Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Tràm trà (Melaleuca alternifolia) phục vụ chiết xuất tinh dầu tại tỉnh Bắc Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì:

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nghiêm Quỳnh Chi

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Giang Thị Hằng; ThS. Phạm Ngọc Vinh; ThS. Bùi Thanh Hằng; ThS. Nguyễn Xuân Hiên; KS. Ngô Thành Trung; ThS. Vũ Thị Thêu; KS. Đào Duy Ngọc

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Điều tra đánh giá các điều kiện lập địa phù hợp phát triển cây Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
- Địa điểm: Huyện Yên Thế, Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động.
- Nội dung: Điều tra điều kiện tự nhiên, phân tích đất tại các khu vực khảo sát để đánh giá các điều kiện lập địa phù hợp phát triển cây Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích đất tại 02 địa điểm lựa chọn xây dựng các mô hình (huyện Yên Thế và Yên Dũng), mỗi địa điểm lấy 03 mẫu đất để phân tích đánh giá.
- Tổng hợp thông tin và viết báo cáo kết quả điều tra khảo sát.
2. Xây dựng vườn ươm giống cây Tràm trà
- Địa điểm: xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Quy mô: 2.000 m² (1.800 m² vườn cây đầu dòng + 200 m² khu giâm hom)
- Cây giống: Nguồn giống để trồng và nhân giống Tràm trà là các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và do cơ quan chuyên môn hoặc chủ nguồn giống có chứng chỉ cung cấp. Tiêu chuẩn cây con trồng vườn cây đầu dòng là cây con nuôi cấy mô, cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, chiều cao 25 – 30 cm, đường kính gốc 0,2 – 0,3 cm, cây khỏe mạnh, lá xanh, không cụt ngọn, không bị sâu bệnh.
- Số lượng giống: 02 giống (A32.23 và A38.124)
- Mật độ trồng: 28.570 cây/ha (cự ly 0,7m x 0,5m)
- Số lượng cây giống đầu dòng: 5.143 cây
3. Xây dựng mô hình trồng thâm canh Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
- Địa điểm: Xã Tam Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Quy mô: 4,28 ha. Năm 2023 trồng 3,78 ha, năm 2024 trồng 0,5 ha.
- Thiết kế xây dựng mô hình trồng thâm canh theo Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh Tràm trà đã được Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản ban hành. Năm 2023: Trồng 3,78 ha là mô hình rừng thâm canh Tràm trà sử dụng nguồn cây giống được mua mới. Năm 2024: Trồng 0,5 ha mô hình rừng thâm canh Tràm trà sử dụng cây giống được sản xuất từ vườn ươm của dự án.
- Tiêu chuẩn cây con sử dụng để trồng rừng: Cây có chiều cao 25 - 30 cm, đường kính gốc 1,5 - 2 mm, không bị cụt ngọn, lá xanh, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
4. Xây dựng mô hình chiết xuất tinh dầu và đánh giá chất lượng tinh dầu Tràm trà
4.1. Xây dựng mô hình chiết xuất tinh dầu Tràm trà
- Địa điểm: Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Xây dựng nhà xưởng và 01 hệ thống chiết xuất tinh dầu Tràm trà với công suất 500 kg cành, lá/mẻ.
4.2. Đánh giá chất lượng tinh dầu Tràm trà
Tinh dầu Tràm trà sẽ được lấy mẫu và kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ISO 4730:2004. Số mẫu tinh dầu phân tích đánh giá là 03 mẫu/giống x 02 giống, tổng số mẫu tinh dầu phân tích là 06 mẫu.
5. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Tràm trà bằng phương pháp giâm hom, quy trình kỹ thuật trồng thâm canh Tràm trà lấy cành, lá và quy trình kỹ thuật chiết xuất tinh dầu Tràm trà
5.1. Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Tràm trà bằng phương pháp giâm hom
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom
- Bố trí 2 công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA dạng bột tỉ lệ 1/1.000
+ Công thức 2: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA dạng nước nồng độ 1.000 ppm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Số hom cần thiết để tiến hành thí nghiệm: 30 hom/CT/lặp x 2CT x 3 lặp x 2 giống = 360 hom giống. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 4 tháng. Định kỳ 1 tháng 1 lần, theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ sống; số hom ra chồi và số lượng chồi/hom.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến kết quả giâm hom
- Bố trí 3 công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hỗn hợp 89% đất + 10% phân chuồng hoai + 1% phân lân nung chảy
+ Công thức 2: Hỗn hợp 79% đất + 10% phân chuồng hoai + 10% mùn cưa + 1% phân lân nung chảy
+ Công thức 3: Hỗn hợp 69% đất + 10% phân chuồng hoai + 20% mùn cưa + 1% phân lân nung chảy
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Số hom cần thiết để tiến
hành thí nghiệm: 30 hom/CT/lặp x 3CT x 3 lặp x 2 giống = 540 hom giống. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 4 tháng. Định kỳ 1 tháng 1 lần, theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ sống; sinh trưởng và sâu bệnh hại.
c. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
