Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT/XH/24/2021

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Trần Quang Huy

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đắc Dũng; TS. Đinh Hồng Linh, TS. Bùi Văn Lương, ThS. Nguyễn Bá Chính; TS. Ngô Hương Giang; Th. Hà Thị Thanh Hoa; TS. Phạm Thị Thanh Mai; ThS. Trần Thanh Hải; TS. Nguyễn Thị Kim Anh; ThS. Trần Thị Khánh Minh; TS. Phạm Thị Minh Nguyệt; TS. Đặng Trung Kiên; ThS. Nông Thị Minh Ngọc; TS. Nguyễn Thành Vũ; ThS. Phạm Thị Quỳnh; ThS. La Qúy Dương

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Logistics và vai trò của nó đối với doanh nghiệp.
- Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển và nhu cầu dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích những cơ sở và căn cứ cho việc thành lập trung tâm dịch vụ Logistics tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng mô hình trung tâm dịch vụ Logistics tại tỉnh Thái Nguyên.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: a, Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các xuất bản phẩm liên quan, các tài liệu thu thập từ  niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, các báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH, báo cáo về dịch vụ Logistics của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là các số liệu mới được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan (cá nhân, doanh nghiệp sử dụng, cung ứng dịch vụ Logistics, doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu) bằng phiếu phỏng vấn được lập sẵn. Bên cạnh đó, để có thể phân tích và đánh giá đa dạng ý kiến của các bên liên quan, đề tài sẽ tiến hành khảo sát một số Nhà quản lý là các lãnh đạo tại một số các sở, ban, ngành như: Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý các khu công nghiệp. Đây đều là các đối tượng có liên quan trực tiếp và hiểu biết rõ về dịch vụ Logistics.
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện với tổng số lượt người được điều tra bằng phiếu phỏng vấn được xác định là 400. Trong đó phiếu khảo sát dành cho doanh nghiệp sử dụng, cung ứng dịch vụ Logistics và doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là 150 và 250 phiếu dành cho đối tượng là các Nhà quản lý tại một số sở ban ngành của tỉnh Thái Nguyên và một số cá nhân có am hiểu về hoạt động Logistics.
Phiếu khảo sát được thiết kế gồm thông tin chung về người được tham gia phỏng vấn và các thông tin liên qua để đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Logistics tại Thái Nguyên, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Logistics của tỉnh và các ý kiến đề xuất trong phát triển dịch vụ Logistics tại điểm nghiên cứu.
b, Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu phân tích hệ thống tài liệu, nghiên cứu liên quan tới thực trạng dịch vụ và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, đề tài rút ra những đánh giá phù hợp nhất, phản ánh đầy đủ, rõ ràng về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - so sánh: Dựa trên các kết quả tổng quan, phương pháp phân tích so sánh sẽ được áp dụng để chỉ ra những đặc trưng và sự khác biệt đối với vấn đề phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: so sánh theo không gian,  so sánh theo thời gian, so sánh theo đối tượng điều tra….Các kết quả được rút ra từ phương pháp phân tích - so sánh sẽ đảm bảo tính toàn diện của đề tài, từ đó đảm bảo các kiến nghị được nêu ra là phù hợp.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được áp dụng để phỏng vấn ý kiến chuyên sâu của cá nhân, doanh nghiệp đối với hoạt động Logistics. Từ đó, giúp cho nghiên cứu có thêm những căn cứ thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp với địa phương.
- Phương pháp hội thảo: Tổ chức các hội thảo với các chủ đề liên quan đến thực trạng, giải pháp để nhận được sử chia sẻ, góp ý của các cá nhân, nhà doanh nghiệp, chuyên gia về phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những ý kiến đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp…. là cơ sở để nhóm nghiên cứu có cách tiếp cận phù hợp và chính xác với thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp SWOT: Trong nghiên cứu định tính, SWOT là công cụ được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các đánh giá của các tác nhân trên về sự tham gia trong chuỗi dịch vụ Logistics hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Trong nghiên cứu định tính, dữ liệu được thu thập thông qua sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin với mức 1: rất không đồng ý, mức 2: không đồng ý, mức 3: phân vân, mức 4: đồng ý, mức 5: rất đồng ý.
- Nghiên cứu định lượng: Được sử dụng để đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics tại Thái Nguyên. Phương pháp định lượng nhằm kiểm định ý nghĩa thống kê về sự biến động của các chỉ tiêu quan trọng và phân tích nhân tố.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 03 Báo cáo chuyên đề.
+ Báo cáo chuyên đề 01: Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ và sử dụng dịch vụ logistics, tiền năng và cơ hội phát triển dịch vụ Logistcs trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Báo cáo chuyên đề 02: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Báo cáo chuyên đề 03: Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- 01 Báo cáo tổng kết.
- Xây dựng được Mô hình trung tâm dịch vụ Logistics tại tỉnh Thái Nguyên.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Trên địa tỉnh Thái Nguyên

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/12/2021 đến 01/06/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 664 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 664 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 3964/QĐ-UBND ngày 11 tháng Tháng 12 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)