14/2014/TT-BKHCN
Sở Khoa học và Công nghệ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Sá sùng ( Sipunculus nudus Linnaeus.1766) theo hướng bền vững tại tỉnh Phú Yên |
|||||||||||||
2 |
|
|||||||||||||
3 |
|
|||||||||||||
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
|||||||||||||
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Vạn Phát Đạt
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
|||||||||||||
6 |
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ |
|||||||||||||
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Duy Trinh
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
|||||||||||||
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. Nguyễn Duy Trinh; 2. Nguyễn Thị Tuyết; 3. Thái Ngọc Chiến; 4. Nguyễn Văn Cahr; 5. Thái Ngọc Huyền Trần; 6. Nguyễn Văn Giang; 7. Nguyễn Thị Thảo; 8. Đỗ Thị Mỹ Trang; 9. Trần Quang Ngọc; 10. Nguyễn Thị Thu Hiền; 11. Đinh Tấn Thiện; 12. Phạm Trường Giang; 13. Nguyễn Văn Tịnh; 14. Nguyễn Diệu |
|||||||||||||
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung: Chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766) tại tỉnh Phú Yên 2. Mục tiêu cụ thể: - Quy trình sản xuất giống Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766). - Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766). - Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng kết hợp Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766). - Mô hình sản xuất giống nhân tạo sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766) tại thị xã Đông Hòa, tạo ra 600.000 con giống sá sùng, kích cỡ 1-2 cm. - Mô hình nuôi thương phẩm Sá sùng tại 2 vùng khác nhau (4 mô hình, mỗi mô hình diện tích 1.500 m2), tỉ lệ sống trên 65%, cỡ giống thả 1,5 - 2,0 cm, kích cỡ thu hoạch 8 - 10 cm, thời gian nuôi 6 - 8 tháng, năng suất 3,0 - 3,5 tấn/ha. - Mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng kết hợp Sá sùng tại 2 vùng khác nhau (4 mô hình, mỗi mô hình diện tích 1.500 m2); tôm thẻ chân trắng: tỉ lệ sống trên 70%, đạt năng suất 8-10 tấn/ha, kích cỡ thu hoạch 50 - 60 con/kg; Sá sùng: tỉ lệ sống trên 65%, cỡ giống thả 1,5 - 2,0 cm, kích cỡ thu hoạch 8 - 10 cm, đạt 1 - 1,2 tấn/ha, thời gian nuôi 6 - 8 tháng. - Đào tạo 10 kỹ thuật viên; tập huấn 80 lượt người/ 04 lớp; hội nghị đầu bờ (60 người/ 02 hội nghị). |
|||||||||||||
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Chuyển giao quy trình công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất giống Sá sùng Nội dung 4: Tập huấn, Hội nghị đầu bờ |
|||||||||||||
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp |
|||||||||||||
