Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Sở Khoa học và Công nghệ
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Phú Yên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính,phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Phú Yên

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. TS Nguyễn Thị Trúc Mai – Chủ nhiệm 2. TS Hoàng Kim - Đồng chủ nhiệm 3. TS Hoàng Long – Thư ký 4. ThS Mạnh Thế Trí – Thành viên chính 5. ThS Nguyễn Thị Kim Hồng – Thành viên chính 6. ThS Nguyễn Nữ Quỳnh Đoan – Thành viên chính 7. Kỹ sư Nguyễn Thị Phùng Nhị – Thành viên chính 8. Kỹ sư Phạm Tấn Thái – Thành viên chính 9. Kỹ sư Nguyễn Thị Kim Ly – Thành viên chính 10. Kỹ sư Nguyễn Thị Ý Thi – Thành viên chính

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Chọn tạo được giống sắn có năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Phú Yên

Mục tiêu cụ thể:

- Chọn được 1-2 giống sắn có năng suất tinh bột vượt hơn đối chứng 10%, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Phú Yên

- Nâng cấp cải tiến giống sắn chủ lực sản xuất KM419. Tạo được 05 tổ hợp sắn lai ưu tú có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, tích hợp được gen kháng bệnh hại virus khảm lá sắn CMD.

- Quy trình kỹ thuật cao tác sắn bền vững

- Xây dựng mô hình trình diễn, Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

 

Nội dung 1. Cải tiến nâng cấp giống sắn chủ lực sản xuất KM419

Nội dung 2. Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sinh thái của tỉnh Phú Yên

Nội dung 3: Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ

 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Đề tài tiếp tục tích hợp nguồn gen kháng bệnh, cải tiến vào giống sắn năng suất tinh bột cao nhất và ít nhiễm bệnh hại nhất hiện có ở Việt Nam, nâng cấp và cải tiến, bảo tồn giống sắn chủ lực tại Phú Yên đẩy mạnh phát triển bền vững, góp phần đưa năng suất sắn của tỉnh lên mức 30 tấn /ha.dần hình thành vùng giống sắn thương mại năng suất bột cao ít nhiễm bệnh, điển hình khu vực miền trung. Tác động và ảnh hưởng đén đời sống kinh tế xã hội là rất thiết thực và hiệu quả, tác động sâu rộng đến sinh kế và thu nhập đời sống của người dân trồng sắn ở tỉnh

13

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung 1. Cải tiến nâng cấp giống sắn chủ lực sản xuất KM419

Công việc 1.1.Thu hạt lai và chọn dòng KM419

Thu 5.000 hạt sắn lai năm đầu của đề tài chủ yếu trên giống sắn KM419 là giống sắn thương mại phổ biến nhất hiện nay, cùng với thu hạt giống sắn KM440, KM397 là hai giống sắn tốt đã được đánh giá, tuyển chọn và kết luận là thích hợp tại tỉnh Phú Yên, với thu hạt giống sắn KM94 (giống sắn thương mại phổ biến thứ hai của Việt Nam) và C39 (giống sắn kháng CMD nhập nội từ CIAT trước năm 2015). Tiếp tục lai hữu tính, thu hạt sắn lai và tạo dòng sắn ưu tú cho năm thứ hai,

thứ ba với quy mô tương tự năm đầu để nguồn gen giống sắn tốt liên tục đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển sắn hiệu quả bền vững tại địa phương. 

Công việc 1.2. Xây dựng vườn tạo dòng các tổ hợp sắn lai ưu tú

 Thực hiện lai hữu tính và chọn đầu dòng ưu tú đối với các giống sắn KM534 (KM397/ C39 giống kháng CMD), KM535 (KM419/ C39 giống kháng CMD), KM536 (KM419/ KM419), KM537 (KM419/ KM440),  KM568 (KM419/KM440/ C39 giống kháng CMD) theo phương pháp của Hoàng Kim và cộng sự 2009 “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT” Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Mã số B2007-12-45. Chọn giống sắn trên nền tảng khoa học và các phương pháp chọn lọc này đã bảo tồn và phát triển các giống sắn phổ biến Việt Nam KM419, KM140, KM98-5, KM98-1, KM94.

