thức. Sau đó năng suất búp tươi thực thu trong mỗi lứa hái được qui đổi cho thực tế trên 1 ha (tấn/ha).

* Phân tích và xử lý số liệu

- Phân tích điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây Chè Mã Dọ theo phương pháp so sánh với điều kiện sinh thái tối ưu.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SAS 9.1.

Nội dung 4. Xây dựng quy trình sản xuất và chế biến Chè Mã Dọ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Công việc 4.1: Điều tra khảo sát nhu cầu sử dụng và tiêu thụ chè Mã Dọ tại địa phương

Tiến hành lập phiếu điều tra, các thông tin cần thể hiện trong phiếu điều tra khảo sát bao gồm: họ và tên, tuổi, nghề nghiệp, thông tin về Chè Mã Dọ, tình hình sử dụng sản phẩm Chè Mã Dọ của người tiêu dùng...). Từ đó, rút ra những kết luận về nhu cầu sử dụng Chè Mã Dọ của người dân địa phương.

Công việc 4.2: Nghiên cứu thời điểm thích hợp cho quá trình thu hái và sơ chế biến Chè Mã Dọ

Dựa vào kinh nghiệm quy trình thu hái và chế biến của người dân địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất Chè thương phẩm (công nghệ CTC) chúng tôi sẽ tiến hành công việc theo các bước:

+ Bước 1 Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu dùng trong sản xuất Chè là những búp Chè 1 tôm (búp Chè) 2 hoặc 3 lá non. Chất lượng Chè tốt nhất là được hái vào buổi sáng. Nguyên liệu Chè sau khi thu hái được phân loại và làm héo lá.

+ Bước 2. Làm héo sơ bộ

Trong quá trình làm héo, lá Chè được đưa từ độ ẩm 75-80% xuống 61-62%. Chè phải được làm héo đồng đều và đúng mức. Nếu làm héo quá các quá trình biến đổi sinh hoá ngưng lại, lá Chè bị khô và vẫn còn vị đắng và mùi hăng ban đầu.

- Nếu làm héo tự nhiên: Nhiệt độ 24-25oC, độ ẩm 60-70%.

Trong quá trình làm héo cần phải lưu thông không khí để giảm độ ẩm xung quanh lá Chè và cung cấp oxy cho quá trình hô hấp. Cứ 1-2 h mở cửa thông không khí và điều chỉnh nhiệt một lần. Thời gian làm héo 16 – 18 h, nếu thời tiết ẩm ướt thì thời gian 36 - 48 h.

- Hoặc làm héo nhân tạo: Nhiệt độ phòng 25 – 28oC, Chè được xếp trên giàn với độ dày 0,5 kg/ m2. Thời gian làm héo 7 – 8 giờ, lưu thông gió 10 -15 phút trong một giờ.

+ Vò Chè

- Vò Chè 3-4 lần, mỗi lần 40-45 phút. Lần vò thứ nhất vò nhẹ, lần vò thứ hai lực vò mạnh hơn. Mục đích của việc vò tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình biến đổi hoá học xảy ra nhanh và nâng cao chất lượng Chè thành phẩm. Sau mỗi lần vò cần phân loại sản phẩm.

Loại I và II: những phần non và búp Chè đã gãy thì chuyển sang quá trình lên men.

Loại III: các lá Chè già chưa được dập tiếp tục vò.

Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm chế biến sản phẩm Chè

+ Lên men

Chè sau khi phân loại tiến hành lên men từng loại trong phòng lên men với độ dày khác nhau:

- Loại I dày: 4 cm

- Loại I dày: 6 cm

- Loại I dày: 8 cm

Trong quá trình lên men cần đảm bảo sự thoáng khí, các khay được xếp xen kẽ nhau. Nhiệt độ lên men 22-24oC, độ ẩm 95-98%. Trong quá trình lên men thông gió 6 -8 phút thông gió 1 lần. Sau 4-5 h lên men được Chè đi sấy.

+ Sấy

- Nhiệt độ sấy lần một: 90-95oC, thời gian 10-15 phút. Sau khi sấy độ ẩm còn lại 18- 20%, tiếp tục sấy lần hai.

- Nhiệt độ sấy lần hai: 80-85oC, thời gian 10-15 phút và độ ẩm cần đạt 3-5%. Trong quá trình sấy cần đảm bảo thông khí.

+ Phân loại Chè

- Sau khi sấy đưa qua sàng để phân loại Chè có kích thước khác nhau. Với loại Chè có kích thước lớn cho qua dao cắt và đưa lên sàng phân loại tiếp để tạo ra các loại: Chè cánh, Chè mảnh, Chè vụn…

- Chè được kiểm định chất chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 1454:2013

+ Đóng thùng và bảo quản

Sau khi phân loại, Chè được cho vào thùng có giấy chống ẩm.

Công việc 4.3: Thuê phân tích hàm lượng polyphenol, caffeine và catechin của sản phẩm Chè Mã Dọ (3 chỉ tiêu/mẫu x 10 mẫu = 30 chỉ tiêu).

