10
|
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 6.1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lai tạo sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1 tại huyện Tân Yên và huyện Yên Dũng 6.1.1. Tuyển chọn đàn bò cái lai Zebu của địa phương để phối giống tạo con lai - Tiến hành khảo sát, đánh giá, tuyển chọn được 317 con bò cái lai Zebu trên địa bàn 2 huyện Yên Dũng và Tân Yên, đảm bảo các tiêu chí về độ tuổi, sức khỏe, ngoại hình, khối lượng đủ điều kiện để tiến hành phối giống thụ tinh nhân tạo, tạo con lai. - Xây dựng chuyên đề 1: Tuyển chọn, đánh giá năng suất, chất lượng đàn bò cái lai Zebu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 6.1.2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lai tạo sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1 a) Nghiên cứu ứng dụng biện pháp gây động dục chủ động, sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của giống bò Red Angus và giống bò Senepol phối với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1 Lựa chọn 120 con bò cái lai Zebu trong số 317 con bò cái lai Zebu được tuyển chọn để tiến hành bố trí các công thức thí nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật tạo con lai. - Bố trí các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của khối lượng đàn bò cái lai Zebu đến khả năng tạo con lai TH1. Sau khi bố trí các công thức thí nghiệm theo khối lượng ứng dụng kỹ thuật gây động dục chủ động và tiến hành sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của giống bò Red Angus và giống bò Senepol phối giống với đàn bò cái lai Zebu của các công thức thí nghiệm đã bố trí. - Đàn bò cái lai Zebu sau khi phối giống được theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, khám thai định kỳ; tiến hành theo dõi các thỉ tiêu: tỷ lệ phối giống có chửa; tỷ lệ đẻ; khối lượng bê sơ sinh. b) Theo dõi động dục tự nhiên, sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của giống bò Red Angus và giống bò Senepol phối với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1. - Còn lại 197 con bò cái lai Zebu trong số 317 con bò cái lai Zebu được tuyển chọn để tiến hành theo dõi động dục tự nhiên sau đó sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của giống bò Red Angus và giống bò Senepol phối giống cho đàn cái nền. - Đàn bò cái lai Zebu sau khi phối giống được theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, khám thai định kỳ; tiến hành theo dõi các thỉ tiêu: tỷ lệ phối giống có chửa; tỷ lệ đẻ; khối lượng bê sơ sinh. c) Xây dựng các quy trình kỹ thuật tạo con lai TH1 sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của giống bò Red Angus và giống bò Senepol phối với bò cái lai Zebu. - Xây dựng quy trình kỹ thuật lai tạo sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus phối với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1 (RALZ); - Xây dựng quy trình kỹ thuật lai tạo sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Senepol phối với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1 (SELZ). 6.1.3. Nghiên cứu, t a) Thí nghiệm về bổ sung sắt cho bê sơ sinh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của đàn bê lai ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi. - Lựa chọn 60 con bê lai sơ sinh (30 bê lai SELZ và 30 bê lai RALZ) ở giai đoạn từ 3-10 ngày tuổi để tiến hành bố trí thí nghiệm về bổ sung sắt cho bê sơ sinh với 2 công thức thí nghiệm tương ứng với 2 mức bổ sung sắt khác nhau. - Đàn bê lai trong thí nghiệm trên được theo dõi, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo quy định đến khi 6 tháng tuổi; tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống; tăng khối lượng bình quân, tình hình dịch bệnh. b) Thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến sinh trưởng, phát triển của bê lai giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi. - Lựa chọn 60 con bê lai sơ sinh (30 bê lai SELZ và 30 bê lai RALZ) ở giai đoạn từ 10-20 ngày tuổi để tiến hành bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến sinh trưởng, phát triển của bê lai. Bố trí 03 công thức thí nghiệm, tương ứng với 3 loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau. - Đàn bê lai trong thí nghiệm trên được theo dõi, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo quy định đến khi 6 tháng tuổi; tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống; tăng khối lượng bình quân, tình hình dịch bệnh. 6.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung bò lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu 6.2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung bò lai TH1 (RALZ) được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus lai tạo với bò cái lai Zebu - Địa điểm thực hiện: trên địa bàn huyện Tân Yên - Quy mô: 20 con bò lai TH1 (RALZ) (10 con bò lai đực và 10 con bò lai cái) ở giai đoạn trên 6 tháng tuổi. - Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến sinh trưởng, phát triển của bò lai TH1 (RALZ) giai đoạn từ 7-15 tháng tuổi. 20 con bò lai được lựa chọn được bố trí thành 2 công thức thí nghiệm tương ứng với 2 loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau. - Đàn bò lai được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo quy định ở giai đoạn từng lứa tuổi. Áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi bò tập trung. - Đối với bò lai đực được chăm sóc nuôi dưỡng chế độ cho ăn theo các giai