Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Khánh Hòa
Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ sông trong ao để nuôi cá biển tại Khánh Hòa

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Khánh Hòa

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thị Hương Thảo

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: CN.Ngô Thanh Huy- KS. Phương Minh Nam - ThS. Nguyễn Thanh Dũng - ThS. Nguyễn Chí Thời - KS. Nguyễn Văn Đặng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống sông trong ao
Công việc 1.1: Tham quan học tập kinh nghiệm
Công việc 1.2: Thiết kế, lắp đặt hệ thống sông trong ao
Công việc 1.3.  Xây dựng quy trình vận hành hệ thống sông trong ao
Nội dung 2: Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá biển theo công nghệ sông trong ao
Công việc 2.1. Xây dựng dự thảo quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm
Công việc 2.2. Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm theo công nghệ sông trong ao.
Công việc 2.3. Tổ chức Hội thảo đánh giá quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm theo công nghệ “sông trong ao”.
Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi cá biển theo công nghệ “sông trong ao”
Công việc 3.1: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.
Công việc 3.2: Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình
Công việc 3.3. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Nuôi trồng thuỷ sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống sông trong ao
Công việc 1.1: Tham quan học tập kinh nghiệm
- Địa điểm học tập kinh nghiệm: Địa điểm tham quan học tập kinh nghiệm là một số huyện thuộc tỉnh Nghệ An, Hải Dương, nơi đã thiết kế xây dựng và vận hành một số mô hình ứng dụng công nghệ IPRS.
Thành phần và số lượng người tham gia: 5 người bao gồm Cơ quan chủ quản 1 người, Lãnh đạo cơ quan chủ trì đề tài 1 người, Chủ nhiệm đề tài 1 người và 2 người cán bộ đơn vị phối hợp (công ty Ngọc Thủy và Viện III).
 - Thời gian tham quan, học tập kinh nghiệm: 4 ngày.
- Nội dung của chương trình: Tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng, lắp đặt, vận hành và kỹ thuật nuôi cá trong IPRS như thiết kế, xây dựng máng nuôi, lắp đặt hệ thống tạo nước trắng, lắp đặt hệ thống thu phân tự động, vận hành hệ thống nuôi, phương pháp cho ăn, phương pháp theo dõi, chăm sóc cá để áp dụng vào thực tế sản xuất theo nội dung của dự án tại Nghệ An.
Công việc 1.2: Thiết kế, lắp đặt hệ thống sông trong ao
       - Hoàn thiện bản vẽ mô hình hệ thống IPRS cho mô hình trình diễn: Từ các khảo sát thực tế cũng như kinh nghiệm và hiểu biết về hệ thống IPRS chuyên gia tư vấn cùng với cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm về công nghệ và các cán bộ thuộc dự án sẽ tổ chức họp bàn, trao đổi và hoàn thiện bản vẽ thiết kế và kết cấu của  hệ thống IPRS cho mô hình trình diễn đảm bảo ao sâu 2,5 m, độ sâu mực nước trong ao 2 m để đúng nguyên tắc của hệ thống và phù hợp với điều kiện nắng nóng vào mùa hè tại Khánh Hòa.
          Xây dựng hệ thống máng nuôi của mô hình trình diễn: Ao được bơm khô, tu sửa bờ ao, chống thấm, nạo vét bùn đáy, cải tạo ao theo quy trình nuôi thương phẩm cá biển. Khi ao khô, tiến hành nâng bờ ao để đảm bảo độ sâu ao tối thiểu 2,5 m để cấp được 2 m nước. Xây dựng hệ thống máng nuôi theo bản vẽ thiết kế đã được hoàn thiện (như hình 1,2,3,5,6,11 và 12). Xây hệ thống gồm 2 máng/ ao. Máng có chiều dài 30 m gồm phần nuôi cá 22 m, phần nước trắng 2 m và phần thu phân 6 m (hình 12), chiều rộng 5 m/máng và chiều sâu 2,3 m. Mỗi máng có diện tích nuôi 110 m2 (22 x 5m), thể tích chứa nước nuôi cá trong mỗi máng là 220 m3, tổng 2 máng là 440 m3 tương đương 2,2% thể tích nước trong ao.