Từ các kết quả thí nghiệm nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật nhân giống Tràm trà, tiến hành tổng hợp số liệu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang.
5.2. Hoàn thiện quy trình trồng thâm canh Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất cành, lá cây Tràm trà
- Quy mô: 0,36 ha
- Nguồn giống: Cây trồng thuộc các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
- Số lượng giống: 02 giống (A32.23 và A38.124)
- Bố trí thí nghiệm gồm 03 công thức mật độ theo khối ngẫu nhiên 3 lần lặp lại:
+ Công thức 1: 16.600 cây/ha (cự ly 1,0m x 0,6m), tương đương 332 cây/CT/lặp
+ Công thức 2: 12.500 cây/ha (cự ly 1,0m x 0,8m), tương đương 250 cây/CT/lặp
+ Công thức 3: 10.000 cây/ha (cự ly 1,0m x 1,0m), tương đương 200 cây/CT/lặp
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Các công thức thí nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như nhau. Năm đầu tiên bón thúc 0,5 kg phân NPK (16:16:8)/cây. Bón thúc năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm 1kg phân chuồng hoai + 0,1 kg phân NPK/cây vào đầu mùa mưa.
- Theo dõi các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, đường kính tán, đánh giá chất lượng cây, tình hình sâu bệnh hại và năng suất cành, lá của Tràm trà khi khai thác.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây và năng suất tinh dầu cây Tràm trà
- Quy mô: 0,36 ha
- Nguồn giống: Cây trồng thuộc các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
- Số lượng giống: 02 giống (A32.23 và A38.124)
- Bố trí thí nghiệm gồm 03 công thức phân bón thúc theo khối ngẫu nhiên 3 lần lặp lại:
+ Công thức 1: Sử dụng phân NPK 16:16:8
+ Công thức 2: Sử dụng phân NPK 16:16:8+5S
+ Công thức 3: Sử dụng phân NPK 16:16:8+9S
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Các công thức thí nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như nhau. Năm đầu tiên bón thúc 0,5 kg phân
NPK/cây. Bón thúc năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm 1kg phân chuồng hoai + 0,1 kg phân NPK vào đầu mùa mưa.
- Theo dõi các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, đường kính tán, đánh giá chất lượng cây, tình hình sâu bệnh hại và năng suất tinh dầu của Tràm trà khi khai thác.
c. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng thâm canh Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
Từ các kết quả thí nghiệm nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Tràm trà, tiến hành tổng hợp số liệu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng thâm canh Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang.
5.3. Hoàn thiện quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ làm lạnh đến hiệu suất của quá trình  chưng cất tinh dầu
Bố trí thí nghiệm ở 3 nhiệt độ làm lạnh
+ Thí nghiệm 1: Nhiệt độ nước làm lạnh là 30ºC
+ Thí nghiệm 2: Nhiệt độ nước làm lạnh là 35ºC
+ Thí nghiệm 3: Nhiệt độ nước làm lạnh là 39ºC
Các thí nghiệm tiến hành lặp lại 3 lần, ghi chép số liệu, đánh giá và xác định nhiệt độ nước làm lạnh và thời gian chưng cất tối ưu nhất để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Mỗi thí nghiệm sử dụng 500 kg cành, lá và được chưng cất trong thiết bị chưng cất tinh dầu công suất 500 kg cành lá/mẻ.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất của quá trình chưng cất tinh dầu.
+ Thí nghiệm 1: Thời gian chưng cất là 300 phút
+ Thí nghiệm 2: Thời gian chưng cất là 360 phút
+ Thí nghiệm 3: Thời gian chưng cất là 420 phút
- Các thí nghiệm tiến hành lặp lại 3 lần, ghi chép số liệu, đánh giá và xác định nhiệt độ nước làm lạnh và thời gian chưng cất tối ưu nhất để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Mỗi thí nghiệm sử dụng 500 kg cành, lá và được chưng cất trong thiết bị chưng cất tinh dầu công suất 500 kg cành, lá/mẻ.
c. Hoàn thiện quy trình chưng cất tinh dầu Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang
Từ các kết quả thí nghiệm thu được, đánh giá lựa chọn nhiệt độ làm lạnh và thời gian chưng cất tối ưu nhất để hiệu suất của quá trình chưng cất đạt cao nhất. Trên cơ sở đó hoàn thiện quy trình kỹ thuật chưng cất tinh dầu Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang.
6. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội thảo và hội nghị đầu bờ
- Đào tạo 05 kỹ thuật viên cơ sở.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật: Số lượng: 02 lớp, 50 lượt người/lớp, 1 ngày/lớp. Nội dung tập huấn: Tập huấn kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh Tràm trà.
- Hội nghị đầu bờ: Tổ chức 01 hội nghị đầu bờ tham quan mô hình vườn ươm và mô
hình trồng thâm canh Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang với sự tham gia của 50 đại biểu.
- Tổ chức 01 Hội thảo khoa học: “Triển vọng phát triển rừng trồng thâm canh cây Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang” với sự tham gia của 50 đại biểu là các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chủ rừng; các công ty lâm nghiệp, người dân.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Sinh thái và môi trường rừng