Thực hiện Quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai (Hoàng Kim 2003) bao gồm chín bước (đã hiệu chỉnh mới theo Thông tư Quy định về khảo nghiệm, công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT):

Hình. Sơ đồ chọn tạo giống sắn KM534, KM535, KM536, KM537 trên nền di truyền KM419, KM94, C39 để tạo giống sắn năng suất cao, kháng sâu bệnh chính    

 Nguồn: Hoang Long et al, 2019

  1. Xây dựng vườn tạo dòng sắn lai, quản lý nguồn gen và lựa chọn cặp lai
  2. Bảo tồn nguồn vật liệu giống gốc các giống sắn tốt tuyển chọn (KM419, KM440, KM397, C39*, KM94) và tạo các đầu dòng ưu tú.
  3. Lai hữu tính và thu hạt sắn lai theo phương thức lai giống có kiểm soát (CM) và lai giống mở (OM) của 5 quần thể giống sắn gốc; thu 5000 hạt
  4. Gieo ươm hạt lai và chọn đầu dòng F1­C1; Gieo 5000 hạt tuần tự hệ thống theo từng tổ hợp lai, tuyển 250 dòng (vụ 1) và chọn 27 dòng (vụ 2) của năm thứ nhất. Công nghệ và kỹ thuật này được lặp lại cho năm thứ hai và năm thứ ba tương tự quy mô năm đầu để có nguồn gen giống sắn tốt liên tục cho nhu cầu phát triển sắn hiệu quả bền vững tại địa phương. 
  5. Khảo sát đơn luống NYT và tuyển sơ bộ PYT1, PYT2 cho 27 dòng sắn tốt.
  6. Khảo nghiệm cơ bản 7 giống sắn (gồm 5 giống triển vọng và 2 giống đối chứng KM94, KM419) cho hai vụ và hai loại đất chính của địa phương (SYT1, SYT2 , SYT3, SYT4) . Khảo nghiệm cơ bản theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. Diện tích 32m2/giống, ba lần nhắc lại, thí nghiệm bố trí kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Thu hoạch củ và tuyển chọn giống sắn tốt theo mục tiêu đã định lúc 10 tháng sau trồng.
  7. Khảo nghiệm sản xuất 5 giống sắn (5 giống mới tuyển chọn và 2 giống đối chứng KM94, KM419). Khảo nghiệm sản xuất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. Diện tích 1.000m2/giống. Thu hoạch củ, tuyển chọn giống sắn tốt theo mục tiêu đã định lúc 10 tháng sau trồng.
  8. Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao giống sắn tốt năng suất tinh bột cao, ít nhiễm bệnh hại và quy trình kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững.
  9. Sản xuất và cung ứng giống sắn gốc cho mạng lưới người nông dân giỏi, dự án, công ty. Bảo tồn và phát triển giống sắn bền vững. Cải tiến và hoàn thiện chuỗi giá trị canh tác sắn thích hợp điều kiện sản xuất của địa phương.

Bảng: Nội dung nghiên cứu và lịch thời vụ của đề tài

Nội dung nghiên cứu

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Vụ 1

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

Vụ 5

Vụ 6

1. Cải tiến nâng cấp giống sắn KM419 chủ lực sản xuất

F1­C1
NYT

F1­C1
NYT

SYT1, SYT2

SYT3, SYT4,

AYT1, AYT2

AYT3, AYT4,

1.1. Thu 5000 hạt sắn lai, tạo  các tổ hợp đầu dòng ưu tú của các giống sắn KM419, C39, KM440, KM397, KM94 

5.000
  (250)

