Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: 2023Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng chế biến măng tre Trinh hướng tới tạo sản phẩm OCOP tại huyện Na Hang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT.02-2023

5

Tên tổ chức chủ trì:

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ma Thanh Khiết

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Điều tra, đánh giá thực trạng trồng, chế biến, tiêu thụ măng tre Trinh tại 2 xã Khâu Tinh và Sơn Phú huyện Na Hang và tại một số điểm trên địa bàn tỉnh.
Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng mới cây tre Trinh diện tích 3,0 ha tại xã Khâu Tinh và xã Sơn Phú, huyện Na Hang (trong đó tại xã Khâu Tinh 2,0 ha, tại xã Sơn Phú 1,0 ha)
Nội dung 3: Xây dựng mô hình thâm canh khai thác măng cây tre Trinh diện tích 4,0 ha tại xã Sơn Phú, huyện Na Hang
Nội dung 4. Hướng dẫn, xây dựng mô hình chế biến tạo sản phẩm măng khô đảm bảo chất lượng, công suất 1-2 tấn măng tươi/mẻ sấy tại xã Sơn Phú
Nội dung 5: Tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản măng cây tre Trinh cho người dân trên địa bàn xã Khâu Tinh và xã Sơn Phú, huyện Na Hang.
Nội dung 6: Hướng dẫn lập hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cho sản phẩm măng khô
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Trồng trọt

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

18.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu đề ra, Đề tài tiếp cận như sau:
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiếp cận như sau:
(1) Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm gây trồng của người dân địa phương, điều tra hiện trạng và tri thức bản địa để lựa chọn địa điểm và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng mới, thâm canh cây tre Trinh lấy măng.
(2) Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm của người dân địa phương và kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, biện pháp thâm canh, khai thác, bảo quản và sơ chế, chế biến măng và bảo quản măng.
18.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng    
18.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng
18.2.1. Phương pháp thực hiện nội dung 1. Điều tra, đánh giá thực trạng trồng, chế biến, tiêu thụ măng tre Trinh tại 2 xã Khâu Tinh, Sơn Phú - huyện Na Hang và tại một số điểm trên địa bàn tỉnh
Tiếp cận nắm bắt thông tin ban đầu thông qua công chức Kiểm lâm ở Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang, chính quyền địa phương và người dân các xã trên địa bàn nghiên cứu để xác định khu vực ưu tiên cho điều tra.
* Thu thập tài liệu, thông tin: Thu thập số liệu qua các kênh: cơ quan, đơn vị quản lý như Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các, UBND các xã.
* Thu thập thông tin được áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn PRA (Rapid Rural Appraisal). Điều tra thu thập thông tin dựa trên mẫu phiếu điều tra in sẵn.
- Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn 50 cán bộ, công chức, nhân viên gồm: Cán bộ Kiểm lâm, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn đang phát triển cây tre Trinh trên địa bàn tỉnh. Bộ mẫu phiếu trên 30 chỉ tiêu về hiện trạng trồng, chế biến, khai thác, tiêu thụ và những kiến thức, kinh nghiệm thực tế về các nội dung đó.
- Xây dựng mẫu phiếu và tiến hành phỏng vấn 100 hộ gia đình (2 xã huyện Na Hang và 01 xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa về điều kiện gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng.
- Tiến hành đi thực địa trao đổi, học tập kinh nghiệm về xây dựng mô hình trồng, thâm canh và chế biến loài cây tre Trinh tại xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa hoặc một điểm ngoại tỉnh; quan sát thực tế, khảo sát tại các điểm thu mua, cơ sở chế biến và tiêu thụ măng…
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2023.
* Thống kê, xử lý số liệu: Thống kê toán học và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
- Tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo đánh giá được thực trạng thực trạng và kiến thức về gây trồng, chế biến, khai thác và tiêu thụ măng tre Trinh tại 2 xã Khâu Tinh, Sơn Phú - huyện Na Hang và một số điểm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
18.2.2. Phương pháp thực hiện nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng mới cây tre Trinh diện tích 3,0 ha tại xã Khâu Tinh và xã Sơn Phú, huyện Na Hang (trong đó tại xã Khâu Tinh 02 ha, tại xã Sơn Phú 01 ha).
a) Phương pháp khảo sát, lựa chọn địa điểm, hộ tham gia xây dựng mô hình tại xã Khâu Tinh 2,0 ha, tại xã Sơn Phú 1,0 ha.