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 thì diện tích nuôi tôm ở thị xã Đông Hòa là 1.065 ha, nếu sử dụng 1/3 diện tích này để nuôi Sá sùng (khoảng 355 ha) thì lợi nhuận đạt khoảng 200 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 2.500 hộ dân. Còn ở phạm vi trên toàn tỉnh thì lợi nhuận đạt khoảng 400 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 5.000 hộ nông dân. Ngoài ra, nhờ vào công nghệ nuôi kết hợp Sá sùng, sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần đảm bảo ổn định sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm để cung cấp cho thị trường tôm thế giới (Theo báo cáo của IMARC Group thì đến năm 2025 nhu cầu thị trường tôm trên thế giới đạt 7,28 triệu tấn). Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000 ha (tôm sú 600.000 ha, tôm thẻ chân trắng 150.000 ha). Tổng sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn (tôm sú trên 400.000 tấn, tôm thẻ chân trắng trên 700.000 tấn), giá trị xuất khẩu đạt trên 8,4 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030. Đề án tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Nghiên cứu, chủ động sản xuất giống tôm nước lợ chất lượng cao; Phát triển các hình thức nuôi tôm thương phẩm hiệu quả cao; Hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tôm, khu phức hợp sản xuất tôm công nghệ cao,.. Do đó nuôi kết hợp tôm thẻ với Sá sùng sẽ góp phần quan trọng để ngành thủy sản đạt mục tiêu này |
|||||||||||||
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Sơ đồ phương pháp tiếp cận Dự án:
Quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Sá sùng được áp dụng tại tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, quy trình này khi áp dụng tại tỉnh Phú Yên cần phải hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Nội dung cần hoàn thiện là xác định mật độ nuôi thích hợp: - Mật độ nuôi thương phẩm Sá sùng theo kiến nghị là 50 con/ m2 (nuôi đơn), nhưng để nâng cao năng suất, cần nghiên cứu thêm mật độ nuôi cao hơn (60 con/m2). Dự án sẽ thực hiện ở 2 vùng khác nhau (2 ao/ vùng) thuộc thị xã Đông Hòa và Sông Cầu. Mỗi vùng sẽ triển khai 1 mô hình nuôi đơn (3.000 m2/ vùng x 2 vùng = 6.000 m2). - Công nghệ nuôi thương phẩm Sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng. Mật độ nuôi Sá sùng là 20 con/ m2 và 30 con/ m2) với quy mô 0,6 ha. Dự án sẽ thực hiện ở 2 vùng khác nhau (2 ao/ vùng) thuộc thị xã Đông Hòa và Sông Cầu. Mỗi vùng sẽ triển khai 1 mô hình nuôi kết hợp (3.000 m2/vùng x 2 vùng = 6.000 m2).
13.1. Nội dung 1: Chuyển giao quy trình công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất giống Sá sùng Công việc 1.1. Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất giống Sá sùng Công việc 1.1.1. Đào tạo lý thuyết
Nội dung đào tạo:
+ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III là đơn vị chuyển giao về công nghệ sản xuất giống. + Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đầu Tư Vạn Phát Đạt đơn vị tiếp nhận công nghệ.
+ Bài 1: Chuẩn bị cơ sở sản xuất giống Sá sùng + Bài 2: Lựa chọn sá sùng bố mẹ và thuần dưỡng + Bài 3: Nuôi vỗ Sá sùng bố mẹ + Bài 4: Kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng nổi + Bài 5: Ương nuôi ấu trùng đáy + Bài 6: Chuẩn bị các loại thức ăn ương nuôi Sá sùng giống + Bài 7: Thu hoạch Sá sùng giống Công việc 1.1.2 Đào tạo thực hành
Sau khi học xong lý thuyết, học viên tham gia thự hành sản xuất giống sá sùng tại Trại sản xuất. * Nội dung: Thực hành lần lượt theo các bài đã học ở phần lý thuyết.
