Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và biện pháp phòng chống bệnh Circovirus ở vịt tại tỉnh Bắc Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì:

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thị Hương Giang

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Thị Hương Giang; Trần Đức Hoàn; Nguyễn Thị Thu Huyền; Nguyễn Đình Nguyên; Vũ Thị Hoài Thu; Đoàn Thị Thảo; Hồ Thu Hiền

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Điều tra xác định đặc điểm bệnh lý của bệnh Circovirus ở vịt
- Địa điểm: 3 huyện: Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam.
- Số lượng 150 mẫu vịt nghi mắc bệnh.
- Nội dung: Phân tích chẩn đoán bệnh và triệu chứng lâm sàng; đánh giá bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể trên vịt bệnh, cụ thể như sau:
+ Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng: Ghi chép lại các dấu hiệu lâm sàng của vịt mắc bệnh.
+ Mổ khám quan sát và chụp lại các tổn thương đại thể ở vịt mắc bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán PCR nhằm xác định chính xác bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm của vịt nhuộm HE nhằm xác định các bệnh tích vi thể.
2. Xây dựng quy trình phòng chống bệnh Circovirus ở vịt
Trên cơ sở lý luận khoa học, kết quả điều tra xác định đặc điểm bệnh lý của bệnh Circovirus ở vịt, các văn bản quy phạm pháp luật phòng chống dịch bệnh và kiến thức thực tiễn về công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho gia cầm. Cơ quan chủ trì sẽ xây dựng quy trình phòng chống bệnh Circovirus ở vịt.
3. Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt an toàn phòng bệnh Circovirus ở vịt
- Địa điểm: Tại 01 nông hộ chăn nuôi vịt ở huyện Việt Yên.
- Qui mô chăn nuôi: ≥ 1000 con.
- Áp dụng qui trình phòng bệnh Circovirus cho vịt.
- Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về tình hình mắc bệnh của đàn vịt trong mô hình.
4. Xây dựng 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học
- Chuyên đề 1: Đặc điểm bệnh lý và phương pháp chẩn đoán bệnh Circovirus ở vịt.
- Chuyên đề 2: Biện pháp phòng chống bệnh Circovirus ở vịt.
5. Tổ chức 01 hội thảo khoa học- Thành phần: Đại diện một số nhà khoa học, nghiên cứu về chăn nuôi, thú y, trong và ngoài tỉnh của các Viện nghiên cứu, Trường Đại học; Đại diện phòng chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện, một số chủ cơ sở chăn nuôi vịt. Tổng số: 50 đại biểu.
- Nội dung hội thảo: Đặc điểm bệnh lý, phương pháp chẩn đoán bệnh và biện pháp phòng chống bệnh Circovirus ở vịt.
- Thời gian: 1 ngày/hội thảo.
- Địa điểm: Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang.
6. Viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Chăn nuôi

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra lấy mẫu vịt nghiên cứu
Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp chủ định cụ thể: Tại tỉnh Bắc Giang chúng tôi chọn lấy mẫu tại 3 huyện (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang), mỗi huyện chúng tôi chọn lấy mẫu tại 5 xã có nhiều hộ chăn nuôi vịt.
 Phương pháp xác định vịt mắc Circovirus
* Phương pháp thu thập mẫu
Mẫu bệnh phẩm là gan, túi bursa fabricius, não, swab lỗ huyệt hoặc hầu họng của vịt nghi nhiễm bệnh từ các trại và các hộ chăn nuôi vịt được thu thập bảo quản trong các ống chứa mẫu đã được vô trùng. Các mẫu bệnh phẩm này sau đó được dùng cho phản ứng PCR với các cặp mồi đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Chỉ các mẫu dương tính mới được lựa chọn cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.
* Phương pháp tách chiết DNA của circovirus từ các mẫu bệnh phẩm
Các mẫu thu thập được pha loãng với dung dịch PBS sau đó sử dụng bộ Kit táchDNA Quick - DNATMcủa hãng Thermo(Mỹ) quy trình tách triết DNA được thực hiện như sau:
Lấy 200 µl mẫu bệnh phẩm vào ống EP, sau đó cho 200µl dung dịch lysis trộn đều. Thêm 50 µl protum K vào ống trộn đều, ly tâm. Để dung dịch trong bể ổn định nhiệt 560C/15 phút; thêm 300µl cồn 960C trộn đều ly tâm. Chuyển đầu lọc qua ống EP khác, bỏ phần dưới. Hút 700µl Wash buffer 1 vào ống EP có đầu lọc, ly tâm 60000XG/phút. Chuyển đầu lọc qua ống EP khác hút tiếp 500µl Washbuffer 2 vào ống rồi ly tâm. Thực hiện thao tao tác này thêm lần nữa rồi chuyển qua ống đầu lọc EP có nắp. Cho 50µl Elution  vào ống EP ở trên để nhiệt độ phòng 2 phút rồi đem ly tâm 13000 XG/1 phút. Dung dịch thu được là DNA của virus. Dung dịch DNA được bảo quản  ở -20oC đến khi thực hiện PCR.
*  Phương pháp PCR

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 150 mẫu vịt nghi mắc bệnh.
- 04 bảng kết quả về chẩn đoán bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể trên vịt bệnh.
- 01 quy trình phòng chống bệnh Circovirus ở vịt.
- 01 mô hình chăn nuôi vịt an toàn phòng bệnh Circovirus ở vịt tại huyện Việt Yên, quy mô ≥ 1000 con, không có vịt bị mắc bệnh.
- 02 báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- 01 kỷ yếu hội thảo khoa học.
- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Tỉnh Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 10 tháng (từ 01/02/2023 đến 01/11/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 92 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 90 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 2 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số : số 81/QĐ-KHCN ngày 24 tháng Tháng 2 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)