Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Baba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1906) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì:

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Trần Quang Vinh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Đỗ Thị Thu Hà; Hà Ngọc Linh; Đỗ Nguyên Hạnh; Nguyễn Thị Thảo; Bùi Thu Hằng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao quy trình sản xuất giống và nuôi baba gai thương phẩm
Trên cơ sở kết quả, các tiến bộ kỹ thuật là xuất xứ của công nghệ dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ sẽ thực hiện việc chuyển giao và hỗ trợ ứng dụng các công nghệ quy trình được xây dựng chuyển giao trong mô hình; giám sát việc triển khai các mô hình trong suốt quá trình thực hiện dự án; cử cán bộ có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chịu trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp thực hiện các mô hình. Các quy trình được hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao cho dự án gồm:
+ Quy trình công nghệ sinh sản giống và ương nuôi Baba gai giống;
+ Quy trình công nghệ nuôi ba ba gai thương phẩm trong ao;
- Sản phẩm dự kiến: Tổ chức chủ trì, HTX và các hộ dân tham gia dự án tiếp nhận và
làm chủ được 2 quy trình công nghệ về sản xuất giống, ương nuôi giống baba gai và nuôi baba gai thương phẩm trong ao phù hợp với điều kiện của tỉnh Bắc Giang.
2. Nội dung 2:  Xây dựng mô hình sản xuất giống Baba gai
Giống: baba gai bố mẹ. Kích cỡ: trung bình 3,0 kg/con. Mật độ: 0,2 con/m2.
         Tỷ lệ đực/cái 1:2 (01 con đực, 02 con cái). Quy mô: 1.000 con.

  • Địa điểm thực hiện: tại huyện Việt Yên, Lạng Giang
3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm
  • Giống: baba gai thương phẩm
  • Quy mô: 15.000 con/15.000 m2
- Địa điểm thực hiện: Tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang, huyện Tân Yên và một số hộ dân, HTX thuộc huyện Việt Yên, Lạng Giang và Tp. Bắc Giang.
4. Nội dung 4: Tuyên truyên, đào tạo, tập huấn, thăm quan, hội thảo
Hoạt động 1: Đào tạo kỹ thuật viên về quy trình sản xuất giống và nuôi Baba gai thương phẩm trong ao
Đào tạo cho 06 kỹ thuật viên của Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang, nắm vững về kỹ thuật nuôi vỗ Ba ba bố mẹ để sản xuất giống, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật ương nuôi Baba giống; kỹ thuật nuôi Baba gai thương phẩm.
Hoạt động 2: Tập huấn kỹ thuật nuôi Baba gai thương phẩm cho nông dân
Tập huấn cho 100 lượt người dân nắm vững kiến thức kỹ thuật nuôi baba gai thương phẩm
Hoạt động 3: Tổ chức hội thảo, thông tin tuyên truyền kinh nghiệm tại một số điểm nuôi Baba gai tại hộ dân tham gia mô hình đạt hiệu quả cao
- Tổ chức 01 hội thảo khoa học đánh giá kết quả và định hướng phát triển nhân rộng mô hình: quy mô, đối tượng, thời vụ; hiệu quả kinh tế và các biện pháp kỹ thuật; rút kinh nghiệm, tuyên truyền kết quả; quảng bá sản phẩm và mở rộng mô hình cho những năm tiếp theo.
5. Nội dung 5: Tổng kết, nghiệm thu dự án
Tổng kết nghiệm thu, đánh giá toàn diện dự án trên các mặt: mục tiêu, nội dung, chuyển giao công nghệ; hiệu quả kinh tế-xã hội- môi trường; khả năng nhân rộng của dự án.
Đề xuất những giải pháp nghiên cứu, phát triển và tiểm năng thị trường cho đối tượng baba gai cho tỉnh Bắc Giang nói chung và vùng dự án nói riêng trong những năm tiếp theo.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Sinh thái và môi trường rừng