đoạn từ 7-15 tháng tuổi nuôi dưỡng tích lũy, đến giai đoạn 16-18 tháng tuổi bước vào giai đoạn nuôi vỗ béo, đạt 18 tháng tuổi xuất chuồng mổ khảo sát, đánh giá năng suất thịt và phân tích chất lượng thịt bò lai TH1 (RALZ); tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, tăng khối lượng bình quân, tăng khối lượng giai đoạn vỗ béo, tiêu tốn thức ăn; khối lượng đến thời điểm bò được 18 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ, chất lượng thịt bò và tình hình dịch bệnh trên đàn bò lai. - Đối với bò cái lai được được chăm sóc nuôi dưỡng chế độ cho ăn theo các giai đoạn từ 7 tháng cho đến phối giống và đạt 18 tháng tuổi. Ngoài theo dõi đánh giá các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, tăng khối lượng bình quân, tiêu tốn thức ăn, còn tiến hành theo dõi, đánh giá thêm các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục: tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu; tuổi phối giống có chửa lần đầu, khối lượng phối giống có chửa lần đầu và tỷ lệ phối giống có chửa. - Xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho bò lai TH1(RALZ) được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus lai tạo với bò cái lai Zebu phù hợp với điều kiện chăn nuôi tỉnh Bắc Giang. 6.2.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung bò lai TH1 (SELZ) được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu - Địa điểm thực hiện: trên địa bàn huyện Yên Dũng - Quy mô: 20 con bò lai TH1 (SELZ) (10 con bò lai đực và 10 con bò lai cái) ở giai đoạn trên 6 tháng tuổi. - Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến sinh trưởng, phát triển của bò lai TH1 (SELZ) giai đoạn từ 7-15 tháng tuổi. 20 con bò lai được lựa chọn được bố trí thành 2 công thức thí nghiệm tương ứng với 2 loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau. - Đàn bò lai được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo quy định ở các giai đoạn từng lứa tuổi. Áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi bò tập trung. - Đối với bò lai đực được chăm sóc nuôi dưỡng chế độ cho ăn theo các giai đoạn từ 7-15 tháng tuổi nuôi dưỡng tích lũy, đến giai đoạn 16-18 tháng tuổi bước vào giai đoạn nuôi vỗ béo đạt 18 tháng tuổi xuất chuồng mổ khảo sát, đánh giá năng suất thịt và phân tích chất lượng thịt bò lai TH1 (SELZ); tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, tăng khối lượng bình quân, tăng khối lượng giai đoạn vỗ béo, tiêu tốn thức ăn; khối lượng đến thời điểm bò được 18 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ, chất lượng thịt bò và tình hình dịch bệnh trên đàn bò lai. - Đối với bò cái lai được được chăm sóc nuôi dưỡng chế độ cho ăn theo các giai đoạn từ 7 tháng cho đến phối giống và đạt 18 tháng tuổi, do đó ngoài theo dõi đánh giá các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, tăng trọng bình quân, tiêu tốn thức ăn, còn tiến hành theo dõi, đánh giá thêm các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục: tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu; tuổi phối giống có chửa lần đầu, khối lượng phối giống có chửa lần đầu và tỷ lệ phối giống có chửa. - Xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho bò lai TH1 (SELZ) được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu phù hợp với điều kiện chăn nuôi tỉnh Bắc Giang. 6.2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình và xây dựng chuyên đề nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi chăn nuôi tập trung bò lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng chuyên đề 2: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của bò cái lai TH1 (SELZ và RALZ) được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu. 6.3. Tổ chức đào tạo, hội nghị, hội thảo khoa học và tập huấn kỹ thuật - Tổ chức đào tạo và chuyển giao quy trình kỹ thuật cho 10 kỹ thuật viên cơ sở về kỹ thuật sinh sản gây động dục chủ động, quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò sử dụng tinh đông lạnh. - Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ, thăm quan, đánh giá mô hình tạo con lai TH1 và mô hình chăn nuôi thương phẩm con lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu. - Tổ chức 01 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài. - Tổ chức 02 hội nghị tập huấn cho 100 lượt người dân về quy trình kỹ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh bò lai sinh sản và hướng thịt.
|
13
|
Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng các phương pháp kỹ thuật chuyên môn trong chuyên ngành chăn nuôi áp dụng để tuyển chọn theo dõi đàn bò; theo dõi các chỉ tiêu bằng các biện pháp kỹ thuật
Tỷ lệ động dục; Tỷ lệ phối giống có chửa; Tỷ lệ đẻ; Khối lượng bê sơ sinh,
+ Đánh giá tỷ lệ động dục như sau
Trong đó:
TLDD (%): là tỷ lệ bò động dục (%)
SCDD: Số bò cái động dục (con)
SCGDD: Số bò cái được gây động dục (con)
+ Đánh giá Tỷ lệ phối giống có chửa như sau
Trong đó:
TLPC (%): là tỷ lệ phối giống có chửa (%)
SCC: Số bò cái được phối giống (con)
SCPG: Số bò cái được phối giông (con)
+ Đánh giá Tỷ lệ đẻ như sau
Trong đó:
TLDe (%): là tỷ lệ đẻ (%)
SCDe: Số bò cái đẻ bê (con)
SCChua: Số bò cái có chửa (con)
+ Xác định khối lượng sơ sinh bê
Sử dụng cân bàn đồng hồ, bê sau khi sinh được lau chùi sạch sẽ, sau đó cho bê vào sọt cân hoặc cho người chăn nuôi bế bê con sau đó cân cả người và bê, sau đó thả bê cân người và trừ khối lượng người là ra khối lượng bê sơ sinh.
