Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Sở Khoa học và Công nghệ
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và bổ sung cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật các thuỷ vực nội địa tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển tổng hợp và bền vững kinh tế - xã hội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐTCN03/22

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sĩ Hoàng Đình Trung

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. TS. Hoàng Đình Trung 2. TS. Nguyễn Duy Thuận 3. PGS.TS. Trần Quốc Dung 4. PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận 5. TS. Hoàng Hữu Tình 6. ThS. Nguyễn Hữu Nhật 7. ThS. Ngô Bảo Châu 8. ThS. Hồ Xuân Anh Vũ 9. NCV. Huỳnh Vũ Ngọc Quý 10.ThS. Nguyễn Dũng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu chung
Có được cơ sở dữ liệu hiện trạng đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật ở các thuỷ vực nội địa của tỉnh, sử dụng làm công cụ quản lý, định hướng về qui hoạch, khai thác và bảo tồn tài nguyên sinh vật nước ngọt nội địa tỉnh Phú Yên.
* Mục tiêu cụ thể
- Có được cơ sở khoa học về hiện trạng thành phần loài, đặc trưng phân bố, các đặc tính về sinh học, sinh thái, xu thế biến động đa dạng sinh học động thực vật thuỷ sinh khu vực nội địa trên địa bàn tỉnh Phú Yên làm cơ sở cho công tác bảo tồn, lập hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Bảo tồn được nguồn gen sinh vật nước ngọt nội địa định hướng phát triển bền vững trong sự cân bằng sinh thái, duy trì tính đa dạng sinh học, sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống trên phạm vi nghiên cứu.
- Bổ sung cơ sở dữ liệu thành phần loài động thực vật thủy sinh nước ngọt phục vụ cập nhật dữ liệu đa dạng sinh học của tỉnh nhà; xây dựng bộ mẫu vật phục vụ cho việc quản lý, góp phần vào công tác quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục môi trường.

- Đề xuất được những giải pháp khả thi để bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen thủy sản nước ngọt tự nhiên quý hiếm, có ích, đặc hữu


 


 

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

 

Nội dung 1: Kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu (nếu có) từ trƣớc đến nay về Đa dạng sinh học các thủy vực nƣớc ngọt vùng nội địa tỉnh Phú Yên và đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu

Nội dung 2: Nghiên cứu đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật trong các thủy vực nội địa của tỉnh Phú Yên.

Nội dung 3: Đánh giá tính Đa dạng sinh học, giá trị kinh tế, đặc hữu, quý hiếmtheo các nhóm tài nguyên và theo từng hệ sinh thái điển hình, tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh; so sánh với các thủy vực miền Trung và toàn Quốc.

Nội dung 4: Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật nƣớc ngọt nội địa tỉnh Phú Yên và các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững.

Nội dung 5: Xây dựng bộ mẫu bảo tàng một số loài động vật thuỷ sinh điển hình, có giá trị khoa học, kinh tế và giá trị bảo tồn; tập trung ở nhóm động vật không xƣơng sống (thân mềm, giáp xác cỡ lớn) và nhóm cá xương
phục vụ nghiên cứu, học tập và tham quan du lịch

Nội dung 6. Cập nhật cơ sở dữ liệu các nhóm tài nguyên động thực vật thủy sinh vật nƣớc ngọt, bổ sung cơ sở dữ liệu vào hệ thống đa dạng sinh học của tỉnh, góp phần vào công tác quản lý, bảo tồn.

Nội dung 7. Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng các hệ sinh thái nƣớc ngọt vùng nội địa tỉnh Phú Yên


 


 


 



 

 

 


 

 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học tự nhiên

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Đánh giá được hiện trạng về Đa dạng sinh học, tài nguyên sinh học của các hệ sinh thái nước ngọt điển hình, đại diện cho các hệ sinh thái nước ngọt vùng nội địa, tỉnh Phú Yên.
- Xác định được những đặc trưng về Đa dạng sinh học và khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học ở hồ chứa và hệ thống sông lớn vùng nội địa tỉnh Phú Yên.
- Thống kê được những loài quý hiếm, những loài đặc hữu, những loài có giá trị kinh tế.
- Các giải pháp khai thác bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
- Có giải pháp sử dụng hợp lý nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng và các dạng du lịch khác.
- Giáo dục khuyến khích kinh tế đối với cộng đồng cư dân hướng tới các hoạt động kinh tế theo hướng đối xử thân thiện với môi trường, bảo vệ Đa dạng sinh học,
môi trường các hệ sinh thái nước ngọt của tỉnh Phú Yên