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

1.      - Nghiên cứu thực nghiệm: Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật trồng trọt, phân bón, thuốc trừ sâu và các yếu tố khác trên cây giống, cây trồng tại mô hình.


- Nghiên cứu mô hình: Theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Tràm trà. Dự đoán sự thay đổi trong sinh trưởng và đưa ra các khuyến nghị về cách quản lý

1.      và trồng thâm canh.


- Nghiên cứu định lượng: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật số liệu thống kê để phân tích dữ liệu lâm nghiệp. Các nghiên cứu định lượng thường sử dụng các phương pháp như phân tích biến thể, phân tích tương quan và phân tích đa biến để phân tích dữ liệu.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 01 báo cáo kết quả điều tra đánh giá các điều kiện lập địa phù hợp phát triển cây Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang.
- Mô hình vườn ươm giống cây Tràm trà quy mô 2.000 m2 gồm 1.800 m2 vườn cây đầu dòng và 200 m2 khu giâm hom.
- Mô hình trồng thâm canh Tràm trà quy mô 5,0 ha.
- Mô hình chiết xuất tinh dầu Tràm trà và đánh giá chất lượng tinh dầu Tràm trà.
- 03 quy trình kỹ thuật: Quy trình nhân giống cây Tràm trà bằng phương pháp giâm hom; Quy trình trồng thâm canh Tràm trà; Quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà.
- Đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở
- Tập huấn 100 lượt người dân.
- 01 hội nghị đầu mở, 01 hội thảo khoa học.
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Tỉnh Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/02/2023 đến 01/02/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2.644 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 2 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 644 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số số 180/QĐ-UBND ngày ngày 19 tháng Tháng 2 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)