Lắp đặt hệ thống (sông) IPA: hệ thống IPA gồm hệ thống tạo nước trắng, hệ thống thu phân tự động, hệ thống các tấm chắn cá ...
1) Thiết bị tạo dòng chảy (đơn vị nước trắng) (hình 13): Đơn vị nước trắng trong ao là 4 bộ (hai bộ tại 2 đầu máng nuôi và hai bộ bên ngoài) được thiết kế gồm hộp mái tạo dòng (rộng 1,07 m, dài 5 m, cao 1,3 m) và dàn tạo bọt khí bằng ống khí (ống dài 1 m, khoảng cách ống 6 cm), kết nối với 01 máy thổi khí công suất 170 m3/h, xung quanh dàn tạo bọt là ống PVC có đường kính 75 – 80 mm. Dàn tạo bọt được thiết kế có thể lắp đặt, thay thế dễ dàng. Thiết bị này để tạo dòng chảy liên tục trong dòng sông và khuyếch tán ô xy hòa tan trong nước (>6,0 mg/l) vào bên trong dòng sông nuôi, cũng như ở ao phía ngoài ao nuôi. Đơn vị nước trắng sẽ mang các sản phẩm bài tiết của cá, thức ăn dư thừa về cuối máng vào "vùng nước lặng" hay "khoảng lặng" rồi được hút ra ngoài bằng hệ thống bàn quét và bơm hút để chuyển vào hố gas. Ranh giới giữa đầu dòng sông và cuối dòng sông được lắp đặt tấm lưới để giữ cá ở trong dòng sông không thoát ra ngoài ao. Các chất thải dưới dạng hòa tan trong nước, là nguồn phát sinh các chất độc (NO2-, NH3, PO43-) gây ô nhiễm môi trường và gây độc cho cá nuôi, được đi ra phần diện tích mặt nước ao còn lại (97,5%) sẽ được bay hơi hoặc xử lý nhờ vào các chu trình sinh địa hóa diễn ra tự nhiên trong ao. Nước sạch ở ngoài ao được đơn vị nước trắng đưa trở lại dòng sông nuôi và bắt đầu một chu trình xử lý mới.

 
2) Hệ thống thu gom chất thải rắn (Hình 14): Hệ thống hầm chứa thu phân được xây dựng trên bờ ao thể tich 20 – 30 m2. Diện tích lắng phân của mỗi dòng sông nuôi là 30 m2 (dài 6 m x rộng 5 m), có bơm ly tâm, bàn quét để thu phân, chất thải ra khỏi hệ thống nuôi. Phân, thức ăn dư thừa, chất thải rắn được đưa vào hầm chứa và được xử lý theo hình thức tự hoại.    Hầm tự hoại có thể tích 6-8 m3 (3 - 5% thể tích dòng sông nuôi), được bố trí thành 04 ngăn để tách loại bỏ phân cá và chất thải rắn. Sau khi chất thải được chứa trong hầm đạt khoảng ¾ bể chứa, chất thải sẽ được hút đưa đi xử lý theo công nghệ thông thường của công ty môi trường đô thị.
3)  Sàn công tác: Phía trên vị trí đơn vị nước trắng và vùng nước lặng được bố trí sàn công tác kết nối giữa các máng nuôi với nhau ở phía đầu và phía cuối máng. Chức năng của sàn công tác là kiểm tra hệ thống thiết bị nuôi, kiểm tra cá, cho cá ăn và thu hoạch. Độ rộng của sàn công tác từ 1,0 – 1,2 m.