- Khối lượng cơ thể: Sử dụng cân Rudd Weight, cân bê vào sáng sớm đầu tháng lấy số liệu, cân trước khi cho ăn, uống. Sử dụng cũi chuồng cố định để mắc cân, hạn chế bê chạy nhảy, phá cân. Sử dụng kỹ thuật viên, cán bộ chuyên nghiệp để điều khiển cân cùng chủ gia súc hỗ trợ. Sử dụng phương pháp hiệu chỉnh của ICAR để đưa khối lượng bê về chuẩn ngày tuổi nghiên cứu.
- Tỷ lệ nuôi sống: Căn cứ vào số bê sống đến cuối kỳ và bê đầu kỳ theo dõi, xác định tỷ lệ nuôi sống như sau:
- Trong đó:
- TLNS (%): Tỷ lệ nuôi sống (%)
- SCS: Số con sống đến cuối kỳ
- SCTD: Số con được theo dõi đầu kỳ
- Tốc độ tăng khối lượng cơ thể của bê lai xác định theo phương pháp sau
Trong đó:
- A là tốc độ tăng khối lượng cơ thể hàng ngày tuyệt đối
- P2: là Khối lượng cơ thể tích lũy được ứng với thời điểm T2
- P1: là Khối lượng cơ thể tích lũy được ứng với thời điểm T1
-
- Xác định bê mắc bệnh tiêu chảy bằng cách chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng (Trạng thái đi ngoài và hiện trạng phân bê, sức khỏe bê), thông qua thông tin chủ hộ chăn nuôi, kiểm tra bằng các cán bộ thú y có uy tín và kinh nghiệm tại địa phương. Bê được theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên môi nhóm và mỗi lô trong thời gian thí nghiệm ăn thức ăn tinh hỗn hợp.
- Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy như sau:
Trong đó:
- A% là tỷ lệ bê mắc tiêu chảy
- BB: là số bê mắc tiêu chảy
- TSB: Tổng số bê theo dõi
- Trong quá trình theo dõi bê được đánh giá theo cả tần số mắc bệnh (tái phát)
Sau khi kết thúc thí nghiệm, trên cơ sở các khẩu phần ăn ứng dụng và tăng khối lượng cơ thể của bê, chọn khẩu phần phù hợp để xây dựng quy trình chăn nuôi bê lai thích ứng với điều kiện của tỉnh Bắc Giang.
* Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Áp dụng phương pháp phân tích số liệu bằng so sánh thống kê trên phần mềm SAS 9.0 để tổng hợp và phân tích số liệu
|
14
|
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Mô hình tạo con lai TH1 sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu, để tạo 200 con bê lai TH1 với khối lượng sơ sinh đạt ≥ 24 kg/con, tỷ lệ phối giống có chửa đạt ≥ 70%; tỷ lệ đẻ đạt ≥ 90%; tăng khối lượng bình quân của bê lai trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi đạt ≥ 600g/con/ngày.
- Xây dựng 04 Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở:
+ Quy trình kỹ thuật lai tạo sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus phối với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1;
+ Quy trình kỹ thuật lai tạo sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Senepol phối với bò cái lai Zebu để tạo con lai TH1;
+ Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho bò lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus lai tạo với bò cái lai Zebu phù hợp với điều kiện chăn nuôi tỉnh Bắc Giang;
+ Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho bò lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu phù hợp với điều kiện chăn nuôi tỉnh Bắc Giang.
- 01 mô hình chăn nuôi tập trung bò lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus lai tạo với bò cái lai Zebu với quy mô 20 con bò lai TH1; tăng khối lượng bình quân ≥ 620g/ngày; giai đoạn nuôi vỗ béo ≥ 700g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ ≥ 52%. Tăng năng suất ≥10 % so với bò lai Zebu.
- 01 mô hình chăn nuôi tập trung bò lai TH1 được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu với quy mô 20 con bò lai TH1; tăng trọng bình quân ≥ 620g/ngày; giai đoạn nuôi vỗ béo ≥ 700 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ ≥52 %, tăng năng suất ≥10 % so với bò lai Zebu.
- 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học:
+ Chuyên đề 1: Tuyển chọn, đánh giá năng suất, chất lượng đàn bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
+ Chuyên đề 2: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của bò cái lai TH1(SELZ và RALZ) được sinh ra từ sử dụng tinh đông lạnh của giống bò Red Angus và giống bò Senepol lai tạo với bò cái lai Zebu.
- Hồ sơ 02 hội nghị đầu bờ;
- Hồ sơ 01 hội thảo khoa học;
- Hồ sơ đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở;
- Hồ sơ 02 lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân.
- Các sản phẩm khác: các kết quả phân tích, đánh giá chất lượng thịt bò lai TH1.
- Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và cáo cáo tóm tắt)
|