Công việc 1.2. Chuẩn bị trang trại và cơ sở vật chất để xây dựng mô hình sản xuất giống sá sùng
Trại sản xuất giống sá sùng dự kiến sẽ được cải hoán từ trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Các công việc cần thực hiện:
Công việc 1.3. Xây dựng mô hình sản xuất giống Sá sùng (12 tháng) Công việc 1.3.1. Tuyển chọn bố mẹ để sản xuất giống sá sùng (7 ngày x 3 đợt)
* Tiêu chuẩn sá sùng bố mẹ:
Phương pháp thực hiện: Sá sùng bố mẹ được tuyển chọn từ các ao nuôi Sá sùng thương phẩm hoặc đánh bắt từ tự nhiên. Sá sùng có chiều dài trung bình từ 10 - 14 cm, khối lượng 8 - 10 g/con, sá sùng không bị bệnh, dị hình dị dạng và hoàn toàn khỏe mạnh. Sá sùng bố mẹ được nuôi trong các bể xi măng. Bể nuôi được lót một lớp cát bùn có độ dày 30 - 40 cm. Nước để nuôi sá sùng bố mẹ có độ mặn 28 - 30 ‰. Mức nước cấp khoảng 0,8 - 1,0 m. Bể được lắp hệ thống sục khí. Mật độ thả Sá sùng bố mẹ là 40 con/m2. Chế độ cho ăn bằng thức ăn chế biến (Thức ăn chế biến là các loại cá tạp như cá cơm, cá nục, cá mối, tôm. Cá tạp được rửa sạch, xay nhuyễn và trộn với lòng đỏ trứng gà rồi hấp chín trước khi cho ăn), cho ăn 6% khối lượng thân. Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh bể nuôi nhằm loại bỏ chất bẩn, tăng hàm lượng oxy đồng thời hạn chế sự cư trú của các tác nhân gây bệnh. Hàng ngày kiểm tra hệ thống sục khí. Định kỳ hàng ngày thay 10% lượng nước trong bể để đảm bảo môi trường sống sạch cho Sá sùng. Hàng tuần tiến hành siphone để loại bỏ chất bẩn khỏi bể nuôi. Chế độ chiếu sáng theo tự nhiên. Công việc 1.3.2. Tổ chức SX và ương giống sá sùng (4 tháng/ đợt x 3 đợt)
* Phương pháp thực hiện: áp dụng quy trình sản xuất giống Sá sùng như phần mô tả Công nghệ sản xuất giống. * Nội dung công việc:
Công việc 1.3.3. Thu hoạch, vận chuyển giống Sá sùng giống khi thu hoạch từ trong trại sản xuất được giữ trong các thùng xốp có lót lớp cát bùn ẩm dày khoảng 10 - 15 cm, hoặc trong các khay nhựa có lót một lớp cát bùn ẩm, sau đó đặt các khay vào thùng xốp, cũng có thể giữ ẩm cho Sá sùng bằng cát bùn ẩm và để trong rổ có lót lớp lưới mềm. Mỗi khay nhựa tối đa vận chuyển được 1.000 con giống, mỗi rổ hoặc thùng xốp vận chuyển tối đa 3.000 con giống. Công việc 1.4. Hoàn thiện quy trình sản xuất giống Sá sùng phù hợp với điều kiện tại Phú Yên
Dựa trên kết quả về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống, ... từ các đợt sản xuất chúng tôi sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất giống Sá sùng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Phú Yên.
13.2. Nội dung 2: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình nuôi thương phẩm Sá sùng (mô hình nuôi đơn) Để đáp ứng đủ con giống sá sùng và thời vụ nuôi, chúng tôi chia thời gian thực hiện mô hình trong 2 năm: + Năm 2022 thực hiện tại thị xã Đông Hòa + Năm 2023 thực hiện thị xã Sông Cầu. Công việc 2.1: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi thương phẩm sá sùng (nuôi đơn) 2.1.1. Đào tạo lý thuyết
* Nội dung đào tạo:
+ Kỹ thuật lựa chọn, chuẩn bị ao nuôi Sá sùng + Kỹ thuật lựa chọn và vận chuyển con giống + Kỹ thuật thả giống + Kỹ thuật cho ăn, chăm sóc và quản lý ao nuôi + Kỹ thuật thu hoạch Sá sùng thương phẩm 2.1.2. Đào tạo thực hành: 60 ngày (30 ngày/ vùng x 2 vùng)