+ Yêu cầu chung

 Chè không được có hiện tượng bị hư hỏng và không bị nhiễm tạp chất lạ. Nước Chè khi đánh giá phải tuân thủ theo quy định trong TCVN 5086 (ISO 3103).

+ Yêu cầu về hóa học

- Chè phải đáp ứng theo các yêu cầu được quy định tại Bảng 1, trong đó tất cả các số liệu đưa ra được biểu thị theo sản phẩm đã sấy khô ở nhiệt độ 1030C ± 2oC bằng phương pháp được quy định trong TCVN 5613 (ISO 1573).

- Không giới hạn nào quy định cụ thể về "độ ẩm" của Chè thu được. Nếu cần, có thể xác định khối lượng hao hụt thực của mẫu Chè ở nhiệt độ 1030C và kết quả được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm. Trong trường hợp đó việc xác định được thực hiện theo phương pháp quy định trong TCVN 5613 (ISO 1573).

Bảng 2. Yêu cầu hóa học đối với Chè đen

 Chỉ tiêu chất lương

Yêu cầu

Phương pháp thử

 Chất chiết trong nước, % khối lượng

 ≥ 32

     TCVN 5610 (ISO 9768)

 Tro tổng số, % khối lượng tính theo chất khô

     ≥ 4

   ≤ 8

TCVN 5611 (ISO 1575)

 Tro tan trong nước, % khối lượng của

 tro tổng số

 

 ≥ 45

TCVN 5084 (ISO 1576)

 Độ kiềm của tro tan trong nước (tính

 theo KOH), % khối lượng

     ≤ 3

 ≥ 1

TCVN 5085 (ISO 1578)

 Tro không tan trong axit, % khối lượng

 ≤ 1

TCVN 5612 (ISO 1577)

 Chất xơ, % khối lượng

  ≤ 16,5

TCVN 5103 (ISO 5498) hoặc TCVN 5714 (ISO 15598b)

 Hàm lượng polyphenol tổng số, % khối lượng

 ≥ 9

      ISO 14502-1

 

+ Lấy mẫu

   Theo TCVN 5609 (ISO 1839).

+ Phương pháp thử

- Các mẫu Chè phải được kiểm tra tính phù hợp với các yêu cầu về hóa học của tiêu chuẩn này bằng các phương pháp thử quy định trong Bảng 1.

-  Các yêu cầu được quy định trong Bảng 1

+ Đóng gói và ghi nhãn

  • Đóng gói

Chè phải được đóng gói trong các bao bì kín, sạch, khô và được làm bằng vật liệu không gây ảnh hưởng tới chất lượng Chè.

  • Ghi nhãn

Các bao bì đựng Chè phải được ghi nhãn theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Nội dung 5: Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, thu hoạch, sản xuất và chế biến Chè Mã Dọ

Từ những kết quả về kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, thu hoạch, sản xuất và chế biến chè Mã Dọ được thực hiện ở các nội dung và công việc phía trước, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp và biên soạn lại thành 3 quy trình hoàn chỉnh: (1) Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành và nuôi cấy in vitro; (2) Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch chè Mã Dọ; (3) Hoàn thiện quy trình sản xuất và chế biến chè Mã Dọ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nội dung 6: Tổ chức hội thảo khoa học "Chè Mã Dọ của Phú Yên - Giải pháp kỹ thuật trong nhân giống, trồng, chăm sóc và chế biến Chè".

          Thời gian 01 buổi, địa điểm tại Thị xã Sông Cầu số lượng 40 thành viên tham gia hội thảo trong đó có 04 báo cáo khao học được trình bày tại hội thảo và 04 báo cáo khoa học được cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I:

1.cây giống Chè Mã Dọ có nguồn gốc từ phương pháp giâm cành: 2.500 cây, 

- Tuổi cây trồng: 8 tháng

- Chiều cao của cây trồng: ≥20 cm

- Đường kính của thân: ≥ 2,5 cm

- Độ nâu của thân: ≥ 50

- Số lá (lá) của cây Chè: ≥ 8

2.Cây giống Chè Mã Dọ in vitro: 2.500 cây

- Tuổi cây trồng: 2 tháng

- Chiều cao của cây trồng: ≥7cm

- Đường kính của thân: ≥ 1 cm

- Độ nâu của thân: ≥ 50

- Số lá (lá) của cây Chè: ≥ 4

3.Chè Mã Dọ dạng sấy: 20 kg Đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Dạng II:

1.Bảng mô tả đặc điểm sinh vật học cây Chè Mã Dọ

2.Quy trình nhân giống Chè Mã Dọ

3.Qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch Chè Mã Dọ

4.Quy trình sản xuất và chế biến Chè Mã Dọ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

5.Các chuyên đề từ nội dung thực hiện; Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đảm bảo đúng chất lượng như đăng ký.

Dạng III: 01 Bài báo 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả đề tài có kh3.ơ cấu cây trồng trên địa bàn Sông Cầu, tăng diện tích đất trồng Chè, đa dạng hoá sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường đất.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/10/2020 đến 01/10/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.107.368 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1107.368 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1780/QĐ-UBND ngày 12 tháng Tháng 10 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số 03/HĐĐTCN-SKHCN ngày 14 tháng Tháng 10 năm 2020

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)