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu:
Giải pháp về tổ chức quản lý
Để đảm bảo dự án thành công, cơ quan chủ trì sẽ thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án có vai trò quản lý, điều hành chung, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, các cán bộ kỹ thuật  của cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan chuyển giao giữ vai trò tổ chức thực hiện.
Ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch  triển khai dự án theo từng quý, định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra, họp rút kinh nghiệm để triển khai dự án đảm bảo nội dung, mục tiêu và tiến độ. Trong đó, đặc biệt cần có sự phối hợp tốt với tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, đơn vị phối hợp, sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở chính quyền và người dân tham gia mô hình của dự án.
Đối với mô hình sản xuất Baba gai giống: Đơn vị hỗ trợ công nghệ cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp chuyển giao lý thuyết và thực hành các giai đoạn nuôi vỗ bố mẹ, giai đoạn đẻ và ấp trứng, giai đoạn ương nuôi baba giống, các công việc cần thiết khác trong thời gian triển khai mô hình.
Đối với mô hình nuôi baba gai thương phẩm: Đơn vị hỗ trợ công nghệ cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp  khảo sát, hướng dẫn các đơn vị và hộ dân cải tạo, sửa chữa ao nuôi; chuẩn bị các vật tư cần thiết; chuyển giao lý thuyết và thực hành các giai đoạn thả giống, phối trộn và cho ăn; chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho baba thương phẩm; các công việc cần thiết khác trong thời gian triển khai mô hình.
+ Định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết trong giai đoạn mới thả giống, thay đổi thời tiết, chuyển mùa baba chuyển mùa) cùng với đơn vị chủ quản, đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án kiểm tra các mô hình.
- Các hộ dân tham gia dự án: đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị vật tư; cam kết đối ứng  nhân lực phục vụ dự án; đối ứng một phần giống, vật tư; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật của dự án, đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ đúng hướng dẫn của cơ quan chủ trì và tổ chức hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ.
Giải pháp về mặt bằng và địa điểm triển khai
- Mô hình nuôi sản xuất giống Baba gai: Bố trí và cải tạo ao nuôi Baba bố mẹ, thực hiện ứng dụng công nghệ sinh sản Baba gai và sản xuất giống của dự án theo đúng các quy trình kỹ thuật; Tổ chức đánh giá và bổ sung đầu tư các hạng mục cần thiết để đảm bảo triển khai theo yêu cầu của dự án.
- Mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm: Tổ chức khảo sát lựa chọn địa điểm cụ thể của từng nông hộ về diện tích ao nuôi đảm bảo phù hợp với các điều kiện và tiêu chí của đối tượng nuôi Baba gai trong ao.
- Lựa chọn hộ tham gia mô hình dự án phù hợp (đã và đang nuôi thủy sản), làm cơ sở để xây dựng mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh của dự án.
Giải pháp về đào tạo, chuyển giao
- Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm đào tạo và chuyển giao toàn bộ các nội dung công nghệ cho cơ quan chủ trì, tiếp nhận công nghệ (theo hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ). Lựa chọn tổ chức hỗ trợ công nghệ là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, là đơn vị có kinh nghiệm, có và làm chủ công nghệ chuyển giao, có kinh nghiệm trong tổ chức triển khai các hoạt động về phát triển thủy sản của tỉnh.
- Các đối tượng đào tạo đúng, đủ về nội dung, tài liệu theo từng đối tượng, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của dự án.
- Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và chuyên gia tư vấn công nghệ đảm nhận việc chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành đảm bảo ổn định các biện pháp kỹ thuật.
- Phương thức đào tạo lý thuyết kết hợp vận hành trực tiếp sản xuất tại mô hình theo các nội dung được đào tạo phải đảm bảo đầy đủ, toàn diện.
- Lựa chọn đúng đối tượng đào tạo theo yêu cầu của dự án đảm bảo làm chủ được các công nghệ chuyển giao.
- Việc tiếp nhận, lắp đặt hệ thống nước, ao được thực hiện đồng bộ, đảm bảo yếu tố kỹ thuật.
- Các thiết bị công nghệ được đầu tư lựa chọn với năng suất phù hợp với tính chất của dự án, đảm bảo tạo ra sản phẩm Baba gai đặc sản có giá trị và chất lượng cao mang tính đặc sản vùng, đáp ứng được yêu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.
Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, các quy trình công nghệ được chuyển giao. Dự án tiến hành xây dựng mô hình sản xuất giống Baba gai song song với xây dựng mô hình nuôi Baba gai thương phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trên cơ sở thu mua giống đạt tiêu chuẩn từ các địa phương và cơ sở có nguồn con giống ở khu vực phía Bắc.