4) Hệ thống sục khí bổ sung: Các ống sủi khí, đá sủi khí dạng nano được lắp đặt theo chiều dọc của máng để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong máng nuôi. Mỗi dây sủi khí và đá sủi khí cách nhau từ 1,0 - 1,5 m. Hệ thống sục khí còn có tác dụng là thay thế đơn vị nước trắng để duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trong máng khi cần phải dừng dòng chảy, hệ thống này được nối với bình oxy nguyên chất để phòng khi máy móc thiết bị cung cấp oxy bị hư hỏng.
Công việc 1.3.  Xây dựng quy trình vận hành hệ thống sông trong ao
  • Xây dựng quy trình về việc vận hành hệ thống sông: Vận hành hê thống cấp nước, hệ thống máy thổi khí, đơn vị nước trắng tạo dòng, máy thu phân, đóng mở lưới chắn cá....
  • Vận hành thử: Cấp nước vào ao và vận hành thử (không có cá nuôi trong các máng). Kiểm tra các thông số kỹ thuật gồm hệ thống máy khí, hệ thống máy bơm, dòng chảy, oxy, kết cấu chịu lực của hệ thống, sàn công tác . . .
Tiến hành nghiêm thu: Sau khi vận hành thử hệ thống từ 7 ngày tiến hành nghiệm thu để đưa vào vận hành nuôi
Nội dung 2: Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá biển theo công nghệ sông trong ao
Công việc 2.1. Xây dựng dự thảo quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm
  • Tích hợp quy trình nuôi cá chim thương phẩm và quy trình vận hành sông tronng ao để xây dựng dự thảo quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm theo công nghệ sông trong ao. Trên cơ sở quy trình dự thảo, đề tài tiến hành thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm theo công nghệ sông trong ao.
  1. Tổng số công thực hiện: 15 công (bao gồm: Chủ nhiệm đề tài 2 người 10 công, thư ký và thành viên chính 5 công). Thời gian thực hiện 0,5 tháng
Công việc 2.2. Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm theo công nghệ sông trong ao.
  • Chọn giống, vận chuyển và thả giống: Chọn giống đồng đều, phản xạ nhanh, màu sáng, cá chim giống kích cỡ 5 – 6 cm chiều dài, cá chẽm > 10 cm chiều dài, mật độ thả giống 75 con/m3 máng, số lượng giống thả 16.500 con giống cá chim/ máng và 16.500 con giống cá chẽm/ máng. Cá giống được vận chuyển hở bằng xe nước chuyên dụng và thuần hóa nhiệt độ trên xe trước khi thả xuống ao.
  • Thử nghiệm quy trình: sẽ thả nuôi cá chim vây vàng  trên 1 máng và cá chẽm 1 máng. Phần vật tư Công ty Ngọc Thủy sẽ đối ứng 42,4% gồm năng lượng, nhân công, con giống và  thức ăn. Nhà nước đầu tư hỗ trợ vật tư 57,6% chủ yếu là thức ăn để thử nghiệm quy trình và thuốc hóa chất; Phần thiết bị máy móc, sửa chữa và xây dựng máng nuôi Công ty Ngọc Thủy sẽ đối ứng 100%.
  • Từ 2 - 3 tháng đầu do cá còn nhỏ, tiến hành ngăn lưới và thả chung cá giống/1 máng hoặc ương tiếp trong giai ở ao nhỏ bên cạnh. Qua tháng thứ 3 – thứ 4, cá được phân cỡ và sang chuyển vào 2 máng nuôi đến thương phẩm.
  • Quản lý hệ thống IPRS:
+ Định kỳ kiểm tra hệ thống tấm chắn đảm bảo nước lưu thông tốt và không bị hư hỏng làm thất thoát cá.
+ Loại thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng viên chìm chậm với hàm lượng đạm từ 45-48%, cho ăn vào 7 - 8h và 15 - 16h hàng ngày.
+ Lượng thức ăn: Lượng thức ăn hàng ngày tính theo khối lượng cá dự kiến có trong ao. Giai đoạn cá nhỏ ăn 5 - 7%, giai đoạn cá lớn ăn 2 - 5% trọng lượng cơ thể. Buổi sáng cho ăn 30% - 40%, buổi chiều cho ăn 60 - 70% lượng thức ăn hàng ngày.