- Chọn điểm trồng mô hình: Chọn 2 xã thuộc huyện Na Hang để tiến hành khảo sát.
- Tiêu trí chọn điểm: Điều kiện vùng đất trồng là núi đất, khe ẩm, thuận lợi giao thông,… đất nhiều mùn, phù hợp với trồng cây tre Trinh, chủ động tưới tiêu nước, nguồn đất và nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Quy mô mô hình: 3,0 ha (xã Khâu Tinh 2,0 ha, tại xã Sơn Phú 1,0 ha).
- Chọn hộ tham gia: Hộ được chọn là những hộ có điều kiện đất như tiêu trí ở trên và có diện tích tối thiểu 360 m2/khu đất trồng.
- Tiêu trí chọn hộ: Hộ nông dân hoặc thành viên HTX tham gia có diện tích đất ≥ 360 m2, đủ điều kiện nhân lực lao động để thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Tự nguyện tham gia và chấp hành tốt yêu cầu kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, có khả năng đối ứng một phần kinh phí hoặc vật tư, phân bón để cùng thực hiện mô hình.
b) Phương pháp xây dựng mô hình trồng mới cây tre Trinh diện tích 3,0 ha.
- Địa điểm: xã Khâu Tinh và Sơn Phú, huyện Na Hang.
- Mật độ trồng: 500 cây/ha (khoảng cách 4 m x 5 m).
- Thời vụ trồng: Từ tháng 01 - 3/2024, khi cây tre Trinh đang trong thời kỳ ngủ.
- Diện tích: 3,0 ha.
- Nguồn giống: Mua cây giống của các tổ chức/cá nhân, hộ gia đình sản xuất giống đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Đề tài.
- Tiêu chuẩn cây giống khi trồng: Chiều cao cây 80 cm, đường kính thân 1,5 cm - 2,5 cm và kích thước bầu 15 cm x 10 cm, không sâu bệnh.
- Đào hố, bón lót: Kích thước hố đào 50 cm x 50 cm x 50 cm; khi đào để lớp đất mặt sang một bên, lớp đất đáy để sang một bên. Trộn 5 kg phân vi sinh + 0,5 kg NPK, đảo đều với lớp đất mặt cho xuống hố trước khi trồng.
- Phương pháp trồng: Cuốc một hố đủ để bầu cây ở giữa hố trồng và đặt cây xuống (Bầu cây nằm trọn trong hố), thân cây nghiêng một góc 600, dùng tay lèn chặt đất để rễ cây tiếp xúc với đất mới. Tiếp theo dùng cuốc vun đất quanh gốc, phủ cỏ, rác để giữ ẩm. Cần tưới đủ ẩm cho cây ngay sau khi trồng đến 3 tháng đầu.
- Chăm sóc:
+ Năm thứ nhất tiến hành chăm sóc vào tháng 8, 9: Làm cỏ, xới đất quanh gốc cho tơi xốp.
+ Từ năm thứ 2, tiến hành chăm sóc 2 lần vào vụ Xuân tháng 2, 3 và vụ thu tháng 8, 9; dùng đất, mùn hữu cơ phủ gốc tre dày 20 cm - 30 cm.
Khi cây ra măng năm thứ nhất để 2 - 4 chồi măng, năm thứ 2 để lại không quá 8 chồi măng làm cây mẹ; chặt tỉa bỏ những cành ở tầm cao 2,5 m trở xuống, chặt bỏ những chồi khí sinh quanh gốc, dọn vệ sinh bụi tre để phòng chống sâu bệnh, không làm tổn thương đến măng hiện có, măng sẽ dễ nhiễm bệnh.
- Bón phân: Bón 1 lần vào vụ xuân kết hợp với chăm sóc lần 1. Lượng bón 0,3 kg NPK (8.16.16)/gốc.
- Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh: Không được thả trâu, bò vào vườn; tre Trinh ít sâu bệnh, thường mắc bệnh thối măng và sâu vòi voi hại măng.
c) Phương pháp theo dõi quá trình sinh trưởng và khả năng phát triển măng của cây tre Trinh ở mô hình.
- Sử dụng thước đo cao và thước kẹp kính để theo dõi sinh trưởng của cây (đường kính, chiều cao). Đánh giá khả năng sinh măng, hệ số sinh măng, kích thước măng.  
18.2.3. Phương pháp xây dựng mô hình thâm canh khai thác măng cây tre Trinh diện tích 4,0 ha.
a) Khảo sát, lựa chọn địa điểm, hộ tham gia xây dựng mô hình thâm canh khai thác măng cây tre Trinh
- Chọn điểm thực hiện mô hình: xã Sơn Phú, huyện Na Hang.
- Tiêu trí chọn điểm: Diện tích tre Trinh đang đến tuổi cho khai thác măng, thuận lợi giao thông, chủ động tưới tiêu nước, nguồn đất và nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Chọn hộ tham gia: Hộ được chọn là những hộ có điều kiện như tiêu trí ở trên và có diện tích tối thiểu 360 m2/khu đất đã trồng.
- Tiêu trí chọn hộ: Hộ nông dân hoặc thành viên HTX tham gia có diện tích đất đã trồng tre Trinh đang trong giai đoạn cho khai thác măng ≥ 360 m2, đủ điều kiện nhân lực lao động thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Tự nguyện tham gia và chấp hành tốt yêu cầu kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, có khả năng đối ứng một phần kinh phí hoặc vật tư, phân bón để cùng thực hiện mô hình.
- Diện tích: 4,0 ha
b) Phương pháp xây dựng mô hình thâm canh tre Trinh diện tích 4,0 ha.
- Họp thống nhất với các hộ tham gia mô hình.
- Tổ chức xác định ranh giới, diện tích thuộc mô hình thâm canh.
- Tổ chức tập huấn cho các hộ được lựa chọn để tiến hành cải tạo, chăm sóc mô hình.
- Xây dựng hồ sơ theo dõi mô hình.
c) Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật khai thác măng
- Lựa chọn 90 khóm cây tre Trinh ở 3 vị trí khác nhau (cùng tuổi): Chân, sườn và đỉnh để tiến hành quan sát và nghiên cứu khả năng sinh măng và kỹ thuật khai thác.
- Đánh giá tình hình phát sinh măng: Tại các khóm đã chọn để thu thập số liệu đánh giá về tình hình sinh trưởng, tiến hành quan sát và thống kê toàn bộ số măng xuất hiện tại thời điểm quan sát. Thời gian quan sát: Hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 11. Chu kỳ quan sát 5 ngày/lần.
- Xác định kích thước măng củ để khai thác: Phân cấp chiều cao cây măng (tính từ mặt đất): 10-20 cm, 20-30 cm, 30-40 cm trong một lô khai thác. Mỗi cấp chiều cao chọn ngẫu nhiên 30 cây măng giữa vụ để khai thác xác định chất lượng, thực hiện trong 2 năm (3 lần lặp, mỗi lần 30 măng). Các số liệu cần thu thập:
+ Sử dụng cân có độ chính xác đến 0,1 kg để cân khối lượng toàn bộ số măng cả bẹ theo mỗi loại kích thước được lựa chọn.
+ Đo chiều dài đoạn măng chìm trong đất (Phần có màu trắng dưới gốc măng) để xác định chiều cao măng (phần nhô ra ngoài đất).
+ Tiến hành bóc bỏ bẹ măng, gọt bỏ phần măng già chỉ để lại phần non có thể ăn được, cân toàn bộ khối lượng măng theo từng loại kích thước có độ chính xác đến 0,1 kg sau khi đã bóc vỏ để đánh giá tỷ lệ hao hụt.
- Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây tre Trinh thuộc mô hình.
- Đánh giá năng suất và sản lượng măng từ mô hình so với đối chứng.
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình thâm canh và kỹ thuật khai thác măng cây tre Trinh.
