Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Khánh Hòa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ba giai đoạn tại tỉnh Khánh Hòa

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa

5

Tên tổ chức chủ trì:

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Khánh Hòa

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Huỳnh Kim Khánh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Phương Minh Nam ThS. Hà Thị Dung CN. Phương Phi Dũng ThS. Võ Thị Ngọc Trâm KS. Đỗ Quốc Dũng CN. Phương Phi Hùng CN. Phan Thị Hồng Thắm CN. Ngô Thanh Huy

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Hoàn thiện công nghệ Semi-Biofloc và ứng dụng công nghệ xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoạn.
Công việc 1: Thiết kế và xây dựng hệ thống công trình nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoạn.
Công việc 2: Nghiên cứu lựa chọn chế phẩm sinh học tạo floc phù hợp.
Công việc 3: Dự thảo quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoạn.
Công việc 4: Nuôi thử nghiệm theo quy trình dự thảo.
Công việc 5: Hiệu chỉnh, hoàn thiện công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn phù hợp với điều kiện Khánh Hòa.
Nội dung 2: Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng ba giai đoạn theo công nghệ Semi-Biofloc.
Công việc 6, 7: Lựa chọn và triển khai 02 mô hình 
- Lựa chọn đơn vị, hộ triển khai mô hình 
- Xây dựng, hiệu chỉnh công trình;
- Triển khai quy trình nuôi;
- Thu hoạch, đánh giá hiệu quả.
Công việc 8: Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi
Nội dung 3 : Đào tạo, Tập huấn, Hội thảo.
Công việc 9: Đào tạo 20 kỹ thuật viên .
Công việc 10: Tập huấn kỹ thuật cho 100 người dân.
Công việc 11: Hội thảo kết quả đề tài.
Nội dung 4: Nghiệm thu cơ sở

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Thuỷ sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Hoàn thiện công nghệ Semi-Biofloc và ứng dụng công nghệ xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoạn.
Công việc 1: Thiết kế và xây dựng hệ thống công trình nuôi tôm chân trắng 3 giai đoạn.
- Thiết kế: Hệ thống công trình ao nuôi 03 giai đoạn trên một đơn nguyên là 01 ha, thiết kế gồm: bể (ao) ương giai đoạn 1, ao nuôi giai đoạn 2, ao nuôi giai đoạn 3, ao xử lý cấp bù, ao lắng, lọc và các hệ thống phụ trợ, xử lý chất thải…. Cụ thể như sau:
+ Hệ thống công trình ao nuôi 03 giai đoạn thường: Bao gồm 01 ao ương giai đoạn 1: 300m3 , 01 ao nuôi giai đoạn 2: 800m3  và 02 ao nuôi giai đoạn 3: 1.000m3/ao. Diện tích đất còn lại dành cho các ao lắng, lọc và ao sẵn sàng…Thiết kế ao nuôi ba giai đoạn dạng thường thì cao trình của giai đoạn 1, 2 và 3 bằng nhau nên khi sang tôm phải dùng lưới kéo. Thiết kế này phù hợp với những ao có sẵn cần cải tạo lại và để cho giảm bớt kéo lưới từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 có thể nâng cao trình của ao giai đoạn 1 lên 0,6m (ao nhỏ) để tiện cho việc sang tôm chỉ cần mở van cho tôm chuyển sang giai đoạn 2.

