Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu gây trồng thử nghiệm cây Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) phục vụ trồng rừng gỗ lớn và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì:

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.Lã Mạnh Cường

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS.Nguyễn Văn Thành; ThS.Nguyễn Văn Hiệu; KS.Hồ Trọng Tùng; ThS.Vi Thị Bích Hồng; ThS.Đào Xuân Tới; KS.Nguyễn Tuấn Hiền; KS.Nguyễn Tiến Việt; CN.Nguyễn Thị Nga; TS.Nguyễn Bá Triệu

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 6.1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
6.1.1. Sơ thám, thu thập một số thông tin về cây Thanh Thất
- Sơ thám, thu thập thông tin, xác định các khu vực điều tra, tuyến điều tra có sự phân bố của cây Thanh Thất trên địa bàn 7 huyện: Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra; điều tra phỏng vấn 70 phiếu đối với cán bộ kiểm lâm và người dân sống gần rừng về đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng nhân giống, tái sinh, tình hình khai thác và sử dụng cây Thanh Thất  trên địa bàn 7 huyện: Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.
6.1.2. Điều tra đánh giá một số đặc điểm lâm học, phân bố, sinh thái của cây Thanh Thất
- Thiết lập 14 tuyến điều tra (2 tuyến/huyện x 7 huyện), mỗi tuyến có chiều dài khoảng 4 km. Điều tra thu thập các thông tin về tọa độ địa lý, phân bố, mật độ, điều kiện sinh thái.
- Lựa chọn các khu vực có cây Thanh Thất phân bố đại diện điển hình để lập ô tiêu chuẩn (OTC), mỗi tuyến lập 03 ô tiêu chuẩn (OTC) diện tích 2.500 m2/OTC để điều tra đặc điểm lâm học, cấu trúc tầng cây cao có cây Thanh Thất phân bố. Tổng số điều tra 42 OTC.
- Trên mỗi OTC, lập 05 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25 m2/ODB (tổng số điều tra 210 ODB) để điều tra đặc điểm tái sinh, thực bì lâm phần có cây Thanh Thất phân bố.
- Xử lý, tổng hợp số liệu điều tra.
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thanh thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

  1.   Tuyển chọn công nhận 50 cây trội làm nguồn giống phục vụ sản xuất giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Tiến hành điều tra, bình tuyển 70 cây trội dự tuyển, từ đó xác định 50 cây trội Thanh Thất tại 7 huyện: Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, theo dõi vật hậu các cây trội trong quần thể tuyển chọn sau đó lập hồ sơ để công nhận 50 cây trội làm nguồn giống.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Nghiên cứu, tuyển chọn công nhận 50 cây trội giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt
- Địa điểm thực hiện: tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Toản Nam, huyện Yên Thế.
- Bố trí các thí nghiệm nghiên cứu khả năng nảy mầm hạt giống cây Thanh Thất; ảnh hưởng của tỉ lệ che sáng đối với cây con trong giai đoạn vườn ươm.
- Sản xuất 5.500 cây giống Thanh Thất bằng phương pháp gieo ươm từ hạt, cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ mô hình trồng rừng thuần loài và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.4. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất thuần loài và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
6.4.1. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất thuần loài
- Địa điểm dự kiến: tại xã Liên Chung, huyện Tân Yên.
- Quy mô: 2 ha trong đó 0,572 ha bố trí 02 thí nghiệm; 1,428 ha trồng mô hình;
- Giải pháp kỹ thuật: thời vụ trồng vụ xuân; Giống cây Thanh Thất trên 6 tháng tuổi, đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Mật độ trồng 1.100 cây/ha. Biện pháp kỹ thuật áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Thanh Thất của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Bố trí các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón; ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng Thanh Thất thuần loài.
- Theo dõi các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; sinh trưởng; tình hình sâu, bệnh hại.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất thuần loài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.4.2. Xây dựng mô hình trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Địa điểm dự kiến: tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế.
- Quy mô: 3 ha trong đó: 1,08 ha bố trí thí nghiệm; 1,92 ha trồng mô hình.
- Giải pháp kỹ thuật: thời vụ trồng vụ xuân; Giống cây Thanh Thất trên 6 tháng tuổi, đạt tiêu chuẩn xuất vườn; Mật độ trồng 250 cây/ha; Biện pháp kỹ thuật áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Thanh Thất của
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý thực bì đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.
- Theo dõi các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; sinh trưởng; tình hình sâu, bệnh hại.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6.5. Tổ chức hội thảo khoa học
- Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài.v