+ Theo dõi pH: Duy trì ở 8 - 8,5. Nếu pH giảm dùng vôi liều lượng 1 - 2 kg/100 m3 tùy theo pH.
       + Quản lý môi trường: Hệ thống tự động thu phân, thức ăn thừa, các chất thải trong quá trình nuôi của hệ thống IPRS. Thu mẫu môi trường định kỳ để kiểm tra chất lượng nước nuôi.
      + Định kỳ thay nước khi độ trong  <  50 cm và các yếu tố môi trường thay đổi bất lợi cho cá nuôi. Nước thay vào hê thống phải được xử lý để đảm bảo không mang mầm bệnh vào hệ thống.
       + Phòng và trị bệnh cá trong hệ thống IPRS: Cho cá ăn đủ thành phần dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng của cá. Việc quản lý môi trường trong hệ thống cũng giúp phòng bệnh có hiệu quả. Hiệu ứng “sông trong ao” vừa tạo dòng chảy của nước theo phương pháp nước trồi, trộn nước từ đáy ao lên bề mặt ao thông qua hệ thống nén khí giúp cung cấp đủ oxy hòa tan trong nước và hạn chế biến động nhiệt độ trong hệ thống IPRS sẽ giúp phòng bệnh tốt. Trường hợp hệ thống nuôi bị bệnh chỉ cần đóng tấm chắn hai đầu máng sẽ rất dễ xử lý (tắm cho cá thuận tiện), hiệu quả rất tốt. Định kỳ 10 ngày thu mẫu để kiểm tra nhằm phát hiện sớm các loại bệnh thường gặp trên cá thương phẩm.
  • Thu hoạch: Cá chim và cá chẽm nuôi khoảng 8 – 10 tháng có thể đạt được kích cỡ 0,7 – 1,0 kg/con. Thu hoạch đại trà hoặc thu tỉa tùy nhu cầu thị trường tiêu thụ.
  • Các chỉ tiêu cần theo dõi, đánh giá trong quá trình thử nghiệm:
    + Sinh trưởng, tỷ lệ sống:  Định kỳ 15 ngày/lần theo dõi tăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá nuôi trong hệ thống IPRS. Tỷ lệ sống sẽ kiểm tra khi sang chuyển vào cuối vụ nuôi.
    + Các yếu tố môi trường: Hàng ngày theo dõi các yếu tố độ mặn, nhiệt độ, oxy hòa tan, độ trong, pH, NH3, .... để có biện pháp xử lý phù hợp.
   + Các loại bệnh thường gặp: Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra, phân tích một số bệnh thông thường gặp (ký sinh trùng) trên cá chim vây vàng và cá chẽm từ giai đoạn cá giống trước khi thả vào hệ thống nuôi đến giai đoạn cá thịt trước khi thu hoạch. Bên cạnh tìm tác nhân gây bệnh thì việc xây dựng các kịch bản và phương án để phòng, trừ các bệnh trên cá có hiệu quả.
Công việc 2.3. Tổ chức Hội thảo đánh giá quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm theo công nghệ “sông trong ao”.
  • Kết thúc thúc việc thử nghiệm tiến hành tổ chức 01 cuộc hội thảo gồm chuyên gia và cán bộ kỹ thuật chuyên môn nuôi trồng thủy sản sau khi kết thúc việc thiết kế, xây dựng được quy trình vận hành hệ thống nuôi và quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng và cá chẽm bằng công nghê “sông trong ao”. Dự kiến thời gian tổ chức hội thảo là tháng cuối của năm thứ nhất. Số lượng người tham gia hội thảo là 25 - 30 người. Thời gian Hội thảo 1 ngày.
  • Các ý kiến góp ý sẽ được chủ nhiệm đề tài, đơn vị chủ trì tiếp thu nhằm hoàn thiện các quy trình vận hành hệ thống sông tronng ao, quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá chim vây vàng và cá chẽm trong hệ thống “sông trong ao” trước khi ban hành, nhân rộng vào sản xuất đảm bảo phù hợp điều kiện Khánh Hòa.
Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi cá biển theo công nghệ “sông trong ao”
Công việc 3.1: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng.
  • Sau khi có quy trình đã triển khai tại nội dung 2 tiến hành xây dựng mô hình nuôi cá biển theo công nghê sông trong ao. Mô hình sẽ thả nuôi cá chim vây vàng  và cá chẽm trên hai máng. Phần vật tư Công ty Ngọc Thủy sẽ đối ứng 71,5% gồm năng lượng, nhân công, con giống và  thức ăn. Nhà nước đầu tư hỗ trợ vật tư 28,5% chủ yếu thức ăn cho mô hình và  thuốc hóa chất; Phần thiết bị máy móc, sửa chữa và xây dựng máng nuôi Công ty Ngọc Thủy sẽ đối ứng 100%
  • Chọn giống đồng đều, phản xạ nhanh, màu sáng, cá chim giống kích cỡ 5 – 6 cm chiều dài, cá chẽm > 10 cm chiều dài, mật độ thả giống 75 con/m3 máng, số lượng giống thả 16.500 con giống cá chim/ máng và 16.500 con giống cá chẽm/ máng. Cá giống được vận chuyển hở bằng xe nước chuyên dụng và thuần hóa nhiệt độ trên xe trước khi thả xuống ao.
  • Địa điểm thực hiện tại ao triển khai thử nghiệm quy trình của đề tài.
  • Chuẩn bị ao nuôi: Tiến hành bơm khô nước, cải tạo đáy ao theo quy trình nuôi thương phẩm cá biển (cày xới, xịt rửa bùn). Dùng 10 – 15kg vôi bột/100 m2 rắc đều khắp đáy ao và ven bờ, phơi nắng 3 - 5 ngày để loại bỏ độc tố, các mầm bệnh gây hại cho đối tượng nuôi. Trong hệ thống máng vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra tất cả hệ thống gồm máng, sàng công tác, lưới chắn cá, hệ thống nước trắng, hệ thống thu phân …..
  • Chuẩn bị nước: Cấp nước vào ao qua lưới lọc, diệt khuẩn, gây màu bằng chế phẩm sinh học. Vận hành hệ thống nuôi và kiểm tra các thông số môi trường ao nuôi đảm bảo phù hợp  trước khi thả cá.
  • Chọn giống, vận chuyển và thả giống: Chọn giống đồng đều, phản xạ nhanh, màu sáng, cá chim giống kích cỡ 5 – 6 cm chiều dài, mật độ thả giống 70 con/m3 máng, số lượng giống thả 30.800 con/ mô hình. Cá giống được vận chuyển hở bằng xe nước chuyên dụng và thuần hóa nhiệt độ trên xe trước khi thả xuống ao.
  • Quản lý hệ thống IPRS: Tương tự như mục công việc 2.2
  • Thu hoạch: Cá chim thương phẩm nuôi khoảng 8 – 10 tháng có thể đạt được kích cỡ 0,7 – 1,0 kg/con. Thu hoạch đại trà hoặc thu tỉa tùy nhu cầu thị trường tiêu thụ.
  • Thu thập các chỉ tiêu về sinh trưởng, tỷ lệ sống và các yếu tố môi trường: Tương tự như mục công việc 2.2
Công việc 3.2: Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình
        Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng, cỡ cá đạt 0,7 - 1 kg/con tiến hành thu hoạch
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình: Ghi chép các chỉ tiêu kinh tế, tổng hợp và đánh giá.
