10
|
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Xây dựng mô hình sản xuất hạt giống sâm bố chính quy mô 0,5 ha, năng suất đạt 210 kg hạt giống đạt tiêu chuẩn/ha. - Địa điểm: Tại thôn Hoà Tiến, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Diện tích: 0,5 ha. - Nguồn gốc hạt giống: Hạt giống Sâm bố chính đảm bảo đúng loài Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr được các đơn vị có chức năng sản xuất giống cung cấp. Chất lượng hạt giống đảm bảo sạch sâu bệnh hại, tỷ lệ hạt mọc > 80%. - Khoảng cách trồng 40x30 cm. - Theo dõi thời gian hạt mọc tập trung, thời gian ra hoa, thời gian ra quả tập trung, thời gian thu hoạch quả chín, tình hình nhiễm sâu bệnh hại. - Kết quả mô hình: Thu được 105 kg hạt giống/dự án, độ ẩm ≤ 13%, lẫn tạp ≤ 0,5%, tỷ lệ nảy mầm ≥ 85%, không bị sâu bệnh hại. - Xây dựng báo cáo kết quả triển khai mô hình sản xuất hạt giống Sâm bố chính. 2. Xây dựng mô hình trồng và thu hái dược liệu sâm bố chính theo tiêu chí GACP-WHO, quy mô 04 ha, năng suất đạt cao hơn 5% so với quy trình trồng Sâm bố chính gốc của Viện dược liệu tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Nguồn gốc hạt giống: Hạt giống Sâm bố chính đảm bảo đúng loài Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr được các đơn vị có chức năng sản xuất giống cung cấp. Chất lượng hạt giống đảm bảo sạch sâu bệnh hại, tỷ lệ hạt mọc > 80%. - Địa điểm: Tại thôn Hòa Tiến, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa. - Diện tích: 4,0 ha. Trồng làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 trồng năm 2023, quy mô 02 ha; giai đoạn 2 trồng năm 2023, quy mô 02 ha. - Thu thập và phân tích mẫu đất, nước: + Mẫu đất: Phân tích 03 mẫu, các chỉ tiêu phân tích gồm (pH, CEC, OC, Nitrat (NO3-), Nito tổng số, Nito dễ tiêu, Lân tổng số, Lân dễ tiêu, Kali tổng số, Kali dễ tiêu, Ca2+, Mg2+; Kim loại nặng gồm: As, Cd, Cu, Pb, Zn, Cr, vi sinh vật E.Coli. + Phân tích chất lượng nước tưới: (3 mẫu): Các chỉ tiêu phân tích gồm (pH, kim loại nặng (B, As, Cd, Hg, Cu, Pb, Zn), Amoni, vi sinh vật E.Coli) và Coliform). + Phân tích nước sơ chế biến sản phẩm (2 mẫu): Các chỉ tiêu phân tích gồm (màu sắc, mùi vị, độ đục, clo dư, pH, hàm lượng Amoni, hàm lượng sắt tổng số, Chỉ số Pecmanganat, Độ cứng tính theo CaCO3, Hàm lượng Clorua, Hàm lượng Florua, Hàm lượng Asen tổng số, Coliform tổng số, E. Coli. - Xây dựng báo cáo chuyên đề 1: Phân tích đánh giá chất lượng đất, nước tại khu vực triển khai trồng sâm bố chính. - Giải pháp kỹ thuật: Thời vụ gieo hạt: từ 15/2-15/3; khoảng cách trồng 20 x15 cm; Áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác trồng cây Sâm bố chính của Viện Dược Liệu và áp dụng các nguyên tắc trồng trọt về việc hướng dẫn triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. - Theo dõi sinh trưởng phát triển, chăm sóc và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: tốc độ tăng trưởng về chiều cao, số lá, số nhánh, tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng. - Đánh giá chất lượng dược liệu của mô hình: 06 mẫu dược liệu (03 mẫu năm 2023 và 03 mẫu năm 2024): Chỉ tiêu đánh giá gồm 12 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V. - Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc thu hái và bảo quản Sâm bố chính tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 3. Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình phòng chống bệnh vàng lá và thối rễ cây sâm bố chính Xác định mức độ bệnh vàng lá thối rễ cây sâm bố chính tại Bắc Giang - Thu thập mẫu bệnh vàng lá thối rễ trên cây sâm bố chính tại Bắc Giang + Phương pháp điều tra bệnh hại: Điều tra và thu mẫu đất, rễ và các bộ phận bị sâu bệnh theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 10/12/2010 và phương pháp nghiên cứu BVTV (1997). + Phương pháp thu mẫu: Thu các mẫu rễ, củ chọn những mẫu có triệu chứng mới, gói riêng từng mẫu rễ, quả bệnh. Mỗi loại triệu chứng bệnh được cho vào túi giấy bên ngoài có ghi đầy đủ các thông tin người thu mẫu, mã số mẫu, địa điểm, thời gian thu mẫu, mức độ bệnh và mô tả triệu chứng bệnh. Phương pháp bảo quản mẫu bệnh: Áp dụng theo phương pháp quản lý mẫu bệnh thực vật của Roger Shivas and Dean Beasley (2005): + Phương pháp phân lập nấm hại từ mẫu rễ, củ sâm bố chính theo phương pháp Burgess, 2009. - Từ kết quả điều tra, phân tích mẫu bệnh xác định mức độ bệnh vàng lá thối củ trên cây sâm bố chính tại Bắc Giang - Xây dựng báo cáo đánh giá mức độ bệnh vàng lá thối rễ trên cây sâm bố chính tại Bắc Giang. * Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây sâm bố chính tại Bắc Giang: - Bố trí 04 thử nghiệm, Các công thức bố trí trong các thí nghiệm được thực hiện trên quy trình kỹ thuật trồng Sâm bố chính - Viện Dược liệu. - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm diện hẹp với 4 công thức, 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 30m2. + Thử ngiệm 1: Thử nghiệm các biện pháp xử lý đất trước khi gieo trồng hiệu quả đối với bệnh vàng lá thối củ sâm bố chính. Công thức 1: Quy trình nền + xử lý vôi bột; Công thức 2: Quy trình nền + xử lý vôi bột + Trico ĐHCT (10g/gốc); Công thức 3: Quy trình nền + xử lý vôi bột + SH-Lifu (1kg/cây); Công thức 4: Quy trình nền + xử lý vôi bột + Bionite WP (0,2%); Công thức 5: Quy trình nền. Phân tích 13 mẫu đất trước và sau thí nghiệm gồm: mật độ nấm Fusariums spp., Phytophthora spp... và tuyến trùng; phân tích thành phần mùn, đặc tính hóa lý của đất. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây sống (%), tỷ lệ cây bị bệnh (%) + Thử nghiệm 2: Thử nghiệm các biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo hạt hiệu quả hạn chế nguồn bệnh vàng lá thối rễ sâm bố chính. Công thức 1: Xử lý hạt giống bằng nước nóng 50℃ trong 2 giờ; Công thức 2: Xử lý bằng Cruiser Plus 312.5 FS (0,2ml/1kg hạt giống); Công thức 3: Xử lý bằng Pro-Thiram 80WP (0,5%); Công thức 4: Không xử lý Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây sống (%), tỷ lệ cây bị bệnh (%) vàng lá thối rễ và một số sâu bệnh hại khác. + Thử nghiệm 3: Đánh giá hiệu lực một số thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên, kích kháng, nguồn gốc sinh học có nguồn gốc đến bệnh vàng lá thối rễ sâm bố chính. Công thức 1: TP-Zep 18EC (Tổ hợp dầu thực vật) (0,3%); Công thức 2: Thumb 0.5SL (Chitosan) (0,12%); Công thức 3: AGRI-FOS 400 (phosphanate, kích kháng) (0,375%); Công thức 4: Zianum 1.00WP (Trichoderma Harzianum) (0,5%); Công thức 5: Bionite WP (0,2%); Công thức 6: Không xử lý Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnh (%) vàng lá thối rễ và một số sâu bệnh hại khác, tình hình sinh trưởng của cây + Thử nghiệm 4: Đánh giá hiệu quả phòng chống tổng hợp bệnh vàng lá thối rễ trên sâm bố chính tại Bắc Giang. Thử nghiệm diện rộng 2 công thức, diện tích mỗi công thức 300 m2. CT1: nền nông dân + áp dụng các giải pháp tổng hợp phòng chống bệnh vàng lá thối rễ bao gồm: Xử lý, cải tạo đất; Xử lý hạt giống; Quản lý nguồn bệnh trong đất. CT2: nền nông dân Chỉ tiêu theo dõi: mật độ tác nhân gây bệnh vàng lá thối củ trong đất (CFU/g đất); tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh vàng lá thối củ (%) sau trồng 1, 3, 6 và 9 tháng (thu mẫu đất 2 công thức x 4 lần) Xây dựng báo cáo chuyên đề 2: Xác định mức độ bệnh vàng lá thối rễ cây sâm bố chính tại Bắc Giang. 