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lâm sinh

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: c) Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu điều tra

- Phương pháp xác định cấu trúc tổ thành: Các số liệu được thu thập từ các OTC điển hình tạm thời và bán định vị được thiết lập tại các khu rừng tự nhiên có phân bố loài nghiên cứu. Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trong lâm nghiệp trên phần mềm ứng dụng Excel, SPSS. Tổ thành được tính theo số cây trên các trạng thái rừng hoặc theo chỉ số IV% được tính theo công thức của Marmillod (1982):


Trong đó: IV% là chỉ số quan trọng của loài; Ni% là tỷ lệ % theo số cây của loài i trong OTC; Gi% là tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong rừng.
- Xác định mật độ loài: N = n/S x 10.000 (cây/ha)
      Trong đó: n: tổng số cá thể của loài trong các OTC
                      S: Tổng diện tích các OTC
- Xác định tổ thành loài cây: Ni = ni * 100/Ʃni
Nếu Ni ≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sinh thái rừng. Nếu Ni <5% thì loài không tham gia vào công thức tổ thành. Trong đó: ni là giá trị của loài I (số lượng); N là tổng giá trị của các loài (tổng số lượng).
Số liệu sinh trưởng trong các thí nghiệm nhân giống, trồng các mô hình được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mền trên máy tính như: Excel, SPSS,… cụ thể như sau:
- Các trị số trung bình được tính theo công thức:
 =
Trong đó:  là giá trị trung bình; xi là các tham số điều tra như: D00, Hvn, Dt,…                       n dung lượng mẫu.
- Phân tích phương sai và kiểm tra sai dị giữa các chỉ tiêu trong các công thức thí nghiệm theo tiêu chuẩn Bonferroni, căn cứ vào xác suất của F hay còn gọi là mức ý nghĩa của F (Sig) để xác định mẫu so sánh có khác nhau hay thuần nhất.
Nếu Sig < 0,05 thì 2 mẫu so sánh có sự khác nhau rõ rệt;
Nếu Sig ≥ 0,05 thì 2 mẫu chưa có sự khác nhau rõ rệt hay thuần nhất.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 50 cây Thanh Thất được công nhận là cây trội làm nguồn giống phục vụ sản xuất giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Mô hình sản xuất giống Thanh Thất từ hạt với quy mô 5.500 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn (cây trên 6 tháng tuổi, đường kính gốc ≥ 0,5 cm, chiều cao vút ngọn ≥40 cm, cây khỏe mạnh, thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh).
- Mô hình trồng cây Thanh Thất, quy mô 05 ha, trong đó 02 ha trồng thuần loài với mật độ trồng 1.100 cây/ha, 03 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung với mật độ trồng 250 cây/ha, tỷ lệ sống đạt ≥85%, cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- 03 Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở:
+ Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thanh Thất từ hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
+ Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất thuần loài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
+ Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thanh Thất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học:
+ Chuyên đề 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thanh thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
+ Chuyên đề 2: Nghiên cứu, tuyển chọn công nhận 50 cây trội giống cây Thanh Thất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Hồ sơ 02 hội thảo;
- Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
- Các sản phẩm khác: 01 mẫu phiếu điều tra, 70 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; Bộ số liệu điều tra thực địa đặc điểm lâm học loài cây Thanh Thất. v
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Tỉnh Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/01/2022 đến 01/12/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.47 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.47 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 09 tháng Tháng 2 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)