(250)
   27

     (7)
      7

     (7)
      7

(5)
3

(5)
3

1.2. Xây dựng vườn tạo dòng các tổ hợp sắn lai ưu tú

(5)
3

(5)
3

 5.000
  (250)

  (250)
     27

     (7)
      7

     (7)
      7

1.3 Khảo sát tập đoàn giống sắn

  (250)
     27

   (27)
      7

     (7)
      7

(5)
3

 5.000
  (250)

  (250)
     27 *

1.4 Khảo nghiệm DUS các giống sắn

(5)
3

(5)
3

(5)
3

(5)
3

(5)
3

(5)
3

2. Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên

SYT1, SYT2

SYT3, SYT4,


AYT1, AYT2


AYT3, AYT4,

 

 

2.1 Khảo nghiệm cơ bản 7 giống sắn vụ Xuân và vụ Hè tại đất xám Đồng Xuân và đất đỏ Sông Hinh

(7)
 7

(7)
 7

    
  (7)
   7

    
(7)
 5

 

 

2.2. Khảo nghiệm sản xuất 5 giống sắn vụ Xuân và vụ Hè tại đất xám Đồng Xuân và đất đỏ Sông Hinh

 

 

        (5)
 1

         (5)
 1

 

 

3. Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt; Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn.

 

 

 

 



MHTD1
MHTD2
MHTD3



MHTD1
MHTD2
MHTD3

3.1. Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt tại Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa.

 

 

 

 

    

    (3)
     1

    

     (3)
      1

3.2. Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn tại Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa.

 

 

 

 

    

    X

    

     X

* Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là số giống khảo sát (250) với số giống tuyển chọn  27

            Công việc 1.3. Khảo sát tập đoàn các giống sắn

- Kiểu bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Random Complete Block Dezign – RCBD), 3 lần lặp lại.

- Nền phân bón và nền mật độ theo quy trình kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên, sản phẩm khoa học của đề tài “Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên". Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng: Phân Urê có hàm lượng N là 46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 60%.  

- Yêu cầu công việc: Khảo sát đặc trưng hình thái thân lá ( màu sắc lá non, màu sắc lá già, màu sắc cuống lá, màu sắc thân, dạng cây, chiều cao cây , độ cao phân cành) đặc điểm hình thái củ (màu vỏ củ, màu thịt củ, điểm cây, điểm củ) Động thái tăng trưởng chiều cao cây 45,60, 75, 90, 105, 120, 135, 180, 240, 300 ngày sau trồng; mức kháng với một số sâu bệnh hại chính, năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột, chỉ số thu hoạch lúc 10 tháng sau trồng. Thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT

Công việc 1.4. Khảo nghiệm DUS cho các giống sắn được chọn

- Kiểu bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Random Complete Block Dezign – RCBD), 3 lần lặp lại.

- Nền phân bón và nền mật độ theo theo quy trình kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên, sản phẩm khoa học của đề tài “Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên". Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng: Phân Urê có hàm lượng N là 46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 60%.  

- Yêu cầu công việc: Khảo sát đặc trưng hình thái thân lá (màu sắc lá non, màu sắc lá già, màu sắc cuống lá, màu sắc thân, dạng cây, chiều cao cây , độ cao phân cành) đặc điểm hình thái củ (màu vỏ củ, màu thịt củ, điểm cây, điểm củ) Động thái tăng trưởng chiều cao cây 45,60, 75, 90, 105, 120, 135, 180, 240, 300 ngày sau trồng; mức kháng với một số sâu bệnh hại chính, năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột, chỉ số thu hoạch lúc 10 tháng sau trồng. Các chỉ tiêu theo dõi khác thực hiện theo Quy chuẩn Quốc tế của khảo nghiệm DUS giống sắn. Những yêu cầu khác được thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT.

 

Nội dung 2.Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên

Công việc 2.1. Khảo nghiệm cơ bản các giống sắn  

- Kiểu bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Random Complete Block Dezign – RCBD), 03 lần lặp lại.