4. Nghiên cứu, xây dựng công thức cho 02 sản phẩm bột sâm và thức ăn chăn nuôi từ sâm. * Nghiên cứu xây dựng công thức sản xuất bột Sâm bố chính. - Địa điểm triển khai: Tại Viện Khoa học sự sống. - Xây dựng công thức bột sâm thành phẩm và đánh chất lượng bột Sâm bố chính thành phẩm. - Bố trí nghiên cứu 02 thí nghiệm: + Thí nghiệm 1. Nghiên cứu xây dựng công thức bột sâm thành phẩm Nghiên cứu bổ xung một số chất phụ gia và điều vị cho phù hợp với tỉ lệ bột sâm, phối trộn với dược liệu khác: Công thức 1: Sâm bố chính (100%); Công thức 2: Sâm bố chính + Bột dứa; Công thức 3: Sâm bố chính + đại táo + thục địa Thử nghiệm tỷ lệ phối trộn phụ gia cần xác định: Tỷ lệ phối trộn (Cyclodextrin/ bột maltodextrin )/bột Sâm bố chính : 0,0; 1:5; 2:5; 3:5 4:5. Công thức được lựa chọn thông qua việc đánh giá chất lượng bột sâm dựa theo các tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam V (tập 2, trang 1310): Cảm quan sản phẩm theo TCVN 3215-79; đánh giá độ ẩm (không quá 13%), tro toàn phần (không quá 12%), tro không tan trong axit hydroclorid (không quá 7%), tạp chất (không quá 1%), vi sinh vật , flavonoid, nhằm đánh giá sự biến đổi chất lượng sản phẩm ở các thời điểm khác nhau: sau phối trộn, sau 1 tháng, sau 3 tháng, sau 6 tháng và sau 1 năm trong điều kiện bảo quản khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Số lượng mẫu đánh giá: 3 CT x 2 lần lặp lại x 2 CTPG x 5 thời điểm = 60 mẫu. + Thí nghiệm 2. Đánh giá chất lượng bột Sâm bố chính thành phẩm Sau khi lựa chọn được công thức phối trộn ở nội dung 1, tiến hành phân tích đánh giá chất lượng bột sâm thành phẩm thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu lý hóa gồm: Escherichia coli, Coliforms, độ ẩm, tro toàn phần, Protein, Canxi, kim loại nặng Pb, Cd, As, Hg. Các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh được phân tích kiểm nghiệm tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành: Xác định vi sinh vật: Escherichia coli, Coliforms có trong bột Sâm bố chính, xác định độ ẩm của sản phẩm bột Sâm bố chính theo TCVN, xác định hàm lượng khoáng tổng số, hàm lượng Flavonoid trong bột Sâm bố chính, hàm lượng Protein, hàm lượng Canxi, hàm lượng Sắt, và xác định hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd, As, Hg. Số lượng mẫu phân tích: 03 mẫu - Xây dựng và hoàn thiện quy trình bào chế sản phẩm bột sâm bố chính. - Sản phẩm: 50 kg bột sâm thành phẩm. - Xây dựng báo cáo chuyên đề 3: Xây dựng công thức bào chế bột sâm bố chính thành phẩm. * Nghiên cứu xây dựng công thức cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi phối trộn từ Sâm bố chính - Địa điểm triển khai: Tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang + Thí nghiệm 1. Nghiên cứu phương pháp xử lý lên men cho Sâm bố chính:Công thức 1: Sâm bố chính + Enterococcus, Lactobacillus; Công thức 2: Sâm bố chính + Bacillus; Công thức 3: Sâm bố chính + Pediococcus, Streptococcus; Công thức 4: Sâm bố chính + Bacillus, Enterococcus, Lactobacillus, Pediococcus, Streptococcus; Công thức 5: Sâm bố chính (Đối chứng). Sử dụng các chủng vi khuẩn Gram dương như: Bacillus, Enterococcus, Lactobacillus, Pediococcus, Streptococcus để xử lý lên men cho Sâm bố chính. Mỗi thí nghiệm lập lại 3 lần. Đánh giá lựa chọn công thức lên men thông qua các chỉ tiêu như: Năng lượng (TCCS 11:2014 - Máy đo năng lượng), Protein (theo TCVN 4328:2007), xơ thô (theo TCVN 5714:2007). Số lượng mẫu phân tích: 05 mẫu x 03 lần lập lại = 15 mẫu + Thí nghiệm 2. Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn Sâm bố chính đã lên men vào khẩu phần ăn của gà đẻ trứng: CT1: Sâm bố chính + khô dầu đậu tương + ngô + thức ăn đậm đặc; CT2: Khô dầu đậu tương + ngô + thức ăn đậm đặc; Bố trí thí nghiệm: Sử dụng các nguyên liệu thức ăn bao gồm Sâm bố chính, khô dầu đậu tương, ngô, thức ăn đậm đặc thí nghiệm ở các mức protein khác nhau trong khẩu phần ăn của gà đẻ trứng thiết kế 2 lô thí nghiệm (lập lại 3 lần). Lấy mẫu phân tích: Phương pháp lấy mẫu các nguyên liệu thức ăn được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) về thức ăn chăn nuôi. Phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu để lập khẩu phần ăn cho gà ở các lô thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn gồm: ME (Kcal/kg TĂ), Protein (%), Canxi tổng số (%), Photpho (%), Xơ thô (%). + Thí nghiệm 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi từ Sâm bố chính