Công việc 2.2: Khảo sát và chọn lựa hộ tham gia mô hình nuôi thương phẩm sá sùng (nuôi đơn)
* Các nội dung khảo sát: - Khảo sát chất đáy trong các ao lựa chọn nuôi sá sùng - Khảo sát chất lượng môi trường nước trong các ao nuôi - Xác định danh sách các hộ nuôi và ký hợp đồng cam kết thực hiện tham gia mô hình * Tiêu chí chọn lựa hộ tham gia: - Hộ tham gia mô hình phải nhiệt tình, tâm huyết và cam kết thực hiện những trách nhiệm của mình trong tòan bộ quá trình thực hiện mô hình. - Có kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng - Ưu tiên cho những người tự nguyện tham gia thực hiện mô hình - Có năng lực, tinh thần hợp tác cao. - Có tinh thần muốn tiếp cận những công nghệ nuôi mới, muốn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của mình. - Các hộ được chọn sẽ thực hiện hợp đồng cam kết có xác nhận của địa phương. Tiêu chí chọn lựa ao nuôi: - Vị trí: Ao nằm ở vùng trung triều hoặc hạ triều dọc bờ biển. Ao nằm xa các nguồn nước ngọt đổ xuống, xa các nguồn gây ô nhiễm như nước thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải dân sinh. Tránh những nơi có sóng to, để hạn chế việc duy tu bảo dưỡng ao;… - Đáy cát- bùn, hoặc cát pha ít vỏ động vật thân mềm và bùn, đáy xốp, bước qua có dấu chân, tránh các ao cát quá mịn, đáy cứng, đáy bị nhiễm phèn. Độ sâu tối thiểu của lớp cát bùn 25 cm. Công việc 2.3: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm Sá sùng (nuôi đơn) I/ Thực hiện mô hình nuôi sá sùng tại thị xã Đông Hòa (năm 2022)
* Nội dung công việc:
* Phương pháp tiến hành: Nhằm hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên ở tỉnh Phú Yên, nhóm Dự án bố trí 2 ao nuôi với 2 mật độ khác nhau: 50 con/m2 (2 ao) và 60 con/m2 (2 ao). (2 mật độ bố trí cùng lúc trong 1 năm). 1) Cải tạo ao: Tháo cạn ao, gia công bờ bao, dọn dẹp hết cỏ rong trong ao đầm, tiêu diệt hết các loài địch hại, bón vôi để sát trùng và ổn định môi trường (150 kg/ 1.000 m2), bón lót phân chuồng (ủ hoai) cho ao nuôi liều lượng 30 kg/ 1.000 m2, sau đó lấy nước vào ao với độ sâu 1,0 - 1,2 m. Các yếu tố môi trường nuôi ổn định pH: 7,8 - 8,5, độ mặn: 28 - 32 ppt, oxy hòa tan 3,5 - 6,5 ppm, pH 7,5 - 8,5, NH3-N< 0,6 mg/L. Chất đáy ao nuôi phù hợp là đáy cát bùn, hạt cát đều có lẫn vỏ ốc, vỏ sò, đáy xốp. + Vôi bón cải tạo ao (vôi bột CaCO3): 150 kg/ 1.000 m2 x 1.500 m2/ao x 2 ao = 450 kg vôi. 2) Chọn giống và thả giống: Sá sùng ao nuôi đảm bảo, khỏe mạnh, sạch bệnh, giống đồng đều về kích cỡ (1,5 - 2,0 cm/ con). Giống được thả vào lúc trời mát 6 - 8h hoặc 17 - 18h để tránh gây sốc cho sá sùng. Mật độ thả là 50 con/m2 và 60 con/ m2. Tổng số lượng giống: (50 con/m2 x 1.500 m2/ao) + (60 con/m2 x 1.500 m2/ao) = 165.000 con giống. 