- Chủ động chuẩn bị nguồn Baba gai bố mẹ đạt tiêu chuẩn (1.000 con đảm bảo số lượng
và tỷ lệ đực – cái phù hợp, được tuyển chọn và mua tại đơn vị cung cấp có đủ điều kiện), Baba gai giống phục vụ nuôi thương phẩm là 15.000 con để thực hiện nuôi thương phẩm trong dự án ngay khi triển khai cho các hộ dân.
- Chủ động chuẩn bị nguồn thức ăn phục vụ nuôi Baba gai, thức ăn nuôi thương phẩm được Trung tâm và các hộ dân mua và có phương pháp bảo quản, dự trữ.
- Tổ chức vận hành sản xuất được bố trí hợp lý theo quy trình công nghệ, có sự hướng dẫn của các chuyên gia tư vấn cho từng quy trình công nghệ.
- Chuẩn bị, bố trí lao động phù hợp và các tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất. Cán bộ kỹ thuật, công nhân thực hiện quy trình, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, dụng cụ lao động, Bố trí nhân công (được đào tạo tiếp nhận công nghệ),
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền, hội thảo giới thiệu công nghệ, về giống mới đối với con Baba gai đặc sản, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế xã hội đối với việc nuôi Baba gai thương phẩm trong ao.
- Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ sở cung cấp giống có nhiệm vụ nhận dạng một số khách hàng tiềm năng để lên kế hoạch tiếp cận.
- Dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khảo sát nhu cầu, thị hiếu của người dùng trong và ngoài tỉnh có khả thi như: Hệ thống siêu thị, nhà hàng, đại lý, cửa hàng, tiêu thụ theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân.
- Xây dựng hệ thống bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, từng bước thương mại hóa hình thành chuỗi liên kết, tạo lòng tin với khách hàng.
- Hỗ trợ sơ sở sản xuất giống, sản xuất thương phẩm, chủ trì dự án tham gia triển lãm, hội chợ công nghệ và thiết bị, giới thiệu sản phẩm tại địa phương và khu vực.
- Đẩy mạnh công tác thông tin khoa học công nghệ về công nghệ, sản phẩm của dự án, nhu cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích việc đầu tư các cơ sở áp dụng công nghệ trên địa bàn.
Giải pháp về nguồn vốn
- Vốn thực hiện dự án bao gồm từ các nguồn: Nguồn ngân sách KH&CN Trung ương, nguồn ngân sách KH&CN tỉnh và vốn khác (đơn vị, của dân) đảm bảo thực hiện dự án, trong đó;
- Ngân sách sự nghiệp KH&CN Trung ương (thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025) hỗ trợ ứng dụng công nghệ; nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ trực tiếp có tính chất quyết định thực hiện dự án, tiền công cán bộ kỹ thuật trong quá trình triển khai mô hình, quản lý dự án và chi khác.
- Ngân sách sự nghiệp KH&CN tỉnh hỗ trợ trực tiếp mua nguyên vật liệu (con giống) để triển khai dự án.
- Vốn tự có của đơn vị và hộ dân tham gia mô hình để đối ứng thực hiện dự án, bao gồm: tiền mua con giống; tiền mua thiết bị, tiền thực hiện xây dựng cơ bản cải tạo mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, vật tư, nguyên vật liệu, một số trang thiết bị, công lao động và đối ứng khác.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Quy trình công nghệ sản xuất giống và ương Baba gai
- Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Baba gai trong ao
- Mô hình sản xuất giống Baba gai quy mô 1.000 Baba gai bố mẹ (500 con tại 01 hộ dân, 500 con tại 01 HTX), trọng lượng trung bình 3,0 kg/con, tỷ lệ thành thục > 80%; tỷ lệ đẻ > 80%, bình quân đẻ 15 trứng/ con/ năm/lứa đẻ, tỷ lệ thụ tinh >70%, tỷ lệ nở >80%, tỷ lệ sống> 85% từng giai đoạn. Baba giống sản xuất và ương nuôi được 12.000 con/ 4 vụ đẻ, kích cỡ đạt >80g/con.
- Mô hình nuôi thương phẩm Baba gai trong ao: Tổng lượng giống thả 15.000 con; tổng sản lượng đạt 31,5 tấn. Trong đó: Tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN BG: số lượng giống thả 1.500 con, sản lượng thu hoạch đạt 3,15 tấn. Tại 01 HTX: số lượng giống thả 4000 con sản lượng thu hoạch đạt 8,4 tấn. Tại 03 hộ dân: số lượng giống thả 9.500 con sản lượng thu hoạch đạt 19,95 tấn.
- Đào tạo được 6 kỹ thuật viên nắm vững và làm chủ được các kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm Baba gai có thể tổ chức sản xuất và hướng dẫn cho người nuôi. Cấp chứng chỉ cho 6 kỹ thuật viên về sản xuất giống và nuôi baba thương phẩm.
- Tập huấn được 100 lượt người dân ở các địa phương trong vùng dự án nắm được lý thuyết và thực hành kỹ thuật nuôi Ba ba gai thương phẩm theo phương thức nuôi trong ao.
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Tỉnh Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/02/2023 đến 01/02/2026)

17

Kinh phí được phê duyệt: 10 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 4.51 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 4.49 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 1245/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng Tháng 5 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)