Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Tuyên Quang
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Dương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: 2023XÂY DỰNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN CHÈ SƠN DƯƠNG CHO SẢN PHẨM CHÈ CỦA HUYỆN SƠN DƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): DA.10-2023

5

Tên tổ chức chủ trì: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Dương

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Tuyên Quang

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ngô Thị Bích

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng việc sản xuất kinh doanh và xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chè của huyện Sơn Dương

Nội dung 2: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Chè Sơn Dương” cho sản phẩm chè của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (thiết kế mẫu nhãn hiệu; xây dựng thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu; phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu; lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu)

Nội dung 3: Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, quy mô 05 ha, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với nhãn hiệu chứng nhận “Chè Sơn Dương” để quản lý và phát triển.

Nội dung 4: Sản xuất 50 kg chè khô thành phẩm, có bao bì được gắn logo, nhãn hiệu chứng nhận để quảng bá phát triển

Nội dung 5: Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Trồng trọt

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phương án chung:
+ Tiếp cận SHTT: Nhãn hiệu cộng đồng gắn với tên địa danh là công cụ tiếp cận thị trường và tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Xây dựng nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu còn là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế...
+ Tiếp cận từ dưới lên theo kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, xây dựng, quản lý và phát triển NHCN phải dựa trên nhu cầu của chính người sản xuất, các HTX, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Cần có sự tham gia của họ vào tất cả quá trình xây dựng, quản lý và phát triển NHCN. Các quy trình kỹ thuật sản xuất phải kết hợp giữa kiến thức bản địa với kinh nghiệm chuyên gia.
+ Phương pháp phân tích định tính và chuyên gia để xác định các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm mang NHCN Chè Sơn Dương cho sản phẩm chè của huyện Sơn Dương.
+ Tiếp cận nghiên cứu phát triển (R&D) để phát triển sản xuất và thị trường cho sản phẩm...
+ Tiếp cận kế thừa: Tổng hợp các chương trình, dự án, kết quả nghiên cứu có liên quan để rút ra các vấn đề khoa học cần giải quyết.
- Phương án cụ thể về chuyên môn
+ Mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia các nội dung theo đúng chuyên môn;
+ Thiết kế hệ thống nhận diện sản phẩm được tiến hành theo trình tự: lựa chọn ý tưởng, thiết kế chuyên nghiệp, tổ chức Hội thảo lựa chọn;
+ Các tiêu chí chất lượng sản phẩm được xây dựng dựa trên đánh giá của Hội đồng đa ngành (quản lý, khoa học) và phân tích tại phòng thí nghiệm;
+ Các quy trình kỹ thuật sản xuất được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu sẵn có.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án.
- 02 Báo cáo chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Báo cáo đánh giá thực trạng việc sản xuất, kinh doanh và xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chè của huyện Sơn Dương.
+ Chuyên đề 2: Báo cáo đánh giá hoạt động cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Sơn Dương” cho sản phẩm chè của huyện Sơn Dương.
- Hồ sơ xác lập quyền sở hữu trí tuệ và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- 05 ha chè được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- 50 kg sản phẩm chè khô được đóng gói, gắn logo, nhãn hiệu chứng nhận.
- Hệ thống các công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận (các quy trình, quy chế).
- Hệ thống các công cụ nhận diện, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận (logo, tem nhãn, bao bì, fanpage, youtube) và hệ thống truy xuất nguồn gốc được vận hành.
- Chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên một số kênh thông tin.
- 60 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; 60 lượt nguời dân được tập huấn về sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Sơn Dương” đã được bảo hộ.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/10/2023 đến 01/09/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1166 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 759 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 406 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 05 tháng Tháng 10 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)