3) Cho ăn và chăm sóc: Thức ăn sử dụng là thức ăn chế biến (cá tạp trộn khám gạo và bột ngô, bột đậu nành đem hấp chín). Cho ăn 1 - 2 ngày/lần vào buổi sáng sớm, mỗi lần cho ăn 5 - 8% khối lượng Sá sùng trong ao. Định kỳ 1 tháng/ lần, tiến hành bón phân hữu cơ (100 kg phân bò/1.000m2) để kích thích sự phát triển của các loài vi tảo biển đây cũng là loài thức ăn rất tốt cho sá sùng. - Hàng tháng đo sinh trưởng và các yếu tố môi trường 1 lần. - Thức ăn chế biến (cá tạp, bột đậu nành): 525 kg Sá sùng thương phẩm/ ao x 1,5 (FCR) x 2 ao = 1.575 kg. - Phân bò ủ bón đáy ao: 100 kg/1.000 m2/tháng x 1.500 m2/ ao x 8 tháng x 2 ao = 2.400.000 kg. 4) Thu hoạch: Sau 8 tháng nuôi tiến hành thu hoạch Sá sùng. * Phương pháp xác định các yếu tô môi trường: - Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế bách phân, chính xác 10C; - Độ pH: Đo bằng test pH; - Độ mặn: Đo bằng Salimeter; - Oxy hòa tan: Đo bằng test oxy hòa tan của Đức. - Amonia tổng số kiểm tra bằng test NH4+/NH3. * Tốc độ sinh trưởng sá sùng: được tính theo các công thức sau đây: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày): GR = (Wt – Wo)/(t – to) Trong đó: GR: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) Wo: khối lượng (g) của vật nuôi tại thời điểm ban đầu to . Wt: khối lượng (g) của vật nuôi tại thời điểm t. * Tỷ lệ sống của sá sùng: SR = (Nt *100 %)/No Trong đó: SR: tỷ lệ sống (%) No: Số lượng của vật nuôi (con) tại thời điểm ban đầu to . Nt: Số lượng của vật nuôi (con) tại thời điểm t. II/ Thực hiện mô hình nuôi sá sùng tại thị xã Sông Cầu (năm 2023):
Nội dung và phương pháp thực hiện tương tự như năm 2022 tại Thị xã Đông Hòa Công việc 2.4. Hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm Sá sùng phù hợp với điều kiện tại Phú Yên - Thời gian: 60 ngày (dự kiến từ tháng 8 - 10/2023). * Nội dung công việc: - Nhập và xử lý liệu về sinh trưởng, môi trường, tỷ lệ sống tại các ao nuôi - Phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường, - So sánh tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để lựa chọn mật độ nuôi thích hợp. Dựa trên kết quả về tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng, ... bằng phương pháp thống kê sẽ chọn được mật độ nuôi thích hợp từ các đợt sản xuất chúng tôi sẽ hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm Sá sùng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Phú Yên. - Các chỉ tiêu quy trình: thời gian nuôi: 8 tháng, tỷ lệ sống sá sùng đạt trên 60%, kích thước thu hoạch đạt 8-10 cm/con.
13.3. Nội dung 3: Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ nuôi thương phẩm Sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng tại Phú Yên Để đáp ứng đủ con giống sá sùng và thời vụ nuôi, chúng tôi chia thời gian thực hiện mô hình trong 2 năm: + Năm 2022 thực hiện tại thị xã Đông Hòa + Năm 2023 thực hiện thị xã Sông Cầu. Công việc 3.1. Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng Công việc 3.1.1. Đào tạo lý thuyết
* Nội dung đào tạo:
+ Kỹ thuật chọn và cải tạo ao nuôi sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật thu hoạch sá sùng và tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật vận chuyển và thả giống sá sùng và tôm thẻ chân trắng Công việc 3.1.2. Đào tạo thực hành: 60 ngày (30 ngày/ vùng x 2 vùng)
Dự kiến trong khoảng từ tháng 1 - 8/2022 (1 vụ nuôi) tại Đông Hòa và 1 - 8/2023 (1 vụ nuôi) tại Sông Cầu
Công việc 3.2. Khảo sát và chọn lựa hộ tham gia mô hình nuôi thương phẩm sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng
* Nội dung công việc: - Khảo sát chất đáy trong các ao lựa chọn nuôi sá sùng kết hợp tôm thẻ chân trắng - Khảo sát chất lượng môi trường nước trong các ao nuôi sá sùng kết hợp tôm thẻ chân trắng - Xác định danh sách các hộ nuôi và ký hợp đồng cam kết thực hiện tham gia mô hình * Tiêu chí chọn lựa hộ tham gia: - Hộ tham gia mô hình phải nhiệt tình, tâm huyết và cam kết thực hiện những trách nhiệm của mình trong tòan bộ quá trình thực hiện mô hình. - Có kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng - Ưu tiên cho những người tự nguyện tham gia thực hiện mô hình - Có năng lực, tinh thần hợp tác cao. - Có tinh thần muốn tiếp cận những công nghệ nuôi mới, muốn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của mình. - Các hộ được chọn sẽ thực hiện hợp đồng cam kết có xác nhận của địa phương. * Tiêu chí chọn lựa ao nuôi: - Vị trí: Ao nằm ở vùng trung triều hoặc hạ triều dọc bờ biển. Ao nằm xa các nguồn nước ngọt đổ xuống, xa các nguồn gây ô nhiễm như nước thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải dân sinh. Tránh những nơi có sóng to, để hạn chế việc duy tu bảo dưỡng ao;… - Đáy cát- bùn, hoặc cát pha ít vỏ động vật thân mềm và bùn, đáy xốp, bước qua có dấu chân, tránh các ao cát quá mịn, đáy cứng, đáy bị nhiễm phèn. Độ sâu tối thiểu của lớp cát bùn 25 cm. Công việc 3.3. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm Sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng I/ Thực hiện mô hình nuôi sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng tại thị xã Đông Hòa (năm 2022):
* Nội dung công việc:
* Phương pháp tiến hành: Nhằm hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên ở tỉnh Phú Yên, nhóm Dự án bố trí 2 ao nuôi với 2 mật độ khác nhau: 50 con/m2 (2 ao) và 60 con/m2 (2 ao) (bố trí 2 mật độ cùng lúc trong 1 năm) 1) Cải tạo ao: Tháo cạn ao, gia công bờ bao, dọn dẹp hết cỏ rong trong ao đầm, tiêu diệt hết các loài địch hại, bón vôi để sát trùng và ổn định môi trường (150 kg/1.000 m2), bón lót phân chuồng (ủ hoai) cho ao nuôi liều lượng 30 kg/1.000 m2, sau đó lấy nước vào ao với độ sâu 1,0 - 1,2 m. Các yếu tố môi trường nuôi ổn định pH: 7,8 - 8,5, độ mặn: 28 - 32 ppt, oxy hòa tan 3,5 - 6,5 ppm, pH 7,5 - 8,5, NH3 - N< 0,6 mg/L. Chất đáy ao nuôi phù hợp là đáy cát bùn, hạt cát đều có lẫn vỏ ốc, vỏ sò, đáy xốp. + Vôi bón cải tạo ao (vôi bột CaCO3): 150 kg/ 1.000 m2 x 1.500 m2/ ao x 2 ao = 450 kg vôi. 2) Thả giống: Sá sùng ao nuôi đảm bảo, khỏe mạnh, sạch bệnh, giống đồng đều về kích cỡ (1,5 - 2,0 cm/con). Giống được thả vào lúc trời mát 6 - 8h hoặc 17 - 18h để tránh gây sốc cho sá sùng. Mật độ Sá sùng được thả nuôi với 2 mật độ 20 con/m2 (2 ao) và 30 con/m2 (2 ao); kích thước 1,5 - 2,0 cm; Mật độ thả tôm thẻ PL15: 60 con/m2. Thả tôm thẻ trước 15 - 20 ngày để ổn định môi trường nước rồi thả Sá sùng. Tổng số lượng giống sá sùng: (20 con/m2 x 1.500 m2/ao) + (30 con/m2 x 1.500 m2/ao) = 75.000 con giống. Tổng số giống tôm thẻ chân trắng: 60 con/m2 x 1.500 m2/ao x 2 ao = 180.000 con + 10% hao hụt 3) Cho ăn và chăm sóc: Thức ăn sử dụng là thức ăn chế biến (cá tạp trộn khám gạo và bột ngô, bột đậu nành đem hấp chín). Cho ăn 1 - 2 ngày/lần vào buổi sáng sớm, mỗi