- Nền phân bón và nền mật độ theo theo quy trình kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên, sản phẩm khoa học của đề tài “Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên". Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng: Phân Urê có hàm lượng N là 46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 60%.  

- Yêu cầu công việc: Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức kháng với các bệnh nguy hiểm chính, năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột, tỷ lệ chất khô, năng suất sắn lát khô lúc 10 tháng sau trồng. Thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT

Công việc 2.2. Khảo nghiệm sản xuất các giống sắn  

- Kiểu bố trí khảo nghiệm sản xuất tuần tự hệ thống cho các giống mỗi giống 1.000 m2 nếu đất đồng đều hoặc mỗi giống 333 m2 3 lần lặp lại nếu đất không đều.

- Nền phân bón và nền mật độ theo theo quy trình kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên, sản phẩm khoa học của đề tài “Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên". Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng: Phân Urê có hàm lượng N là 46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 60%.  

- Yêu cầu công việc: Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức kháng với các bệnh nguy hiểm chính, năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột, tỷ lệ chất khô, năng suất sắn lát khô lúc 10 tháng sau trồng. Thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT.

Nội dung 3. Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt; Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn.

Công việc 3.1. Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt

- Phân bón và mật độ theo theo quy trình kỹ thuật thâm canh sắn tại tỉnh Phú Yên, sản phẩm khoa học của đề tài “Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên".  Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng: Phân Urê có hàm lượng N là 46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 60%.  

- Yêu cầu công việc: Phối hợp các đơn vị quản lý liên quan, các nhà máy sắn tuyển chọn các hộ nông dân sản xuất giỏi, có kinh nghiệm và hiệu quả sản xuất sắn cao, tự nguyện thực hiện mô hình. Trình diễn giống sắn mới ưu tú và mô hình thâm canh tổng hợp thích hợp điều kiện kinh tế hộ tại địa phương. Nội dung thí nghiệm hợp phần kỹ thuật trình diễn trên ruộng nông dân về thử nghiệm giống mới, liều lượng và kỹ thuật bón phân, mật độ trồng, nghiên cứu thời điểm thu hoạch, trình diễn kỹ thuật trồng sắn xen lạc, v.v... do hộ nông dân lựa chọn và tự nguyện thực hiện theo sự bàn bạc thỏa thuận của cán bộ kỹ thuật trên cơ sở kế thừa Quy trình kỹ thuật thâm canh sắn bền vững của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên”.

18.3. Kỹ thuật áp dụng

(1) Kiểu bố trí thí nghiệm đồng ruộng

Tất cả thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất các giống sắn đều được thực hiện các thí nghiệm theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn, ký hiệu QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT và quy định thống nhất của Chương trình Sắn Việt Nam.

Kiểu bố trí thí nghiệm theo kiểu đơn yếu tố, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh ((Random Complete Block Dezign – RCBD), 3 lần lặp lại.

Chi tiết một số thí nghiệm như đã trình bày chi tiết ở mục 18.2

 (2) Qui trình kỹ thuật áp dụng

Các yêu cầu kỹ thuật làm đất, trồng và chăm sóc được áp dụng đồng đều và thống nhất cho toàn bộ thí nghiệm và áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn, ký hiệu QCVN 01-61 : 2011/BNNPTNT” và Những quy định chủ yếu về phương pháp thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá các cây có củ của Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ - Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (10/2005). Riêng về mật độ và phân bón kế thừa “Quy trình kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn thích hợp bền vững tại tỉnh Phú Yên” với phạm vi áp dụng trên đất đỏ và đất xám bạc màu tỉnh Phú Yên. Cụ thể như sau:

+ Thời vụ trồng:  theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương

+ Làm đất: cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, không lên luống, hàng cách hàng 1m.

+ Cách trồng: đặt hom nằm ngang so với mặt đất, lấp đất sâu 3-4 cm.