  • Hệ thống công trình ao nuôi 03 giai đoạn bậc thang: Bao gồm 01 ao ương giai đoạn 1: 300m3 , 01 ao nuôi giai đoạn 2: 800mvà 01 ao nuôi giai đoạn 3 là 2.000m3. Diện tích đất còn lại dành cho các ao lắng, lọc và ao sẵn sàng… Thiết kế ao bậc thang phù hợp cho trang trại đầu tư mới trên nền đất cao (cao trình nuôi trên nền đất cao). Mỗi giai đoạn có sự chênh lệch về cao trình (0,6m) nên khi sang tôm qua giai đoạn nuôi mới chỉ cần mở van là tôm được chuyển sang theo dòng nước.
Về quy trình nuôi thì hai hệ thống này không khác nhau chỉ khác nhau ở cách vận hành khi sang tôm từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3. Hệ thống ao nuôi ba giai đoạn thường khi sang tôm từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 phải dùng lưới kéo và cân tôm để chia điều ra hai ao nuôi giai đoạn 3, công đoạn này cần nhiều người và tôm dễ bị strees do quá trình kéo tôm để sang qua ao khác, thường phải mất nhiều thời gian. Còn hệ thống ao nuôi ba giai đoạn bậc thang khi sang tôm chỉ cần mở van là tôm được chuyển sang theo dòng nước nên môi trường ổn định, thời gian rút ngắn so với sang tôm theo phương pháp thủ công.
- Thời gian và địa điểm thiết kế và xây dựng: Tháng 12/2021 đến tháng 2/2022 tại trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa, Trang trại Chính Mỹ và Công ty TNHH K18 Vạn Hưng.
- Kết quả: Sơ đồ hệ thống công trình nuôi tôm chân trắng 3 giai đoạn ao thường và 3 giai đoạn ao bậc thang. Hệ thống được vận hành tốt.
Công việc 2: Nghiên cứu lựa chọn chế phẩm sinh học tạo floc phù hợp.
- Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chế phẩm sinh học tạo Floc trong quá trình nuôi tôm. Do đó, đề tài sử dụng 3 sản phẩm có tên thương mại ở NT1, NT2, NT3 này vì hiện nay nó thông dụng trên thị trường, còn lô đối chứng thì dùng một loại sản phẩm vi sinh thông thường có dòng Bacillus sp.
+ Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, sử dụng tôm giống cỡ Post 12-15.
+ Thời gian thí nghiệm dự kiến: 1 tháng, tương đương với nuôi giai đoạn 1 có thể đánh giá chế phẩm sinh học nào là phù hợp lựa chọn.
Chỉ tiêu đánh giá: các chỉ số môi trường nuôi; vibrio tổng số; Bacillus sp; mật độ hạt Floc, một số bệnh nguy hiểm như WSSV, AHPND, EHP, IHHNV; tỷ lệ sống và trọng lượng tôm sau 1 tháng nuôi.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Tháng 3/2022 và nghiệm thu tháng 4/2022 tại Viện Nghiện cứu nuôi trồng thủy sản III.
- Kết quả: Tỷ lệ sống dự kiến sau 1 tháng nuôi là 90 %, kích thước tôm khi thu hoạch dự kiến là 1g, FCR dự kiến là 1,0. Từ đó lựa chọn được chế phẩm sinh học phù hợp.
- Công việc 3: Dự thảo quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn bằng công nghệ Semi-Biofloc.
Đưa ra được quy trình dự thảo 7 bước, bao gồm bước 1:  Vệ sinh hệ thống ao nuôi; bước 2: Lọc nước và xử lý nước; bước 3: Nuôi cấy vi sinh tạo floc; bước 4: Ương tôm giai đoạn I; bước 5: Nuôi giai đoạn II; bước 6: Nuôi thương phẩm giai đoạn III; bước 7: Thu hoạch.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Tháng 4-5/2022 tại Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa và Công ty TNHH  K18 Vạn Hưng.
- Kết quả: Quy trình dự thảo đảm bảo các tiêu chí: Rõ ràng, logic, dễ hiểu, dễ làm theo, các thông số kỹ thuật cụ thể, sát với thực tế sản xuất
ng việc 4: Nuôi thử nghiệm theo quy trình dự thảo.
- Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nuôi thử nghiệm theo quy trình dự thảo của công việc 3.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 6-10/2022 tại Công ty TNHH K18 Vạn Hưng.
- Kết quả: Lắp đặt hệ thống, thiết bị. Chọn giống và các vật tư thiết yếu. Chăm sóc (theo dõi sinh trưởng, tỷ lệ sống, cho tôm ăn) và quản lý môi trường và bệnh.
Công việc 5 : Hiệu chỉnh, hoàn thiện quy trình công nghệ Semi-Biofloc ba giai đoạn trong nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp với điều kiện Khánh Hòa.
- Phương pháp nghiên cứu: Trung tâm Khuyến nông sẽ trực tiếp triển khai mô hình, theo dõi và hiệu chỉnh quy trình để làm cơ sở chuyển giao quy trình nuôi tôm chân trắng ba giai đoạn bằng công nghệ Semi-Biofloc cho các công ty/doanh nghiệp  tham gia thực hiện phù hợp với  điều kiện Khánh Hòa.
       - Các giải pháp kỹ thuật quản lý quy trình: Sử dụng giải pháp quản lý thức ăn và cho tôm ăn; sử dụng giải pháp quản lý chất lượng môi trường nuôi; sử dụng giải pháp tăng cường sức khỏe tôm nuôi, ngăn ngừa bệnh xuất hiện trong quá trình nuôi; điều khiển mật độ Biofloc trong hệ thống ở giai đoạn nuôi 2-3 thông qua phương pháp nhận biết Biofloc và sử dụng đo lường lượng Floc.
Thời gian và địa điểm thực hiện: Từ tháng 10-12/2022 tại Trung Tâm Khuyến Nông Khánh Hòa và Công ty TNHH K18 Vạn Hưng.
Kết quả: Đảm bảo được năng suất đạt ³ 20 tấn/ha, thời gian nuôi tối đa 3 tháng/vụ, tỷ lệ sống ³ 80%, FCR ≤1.2 và 6,4 tấn tôm thương phẩm cỡ 50-60 con/kg;      
Nội dung 2: Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng ba giai đoạn theo công nghệ Semi-Biofloc.
  •  
Quy trình nuôi
 