lần cho ăn 5 - 8% khối lượng Sá sùng trong ao. Định kỳ 1 tháng/ lần, tiến hành bón phân hữu cơ (100 kg phân bò/ 1.000m2) để kích thích sự phát triển của các loài vi tảo biển đây cũng là loài thức ăn rất tốt cho sá sùng. - Hàng tháng đo sinh trưởng và các yếu tố môi trường 1 lần. + Thức ăn chế biến (cá tạp, bột đậu nành): 225 kg Sá sùng thương phẩm/ ao x 1,4 (FCR) x 2 ao = 630 kg. + Thức ăn công nghiệp nuôi tôm thẻ: 1.200 kg tôm thương phẩm/ ao x 1,5 kg thức ăn/ kg tôm x 2 ao = 3.600 kg thức ăn. + Phân bò ủ bón đáy ao: 100 kg/ 1.000 m2/tháng x 1.500 m2/ ao x 8 tháng x 2 ao = 2.400 kg. + Phân vô cơ gây tảo trong ao: 0.05kg/m2/tháng x 1.500m2 x 8 tháng/đợt x 2 ao=1.200 kg 4) Thu hoạch: Sau 8 tháng nuôi tiến hành thu hoạch Sá sùng. II/ Thực hiện mô hình nuôi sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng tại thị xã Sông Cầu (năm 2023):
Nội dung và phương pháp thực hiện tương tự như năm 2022 tại Thị xã Đông Hòa: Công việc 3.4. Hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm Sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện tại Phú Yên - Thời gian: 60 ngày (dự kiến từ tháng 9 - 10/2023). Dựa trên kết quả về tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng, ... bằng phương pháp thống kê sẽ chọn được mật độ nuôi thích hợp từ các đợt sản xuất chúng tôi sẽ hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm Sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Phú Yên. 13.4. Nội dung 4. Tập huấn, Hội nghị đầu bờ Công việc 4.1. Tập huấn kỹ thuật viên
Kết hợp với Phòng Nông nghiệp thị xã Đông Hòa và Thị xã Sông Cầu, chính quyền địa phương tổ chức đào tạo KTV tại địa phương. * Nội dung tập huấn: + Chuẩn bị cơ sở sản xuất giống Sá sùng + Kỹ thuật lựa chọn sá sùng bố mẹ và thuần dưỡng + Kỹ thuật nuôi vỗ Sá sùng bố mẹ + Kỹ thuật kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng nổi + Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng xuống đáy đến giai đoạn con giống, kích thước 1 - 2 cm/con + Kỹ thuật chuẩn bị các loại thức ăn ương nuôi Sá sùng giống + Kỹ thuật thu hoạch Sá sùng giống + Kỹ thuật vận chuyển sá sùng giống. + Kỹ thuật quản lý môi trường bể nuôi. + Kỹ thuật lựa chọn, chuẩn bị ao nuôi Sá sùng và tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật lựa chọn và vận chuyển con giống + Kỹ thuật thả giống sá sùng và tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật cho ăn, chăm sóc và quản lý ao nuôi + Kỹ thuật thu hoạch Sá sùng và tôm thẻ chân trắng thương phẩm Công việc 4.2. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân
* Nội dung tập huấn: + Chuẩn bị cơ sở sản xuất giống Sá sùng + Kỹ thuật lựa chọn sá sùng bố mẹ và thuần dưỡng + Kỹ thuật nuôi vỗ Sá sùng bố mẹ + Kỹ thuật kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng nổi + Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng xuống đáy đến giai đoạn con giống, kích thước 1 - 2 cm/con + Kỹ thuật chuẩn bị các loại thức ăn ương nuôi Sá sùng giống + Kỹ thuật thu hoạch Sá sùng giống + Kỹ thuật vận chuyển sá sùng giống. + Kỹ thuật quản lý môi trường bể nuôi. + Kỹ thuật lựa chọn, chuẩn bị ao nuôi Sá sùng và tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật lựa chọn và vận chuyển con giống + Kỹ thuật thả giống sá sùng và tôm thẻ chân trắng + Kỹ thuật cho ăn, chăm sóc và quản lý ao nuôi + Kỹ thuật thu hoạch Sá sùng và tôm thẻ chân trắng thương phẩm Công việc 4.3. Hội nghị đầu bờ