 Các chỉ tiêu để đánh giá: Tổng chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Tính tổng chi phí vụ nuôi= tổng chi phí đầu tư + chi phí sản xuất
Tính tổng thu = sản lượng x giá bán
Lãi (lợi nhuận) = Tổng thu – tổng chi
Giá thành sản phẩm = Tổng chi phí/ Tổng sản lượng
Tỷ suất lợi nhuận = Lãi (lợi nhuận)/tổng chi phí x 100%
Công việc 3.3. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật
Tổ chức 1 lớp tập huấn nhân rộng mô hình nuôi cá thương phẩm bằng công nghệ “sông trong ao” cho 30 hộ dân và cán bộ kỹ thuật tại địa phương về quy trình kỹ thuật nuôi cá thương phẩm trong hệ thống “sông trong ao”.
 Thời gian tập huấn: 01 ngày
 Địa điểm tổ chức: Tại UBND xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa.
Nôi dung: Tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi thương cá chim và các chẽm trong hê thống “sông trong ao” gồm cải tạo xây dựng hệ thống sông, vận hành hệ thống sông và các giải pháp kỹ thuật nuôi cá thương phẩm trong hệ thống. . . Sau lớp tập huấn các học viên sẽ đi tham quan tại mô hình nuôi của đề tài.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Sản phẩm dạng I:
- 01 Hệ thống “sông trong ao” để nuôi cá biển được thiết kế, lắp đặt và vận hành (Hệ thống là ao nuôi 1ha; sâu 2,5m gồm 2 máng nuôi có diện tích 150 m2/máng và hệ thống thiết bị đơn vị nước trắng và thu phân);
- 20 tấn cá chẽm thương phẩm trọng lượng thu hoạch > 700g/con; năng suất > 40 kg/m3; thời gian nuôi không quá 12 tháng;
- 20 tấn cá chim vây vàng thương phẩm thương phẩm trọng lượng thu hoạch > 700g/con; năng suất > 40 kg/m3; thời gian nuôi không quá 12 tháng.
Sản phẩm dạng II:
- 13 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Ứng dụng công nghệ “sông trong ao” để nuôi cá biển tại Khánh Hòa” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
- 13 bộ 03 Chuyên đề, mỗi bộ gồm:
+ Chuyên đề 1: Hồ sơ thiết kế, lắp đặt và quy trình vận hành nuôi cá biển theo công nghệ “sông trong ao” phù hợp với điều kiện tỉnh Khánh Hòa (Có sơ đồ thiết kế chi tiết, Quy trình hướng dẫn kỹ thuật vận hành hệ thống “sông trong ao” rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện);
+ Chuyên đề 2: Quy trình nuôi thương phẩm 2 đối tượng cá biển theo công nghệ “sông trong ao” phù hợp điều kiện Khánh Hòa (có các thông số cơ bản gồm: tỷ lệ sống > 80%, năng suất > 40 kg/m3 máng nuôi (20 tấn/ha), chu kỳ nuôi không quá 12 tháng, cá đạt kích cỡ thương phẩm trên 700 g/con, FCR (cá chim ≤ 2,1 và cá chẽm ≤ 1,8);
+ Chuyên đề 3: Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô  hình nuôi cá biển theo công nghệ “sông trong ao”.
- Tập huấn kỹ thuật cho 30 hộ dân và cán bộ kỹ thuật tại địa phương Quy trình kỹ thuật nuôi cá thương phẩm trong hệ thống “sông trong ao”.
- 25 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.
Sản phẩm dạng III:
- Có 02 bài báo khoa học được đăng trên Tạp chí Khuyến nông Quốc Gia, hoặc các Tạp chí Khoa học có uy tín khác (tạp chí thuộc danh mục tạp chí được công nhận của hội đồng chức danh khoa học quốc gia).

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Hộ dân nuôi trồng thủy sản (30 hộ dân được tập huấn kỹ thuật nuôi) và các công ty, HTX- NTTS khác; - Các công nhân/kỹ thuật viên của các cơ sở tham gia thực hiện đề tài; - Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa; - Các Trạm Khuyến nông huyện, thị, thành phố: Cam Ranh, Cam Lâm, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Nha Trang.

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 01/03/2022 đến 01/09/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 5271.814 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 2056.52 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 739/QĐ-UBND ngày 18 tháng Tháng 3 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)