18.2.4. Phương pháp xây dựng mô hình chế biến tạo sản phẩm măng khô
- Địa điểm thực hiện: xã Sơn Phú, huyện Na Hang.
- Công suất: 1-2 tấn măng tươi/mẻ sấy.
- Nghiên cứu phương pháp sấy măng khô, sử dụng nhiệt để làm khô măng. Lò sấy sẽ kết hợp cả điện và đốt bằng củi và các phụ phẩm từ nông nghiệp.
- Quy trình chế biến măng khô được thực hiện như sau:
+ Giai đoạn trước khi cho vào lò sấy: Măng sau khi thu hoạch về được làm sạch vỏ, rồi đem đi rửa sạch, luộc măng giữ sôi ở nhiệt độ 80 đến 1000C trong thời gian khoảng 2 giờ. Sau luộc tiến hành cắt (mảnh, thái miếng nhỏ,…), để nguội măng từ 1 - 2 ngày, sau đó xếp vào khay đưa vào lò sấy.
+ Giai đoạn sấy: (1). Giai đoạn này chiếm 90% tổng thời gian sấy. Ở giai đoạn này nhiệt độ sấy duy trì ở mức 50-600C để sản phẩm được khô đều từ trong ra ngoài. Màu sắc măng vàng, không bị sậm màu hay thâm đen. (2). Giai đoạn này chỉ chiếm 10% tổng thời gian sấy, nhưng giai đoạn này quyết định thời gian bảo quản kéo dài bao lâu. Ở giai đoạn 2 nhiệt độ được tăng lên 65-750C nhằm thoát hết toàn bộ lượng ẩm còn sót lại trong sản phẩm. Mục đích chính là diệt hết các mẩn nấm hay vi sinh vật gây hại có trong sản phẩm để gia tăng thời hạn bảo quản, sử dụng của sản phẩm.
Sản lượng măng khô sản xuất thu hoạch trung bình trong một năm đạt 1,8 tấn/4,0 ha (kỳ thu hoạch trong năm sản lượng măng tươi đạt 20-25 tấn/ha, sau sấy khô sản lượng măng khô đạt 1,6-2,0 tấn/ha).
Để đưa sản phẩm măng khô trở thành sản phẩm OCOP thì cần tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về kim loại nặng, thuốc BVTV, nấm mốc và vi sinh vật. Mỗi năm tiến hành phân tích 6 mẫu ở 3 thời điểm khai thác (tháng 8, 9 và 10) x 2 năm để phân tích các chỉ tiêu trên. Tổng số mẫu phân tích dự kiến 6 mẫu/năm, sau 2 năm là 12 mẫu.
- Sản phẩm măng khô: Măng sau sấy có mầu vàng, mùi thơm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
18.2.4. Phương pháp nội dung 5: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến măng cây tre Trinh cho người dân trên địa bàn xã Khâu Tinh và xã Sơn Phú, huyện Na Hang.
* Tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh:
- Quy mô: 01 chuyến.
- Quy mô học viên: 30 người.
- Địa điểm: Tại mô hình trồng và chế biến tại xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hoặc một điểm ngoại tỉnh.
- Thời gian: Tháng 10 năm 2023.
- Lập danh sách hộ tham gia, lên lịch trình, liên hệ các điểm đến, thuê xe, đảm bảo các vấn đề hậu cần,...
* Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật
- Phối hợp lựa chọn, lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia tập huấn: Ban chủ nhiệm Đề tài phối kết hợp với các UBND xã kết hợp với các HTX tham gia mô hình lập danh sách các hộ tham gia tập huấn, 50 học viên/lớp/ngày.
- Tổ chức lớp tập huấn: Chuẩn bị Hội trường, loa đài, khánh tiết, phục vụ tổ chức triển khai tập huấn cho nông dân, cán bộ thôn, bản.
- Chuẩn bị tài liệu: Ban chủ nhiệm Đề tài biên soạn tài liệu (Biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh, khai thác, chế biến và bảo quản măng).
- Chuẩn bị cán bộ kỹ thuật tham gia tập huấn: Ban chủ nhiệm Đề tài cử các cán bộ, chuyên gia nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật của đơn vị phối hợp là Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên trực tiếp tham gia hướng dẫn cho học viên.