* Nội dung Hội nghị đầu bờ: + Kỹ thuật sản xuất giống sá sùng + Kỹ thuật nuôi thương phẩm sá sùng + Kỹ thuật nuôi thương phẩm sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng + Mô hình sản xuất giống sá sùng + Mô hình nuôi thương phẩm sá sùng + Mô hình nuôi thương phẩm sá sùng kết hợp với tôm thẻ chân trắng
13.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, thị trường Sá sùng chủ yếu Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (van der Have et al., 2015). Giá bán của Sá sùng khô đắt hơn nhiều lần so với Sá sùng tươi, loại rẻ nhất từ 1,5 - 2,4 triệu đồng/ kg, loại thượng hạng lên tới 4 - 5 triệu đồng/ kg (Nguyễn Thị Mỹ Hường, 2017). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hường (2017) thì nhu cầu Sá sùng rất cao, mỗi ngày thương lái thu mua từ 1,2 - 1,5 tấn. Ở Thanh Hóa vào mùa khai thác (từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch) năm mỗi ngày ước tính khoảng 70 - 100 kg/người. Năm 2015, ở Quảng Nam, tổng sản lượng khai thác Sá sùng là 6.642 kg; Bình Định: 8.892 kg/ năm; Quảng Ninh: 5.435 kg/ năm. Tổng sản lượng khai thác Sá sùng năm 2015 với số lượng là 27.094 kg, ước tính tổng thu nhập của năm từ nguồn lợi Sá sùng hơn 2 tỷ đồng/năm. Nguồn lợi từ Sá sùng đã và đang mang lại thu nhập chính cho nhiều ngư dân nghèo ven biển, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, gần đây việc khai thác quá mức đã làm suy giảm nghiêm trọng đến nguồn lợi Sá sùng. Điển hình như tại xã Minh Châu, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), sản lượng khai thác Sá sùng năm 1996 là 12 tấn khô, năm 2007 là 10 tấn, năm 2008 là 6 - 8 tấn, hiện nay ước tính chỉ đạt 4 - 5 tấn. Kích thước của Sá sùng cũng có xu hướng giảm mạnh, từ 11 cm (Năm 1998) hiện nay giảm còn khoảng 7 cm. Trong dự án này, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đầu Tư Vạn Phát Đạt sẽ thu mua các sản phẩm sau khi thu hoạch (Sá sùng và tôm thẻ chân trắng), chế biến và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. |
|||||||||||||
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 1. Quy trình sản xuất giống Sá sùng |
|||||||||||||
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Công ty Cp Tập đoàn Đầu tư Vạn Phát Đạt; Trung tâm Khuyến nông Phú Yên; Cacs doanh nghiệp, cá nhân nuôi trồng thủy sản địa phương,... |
|||||||||||||
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/04/2021 đến 01/09/2024) |
|||||||||||||
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 9.467.181 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 2.499 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 6.968 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0
|
|||||||||||||
18 |
Quyết định phê duyệt: số 470/QĐ-UBND ngày 30 tháng Tháng 3 năm 2021 |
|||||||||||||
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 01/HĐDACN-SKHCN ngày 01 tháng Tháng 4 năm 2021 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|