 

13

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới trong điều tra xã hội học, điều tra tự nhiên theo phương pháp: RRA (Rapid Rural Appriral)

- Sử dụng các tài liệu, tư liệu và số liệu chuyên ngành để phân tích đánh giá từng nhóm, từng mức độ Đa dạng Sinh học đã thu thập.
- Phương pháp so sánh Đa dạng sinh học các hệ sinh thái (hồ chứa, sông) ở miền Trung và Việt Nam. Đặc trưng về phân bố của các nhóm loài động vật có xương sống và không xương sống. Đánh giá tính Đa dạng sinh học về nguồn gen và giá trị thực tiễn của vùng nghiên cứu: Các loài quý hiếm, các loài đặc hữu; để từ đó có thể định hướng được chiến lược phát triển kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu. - Sử dụng Ma trận, các công thức toán sinh thái, xác xuất thống kê và các phần mềm vi tính để tính toán và đánh giá số liệu và viết báo cáo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để tiến hành xây dựng CSDL về tài nguyên sinh vật
nước ngọt phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Yên


 


 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

08 Báo cáo chuyên đề theo từng nội dung nghiên cứu gồm:

1/. Báo cáo chuyên đề 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên.

2/. Báo cáo chuyên đề 2.1: Đa dạng về thành phần loài thực vật nổi (Phytoplankton) ở các thủy vực nước ngọt nội địa, tỉnh Phú Yên.

3/. Báo cáo chuyên đề 2.2: Đa dạng thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) các thủy vực nước ngọt nội địa, tỉnh Phú Yên.

4/. Báo cáo chuyên đề 2.3: Đa dạng thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở các thủy vực nước ngọt nội địa, tỉnh Phú Yên.
5/. Báo cáo chuyên đề 2.4: Đa dạng thành phần loài Cá (Pisces) ở các thủy vực nước ngọt nội địa, tỉnh Phú Yên.
6/. Báo cáo chuyên đề 2.5: Đặc điểm phân bố các loài thủy sinh vật nước ngọt ở các thủy vực nước ngọt nội địa, tỉnh Phú Yên.
7/. Báo cáo chuyên đề 2.6: Báo cáo số liệu điều tra hiện trạng đa dạng sinh học thủy vực nước ngọt nội địa, tỉnh Phú Yên.
8/. Báo cáo chuyên đề 3: Đa dạng sinh học về các loài động thực vật thủy sinh nước ngọt có ích, quý hiếm, đặc hữu và có giá trị kinh tế, thực tiễn ở tỉnh Phú Yên.
- Bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa tỉnh Phú Yên (đầy đủ danh lục thành phần loài các nhóm động thực vật thủy sinh, đặc điếm phân bố, giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn).
-Tài liệu hướng dẫn sử dụng tra cứu CSDL đa dạng sinh học trên phần mềm quản lý.
- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đề tài).
- 04 bài đăng ở Hội nghị toàn quốc (Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật); hoặc tạp chí Chuyên ngành (Tạp chí KH&CN Trường ĐHKH; Tạp chí Khoa học Đại học Huế và các Tạp chí có uy tín của các Trường ĐH trên cả nước) và 01 bài quốc tế.
.- Đào tạo 01 thạc sĩ

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 1. Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan đề xuất đặt hàng) sử dụng Bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa tỉnh Phú Yên cập nhật vào phần mềm của Sở nhằm hoàn thiện dữ liệu đa dạng sinh học nước ngọt của tỉnh nhà. 2. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh Phú Yên, các huyện có liên quan, các đơn vị thuộc Sở sử dụng kết quả của đề tài như là cơ sở khoa học cho việc quản lý tài nguyên sinh vật, bảo tồn và phát triển nguồn gen; khai thác họp lý, sử dụng có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn lợi. 3. Các đơn vị địa phương, Cộng đồng ngư dân, các hợp tác xã, tập đoàn ngư nghiệp trên địa bàn huyện Sông Hĩnh sử dụng để nuôi thả cá nước ngọt trên các hồ chứa của địa phương.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/11/2022 đến 01/11/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1400 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1400 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1290/QĐ-UBND ngày 28 tháng Tháng 10 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số 03/HĐĐTCN-SKHCN ngày 01 tháng Tháng 11 năm 2022

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)