14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: 2023 Nghiên cứu khai thác tri thức địa phương của một số dân tộc thiểu số gắn với bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT. 02-2023 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Học viện Dân tộc
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Tuyên Quang |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Lê Thị Bích Thủy
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Đoàn Thị Cúc; TS. Trần Quốc Hùng; TS. Trần Thuỳ Dương; TS. Đặng Thị Tuyết; TS. Nguyễn Thị Ưng; Ths. Nguyễn Thị Khánh Ly; TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo; Ths. Hoàng Thị Thẻ; CN. Ngô Thu Huyền |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về tri thức địa phương của một số dân tộc thiểu số gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững.
- Thực trạng tri thức địa phương gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của một số dân tộc thiểu số (Tày, Dao, Cao Lan, Pà Thẻn, Sán Dìu) phục vụ phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất giải pháp khai thác, ứng dụng tri thức địa phương của một số dân tộc thiểu số (Tày, Dao, Cao Lan, Pà Thẻn, Sán Dìu) gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Dân tộc học |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài thu thập, phân tích các tài liệu thành văn về tri thức địa phương gắn với các di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội cộng đồng của một số dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang. Phương thu thập thông tin thứ cấp được sử dụng hữu hiệu khi thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu đã có sẵn có liên quan đến các nội dung mà đề tài nghiên cứu. Thông tin thứ cấp bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các tài liệu, báo cáo của các tổ chức chính trị xã hội. Nguồn tài liệu thứ cấp còn là các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, số liệu thống kê, kết quả điều tra,… của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Nguồn tài liệu sẵn có được thu thập từ nguồn tài liệu trong nước lẫn nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp được thực hiện từ giai đoạn viết thuyết minh đề cương nghiên cứu đề tài và thực hiện song song với các hoạt động sưu tầm, dịch các nguồn tài liệu; điều tra, khảo sát. - Phương pháp quan sát - tham dự: Phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhằm thu thập nguồn tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu. Để có cái nhìn khách quan, thu thập được các tri thức địa phương gắn với các di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội cộng đồng của một số dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tham gia vào một số hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng của một số tộc người như: gặp gỡ, trao đổi với người dân; tham gia vào các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng,… để quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp điền dã: Đề tài sử dụng phương pháp điền dã nghiên cứu thực tế, thu thập tài liệu thức cấp tại một số địa phương trong trong tỉnh Tuyên Quang để thu thập các thông tin liên quan đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của các tộc người đang cư trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, tìm hiểu kỹ hơn tri thức địa phương gắn với các di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội cộng đồng của một số dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang. - Điều tra xã hội học: Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua bộ câu hỏi tới người dân, cán bộ quản lý,... để thu thập các thông tin liên quan đến tri thức địa phương gắn với các di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội cộng đồng của một số dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Tập trung vào tri thức địa phương các lĩnh vực văn học – nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, chăm sóc sức khoẻ,…) - Phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Nội dung phỏng vấn sâu được thiết kế theo những nội dung chính của đề tài. Trong quá trình điều tra, khảo sát, phương pháp này được dùng để phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương,… Thông qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi có thể hiểu và làm rõ được các nguyên tắc trong các hoạt động của cộng đồng nhằm biết được tri thức địa phương trong sinh hoạt văn hoá – xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Thông tin có được từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho những nhận định trong đề tài bằng hình thức trích dẫn nội dung phỏng vấn bên cạnh ý kiến, nhận định của chúng tôi. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Các phương pháp này được sử dụng hiệu quả trong việc phân tích, tổng hợp các tài liệu về tri thức bản địa liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp được thực hiện trong quá trình điều tra, khảo sát nhằm so sánh các hoạt động văn hóa – xã hội diễn ra giữa các tộc người thiểu số ở Tuyên Quang nhằm tìm ra nét tương đồng và đặc sắc riêng trong tri thức địa của một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc so sánh và giải thích các loại hình tri thức địa phương tri thức địa phương gắn với các di sản văn hoá phi vật thể tồn tại trong đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội cộng đồng của một số dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề tài.
- Báo cáo 09 chuyên đề nghiên cứu: - 05 video quảng bá sản phẩm du lịch gắn với tri thức địa phương của 05 dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang (mỗi Video khoảng 3-5 phút). - 01 cuốn sách chuyên khảo “Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số: Tày, Dao, Cao Lan, Pà Thẻn, Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang”. - 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế có uy tín. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang |
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/08/2023 đến 01/07/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 748.163 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 748.163 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 898/QĐ-UBND ngày 16 tháng Tháng 8 năm 2023 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|