- Cấp phát chế độ cho học viên: Cấp phát cho học viên tham gia tập huấn gồm: Tài liệu, thực hiện nội dung dự toán được duyệt và các chế độ hỗ trợ khác theo quy định.
- Thời gian và chủ đề tập huấn: Hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh cây tre Trinh
+ Lớp thứ nhất: Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản măng cây tre Trinh (tháng 01-02/2024).
+ Lớp thứ hai: Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản măng cây tre Trinh (tháng 01-02/2024).
- Đánh giá kết quả tập huấn: Lấy phiều nhận xét đánh giá của học viên về bài giảng và kiểm tra tiếp thu của học viên thông qua bài thực hành.
Tổ chức 01 cuộc hội thảo lấy kiến hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật đồng thời gửi xin kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hoàn thiện.
- Nội dung Hội thảo: Lấy ý kiến hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh, khai thác, chế biến và bảo quản măng
- Số người tham gia: 54 người/Hội thảo.
- Thời gian thực hiện: Tháng 11/2025.
- Thành phần tham gia: Đại diện lãnh đạo: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Trung tâm Khuyến nông, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, UBND xã nơi thực hiện Đề tài, HTX tham gia mô hình. Cơ quan thông tin: báo, đài...
-  Mô tả phương pháp tổ chức tập Hội thảo:
+ Ban chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo và xin ý kiến Sở Khoa học và Công nghệ về  các nội dung chính: Thành phần tham gia, địa điểm và thời gian tiến hành.
+ Chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho Hội thảo như: Bản dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật, hội trường, loa đài, khánh tiết... để hội thảo triển khai tốt nhất.
+ Chuẩn bị tài liệu: Ban chủ nhiệm chuẩn bị Hướng dẫn kỹ thuật.
+ Cấp phát chế độ cho đại biểu: cấp tài liệu hội thảo, cấp đầy đủ các chế độ khác theo quy định: nước uống...
18.3. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 7.0 của Nguyễn Hải Tuất và cs (2005) và chương trình SPSS 20.0 của Nguyễn Hải Tuất và cs (2006).
18.4. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo
Nhìn chung, trong những năm qua, các nghiên cứu về Tre nói chung khá nhiều từ nhân giống, gây trồng, hàm lượng dinh dưỡng của măng song các nghiên cứu về cây tre Trinh trong nước còn rất ít, chỉ có một vài nghiên cứu về phân loại, mô tả loài, chưa có kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế. Trong Đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung xác định đặc điểm sinh học cây tre Trinh tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu kỹ thuật trồng, thâm canh lấy măng; kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế măng. Thông qua việc xây dựng mô hình trồng rừng bằng cây tre Trinh với mục tiêu lấy măng góp phần từng bước nâng giá trị của rừng trồng tre và tạo vùng nguyên liệu cho chế biến măng, cung cấp làm thực phẩm sạch có giá trị kinh tế cao, và đồng thời cung cấp thân làm nguyên vật liệu trong xây dựng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ góp phần dần đưa sản phẩm măng tre Trinh thành sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh, hướng tới xuất khẩu.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề tài.
- 3,0 ha mô hình trồng mới cây tre Trinh, tỷ lệ sống trung bình đạt 90%.
- 04 ha mô hình thâm canh khai thác măng cây tre Trinh, năng suất đạt 20-25 tấn măng tươi/ha/năm.
- Mô hình chế biến măng khô đảm bảo chất lượng, công suất lò sấy 1-2 tấn măng tươi/mẻ sấy.
- 01 Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản măng cây tre Trinh phù hợp với điều kiện tại địa phương.
- 100 người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản măng cây tre Trinh, nắm vững các kỹ thuật cơ bản.
- Báo cáo kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng và khả năng phát triển măng của cây tre Trinh ở mô hình; các báo cáo chuyên đề.
- Hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cho sản phẩm măng khô.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/08/2023 đến 01/07/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1354 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 772 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 582 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 897/QĐ-UBND ngày 16 tháng Tháng 8 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)