+ Mật độ trồng 14.285 gốc/ha tương ứng khoảng cách trồng 1,0 m x 0,70 m

+ Lượng phân bón: 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 10 tấn phân chuồng /ha hoặc 100 kg N + 80 kg P2O5 + 150 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh/ha.

+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân lân khi trồng. Bón thúc lần 1 (20-25 ngày sau trồng): 2/3 lượng đạm + 1/3 lượng  phân kali kết hợp với làm cỏ. Bón thúc lần 2 (40-45 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 2/3 lượng  phân kali kết hợp với làm cỏ.

+ Chăm sóc, làm cỏ: Sử dụng thuốc trừ cỏ để phun ngay sau trồng. Làm bằng cuốc 1 lần 30-40 sau mọc tuỳ theo tình hình thực tế.

(3) Các chỉ tiêu theo dõi

Thực hiện theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT thống nhất trên toàn mạng lưới nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam. Việc đánh giá giống tại các điểm trình diễn, sản xuất thử được tổ chức vào thời điểm thu hoạch thông qua hội thảo đầu bờ với sự tham gia của nông dân, cán bộ khuyến nông cơ sở, các doanh nghiệp chế biến sắn và lãnh đạo địa phương.

+ Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn, ký hiệu QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. Gồm một số chỉ tiêu sau đây:

- Thời gian từ trồng đến mọc (ngày): tính từ khi trồng đến mọc 50%.

- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng, tại thời điểm thu hoạch.

- Chiều cao phân cành (cm): cấp 1: đo từ gốc đến điểm phân cành; cấp 2 từ gốc đến điểm phân cành cấp 2.

- Số thân/cây (thân): đếm số thân trên 5 bụi/ô thu hoạch mỗi lần.

- Số củ/gốc (củ/gốc) trung bình số củ/5 cây đại diện/ô

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Trung bình năng suất của 5 cây đại diện/ô

- Năng suất củ tươi thực thu (tấn/ha): Cân khối lượng củ tươi thực thu của mỗi ô thí nghiệm (32 m2) quy về năng suất tấn/ha.

- Năng suất sinh khối (NSSH, tấn/ha) = (Năng suất thân, lá, củ trung bình của 5 cây mỗi lần x mật độ)/10.000

 - Chỉ số thu hoạch (CSTH, %) = (Năng suất củ tươi/NS thân lá+Rễ củ) x 100

- Hàm lượng tinh bột (HLTB, %): lấy 5 kg/ô đem đo bằng cân Reinhnan chuyên dụng (phương pháp tỷ trọng), lấy trị số trung bình.

-Tỷ lệ sắn lát (TLSL, %): lấy 5 kg củ sắn đã đo hàm lượng tinh bột, cắt lát phơi khô đến 15% ẩm độ, chia 5 kg.

- Năng suất sắn lát khô (NSSL, tấn/ha): khối lượng sắn củ tươi trong ô (5 cây/lần) x tỷ lệ sắn lát ở độ ẩm W=15%.

- Năng suất tinh bột (NSTB, tấn/ha) = (Năng suất củ tươi x Hàm lượng tinh bột)/10.000.

- Sâu bệnh hại (điểm từ 1-5): theo dõi và ghi nhận trực tiếp trên đồng tại các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây sắn.

Các sâu bệnh hại chính:

Sâu hại chính

- Rệp sáp (Phenicoccus sp.): % số cây xuất hiện rệp/ô thí nghiệm. Đếm số cây bị rệp sáp/tổng số cây của ô thí nghiệm.

- Nhện đỏ (Tetranychus sp.): % số cây bị nhện đỏ/ô thí nghiệm.

- Ruồi trắng (Bemisia tabaci): % số cây bị nhiễm /ô thí nghiệm

- Các thí nghiệm đều được thu hoạch để xác định năng suất lý thuyết và chỉ số thu hoạch tại 3 lần nhắc lại, mỗi lần 5 cây/ô.