cho gà đẻ trứng Sử dụng các chỉ số tỉ lệ đẻ của gà, năng suất trứng, khối lượng trứng và chất lượng trứng của gà thí nghiệm, để đánh giá hiệu quả sử dụng của thức ăn chăn nuôi từ Sâm bố chính. Đánh giá chất lượng trứng gà thành phẩm: Năng lượng, hàm lượng protein, lipit, canxi, kali, vitamin A. - Xây dựng và hoàn thiện quy trình bào chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi phối trộn từ sâm bố chính. - Sản phẩm: 3,5 tấn thức ăn chăn nuôi phối trộn. 5. Xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản dược liệu sâm bố chính - Địa điểm triển khai: Tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Quy mô sản lượng sơ chế bảo quản dược liệu: Công suất 1.000 kg nguyên liệu/ngày. Khối lượng sấy mỗi mẻ 100-200 kg/mẻ. - Giải pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm bố chính của Viện Dược Liệu. - Bảo quản: Dược liệu khô được đóng gói bằng túi polyetylen dày, sau đó hút chân không, hoặc buộc kín đầu tránh không khí thâm nhập làm ẩm, mất mùi, nhiễm nấm khuẩn làm giảm/mất chất lượng dược liệu. Ghi nhãn, có ghi đầy đủ ký hiệu lô, ngày và nơi sản xuất đóng thùng. Dược liệu được bảo quản trong kho lạnh mát (nhiệt độ 5oC). Bao dược liệu được để trên kệ kê cao cách sàn 30 cm, để nơi thoáng mát, khô ráo, luôn kiểm tra mối mọt, nấm mốc. 6. Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở, bộ nhận diện sản phẩm: nguyên liệu sâm bố chính, bột sâm và thức ăn chăn nuôi từ sâm - Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở và nhận diện sản phẩm cho nguyên liệu Sâm bố chính: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu Sâm bố chính, thiết kế nhãn mác, bao bì cho củ Sâm bố chính, xây dựng hồ sơ và công bố chất lượng sản phẩm theo quy định hiện hành. - Bộ tiêu chuẩn cơ sở và nhận diện sản phẩm cho bột Sâm bố chính: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thiết kế nhãn mác, bao bì cho bột Sâm bố chính. Xây dựng hồ sơ và công bố chất lượng sản phẩm theo quy định hiện hành. - Bộ tiêu chuẩn cơ sở và nhận diện sản phẩm cho thức ăn chăn nuôi từ Sâm bố chính: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thiết kế nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cho thức ăn chăn nuôi từ Sâm bố chính. Xây dựng hồ sơ và công bố chất lượng sản phẩm theo quy định hiện hành. 7. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ sâm. Xây dựng bộ tài liệu, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm - Địa điểm: huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Nội dung: Triển khai mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Sâm bố chính: + Hướng dẫn cho người dân kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. + Tìm kiếm doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của hộ dân với doanh nghiệp. - Giải pháp: Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình trồng Sâm bố chính sẽ dược hướng dẫn sản xuất theo quy trình thống nhất để tạo vùng sản xuất sản phẩm hàng hoá có chất lượng, liên kết và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm từ Sâm bố chính gồm củ sâm, bột sâm và thức ăn chăn nuôi phới trộn từ sâm. - Xây dựng bộ tài liệu, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm. - Xây dựng bộ hình ảnh, tư liệu, video, viết tin bài giới thiệu sản phẩm về cây sâm bố chính đăng trên website của công ty và trên các báo điện tử. 8. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật - Tổ chức 02 lớp đào tạo kỹ thuật viên cơ sở về phương pháp trồng, chăm sóc; thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm bố chính; kỹ thuật bào chế bột sâm và thức ăn chăn nuôi từ sâm bố chính. - Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 100 lượt người dân về dân về kỹ thuật trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản Sâm bố chính. - Tổ chức 01 hội nghị đầu bờ về kết quả thực hiện mô hình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản Sâm bố chính.
|