Bệnh hại  chính
           - Bệnh khảm lá sắn (CMD; begomovirus complex)

- Bệnh chổi rồng (Phytoplasma sp): % cây bị bệnh/tổng số cây mỗi ô.

- Bệnh thối củ (PRR; Phytophthora spp): % cây bị bệnh/tổng số cây mỗi ô.
          - Bệnh đốm nâu lá (Cercospora henningsii):% cây bị bệnh/tổng số cây mỗi ô.
         Bệnh khảm lá virus (CMD) là đối tượng bệnh chính hại sắn hiện nay. Sự đánh giá bệnh CMD trên đồng ruộng đối với các giống sắn thí nghiệm thực hiện  5 lần vào các thời điểm sau trồng lúc : 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 10 tháng. CMD mức độ hại theo thang điểm CIAT và VNCP như sau:

   Hình 1.7. CMD mức độ hại: 1) Kháng bệnh, chống chịu bệnh, rất ít bệnh, 2) Nhiễm nhẹ, 3) Nhiễm trung bình, 4) Nhiễm nặng, 5) Nhiễm rất nặng.

+ Quy trình công nghệ chọn tạo giống sắn: Thực hiện quy trình công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai (Hoàng Kim 2003) gồm 9 bước, đã trình bày chi tiết tại Công việc 2: Xây dựng vườn tạo dòng 5 tổ hợp sắn lai ưu tú mục 18.2

          Công thức tính các thông số kinh tế

+ Tổng thu 

=  Tổng sản phẩm (kg) x Giá bán (đ/kg)

+ Tổng chi

=  Chi phí lao động + Chi phí vật tư + Chi phí năng lượng

+ Lãi ròng

=  Tổng thu – Tổng chi

+ Tỷ suất lợi nhuận

=  Lãi ròng / Tổng chi

(4) Phương pháp phân tích chỉ số ổn định của giống: dùng phần mềm IRRISTAT

(5) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

+ Chỉ tiêu theo dõi và xử lý phân tích thống kê: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp chuẩn của CIAT. Xác định hàm lượng tinh bột bằng cân chuyên dùng Reinmahn. Sử dụng các phần mềm MSTATC, SAS 9.1 để xử lý Anova và phân hạng các số liệu thống kê theo Duncan ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5% dựa trên kết quả để đánh giá giống sắn. Phân tích tính thích nghi và chỉ số ổn định của các giống sắn theo mô hình của Eberhart và Russel (1966)

+ Đồ thị được vẽ trên Exel.

+ Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: 1) Thiết lập cánh đồng mẫu cùng nông dân đánh giá giống và kỹ thuật canh tác trực tiếp trên đồng ruộng (Establishment of Demonstration Fields and FPR-Farmer Participatory Research) 2) 10T Mười biện pháp chính để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. 3) 6M Sáu yếu tố liên kết thành công (Hoàng Kim, Nguyễn Văn Bộ và tập thể 2013c).

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Có 1-2 giống sắn có năng suất tinh bột vượt hơn đối chứng 10%, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Phú Yên.
- 01 báo cáo khoa học: Kết quả cảỉ tiến nâng cấp giống sắn chủ lực sản xuất KM419.
- 01 báo cáo khoa học: Kết quả tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, ít nhiễm bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên.
- 03 mô hình trình diễn tại ba huyện Sông Hinh, Sơn Hoà và Đồng Xuân.

             - Bảng số liệu đúc kết trong báo cáo và Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân

             - Bài báo (01 đến 02 bài báo)

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng cho diện tích sản xuất sắn trên toàn tỉnh Phú Yên. Đặc biệt cũng được ứng dụng cho các vùng trồng sắn trong khu vực Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ như Gia Lai, Bình Định, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Phước…

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/10/2021 đến 01/10/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1500 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1500 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1387/QĐ-UBND ngày 07 tháng Tháng 10 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số 03/HĐĐTCN-SKHCN ngày 07 tháng Tháng 10 năm 2021

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)