Thiết kế nghiên cứu                                                                                               
 
Mô hình nuôi trên hệ thống ao 3 giai đoạn thường
Mô hình nuôi trên hệ thống ao 3 giai đoạn bậc thang
 
Chăm sóc, theo dõi, tổng hợp, phân tích, hoàn thiện quy trình
 
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 

Hình: Sơ đồ nghiên cứu nội dung 2
        Nội dung triển khai theo các công việc chính như sau:
Công việc 6: Lựa chọn đơn vị, hộ triển khai mô hình 
- Căn cứ vào các tiêu chí sau:
Hộ dân có hệ thống công trình nuôi đảm bảo phù hợp với công nghệ nuôi, sẵn sàng đối ứng để tham gia dự án;
Có kinh nghiệm nuôi tôm công nghệ cao, có mong muốn học và phát triển nuôi;
Có khả năng tiếp nhận và sẵn sàng tham gia đầu tư để nuôi;
        - Thống nhất về các điều khoản tham gia thực hiện;
Ký kết hợp đồng phối hợp;
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
- Thời gian và địa điểm thực hiện: Từ tháng 01-02/2023.
Kết quả:  Chọn được 02 hộ hoặc 2 doanh nghiệp  đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực để triển khai thực hiện.
Công việc 7: Triển khai mô hình 
- Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện theo quy trình 7 bước đã được nuôi thử nghiệm ở công việc 4 kết hợp với hiệu chỉnh, hoàn thiện công nghệ Semi - Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn phù hợp với điều kiện Khánh Hòa ở công việc 5.
- Xây dựng, hiệu chỉnh công trình: Căn cứ vào quy trình nuôi dự thảo đã được hiệu chỉnh tiến hành khảo sát địa điểm, công trình nuôi của công ty/doanh nghiệp để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất nhằm vận hành hệ thống nuôi đảm bảo được đồng bộ, thông suốt và có hiệu quả theo mục tiêu, nội dung của đề tài đưa ra.
- Thời gian và địa điểm thực hiện: Từ tháng 03-12/2023 tại Công ty TNHH K18 Vạn Hưng (mô hình nuôi 3 giai nuôi thường) và Trang trại Chính Mỹ (mô hình nuôi 3 giai đoạn bậc thang).
- Kết quả: Thực hiện được 02 mô hình với các thông số: Năng suất đạt ≥ 20 tấn/ha, thời gian nuôi tối đa 03 tháng/vụ,  tỷ lệ sống ≥ 80%, FCR ≤ 1.2 và 23,6 tấn tôm thương phẩm cỡ 50-60 con/kg;
Công việc 8: Hoàn thiện quy trình công nghệ.
- Phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá: Dựa vào kết quả triển khai mô hình, những điều chỉnh trong quá trình triển khai mô hình từ quá trình thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn thường và 3 giai đoạn bậc thang cho đến quá trình triển khai thực hiện theo các công việc 7 bước của nội dung 1, tiến hành phân tích, so sánh và hiệu chỉnh quy trình cho hoàn thiện hơn.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 03-12/2023 tại trang trại nuôi tôm của Công ty TNHH K18 Vạn Hưng và Trang trại Chính Mỹ.
- Kết quả: Hoàn thiện được quy trình công nghệ, đảm bảo năng suất đạt ≥ 20 tấn/ha, thời gian nuôi tối đa 03 tháng/vụ, tỷ lệ sống ≥ 80%, FCR ≤ 1.2 ổn định và  bền vững phù hợp với điều kiện Khánh Hòa;
Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn và hội thảo.
Công việc 9: Đào tạo 20 kỹ thuật viên.
- Phương pháp tổ chức: Đào tạo 20 kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên được tập huấn nắm rõ lý thuyết, sau đó tham gia trực tiếp mọi công việc được thực hiện để xây dựng mô hình. Đề tài trao đổi mọi thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi, chăm sóc trong quá trình sản xuất, cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến công nghệ Semi-Biofloc để kỹ thuật viên có thể tham khảo. Đề tài cung cấp quy trình kỹ thuật nuôi khi bắt đầu triển khai mô hình và cung cấp quy trình hoàn thiện sau khi thực hiện mô hình và điều chỉnh.
< >Thời gian: Từ tháng 03-12/2023.Nội dung: Kỹ thuật viên được tập huấn nắm rõ lý thuyết, sau đó tham gia trực tiếp mọi công việc được thực hiện để xây dựng mô hình. Đề tài trao đổi mọi thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi, chăm sóc trong quá trình sản xuất, cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến công nghệ Semi-Biofloc để kỹ thuật viên có thể tham khảo. Đề tài cung cấp quy trình kỹ thuật nuôi khi bắt đầu triển khai mô hình và cung cấp quy trình hoàn thiện sau khi thực hiện mô hình và điều chỉnh. Kết quả: 20 kỹ thuật viên được đào tạo quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc 03 giai đoạn.Thời gian thực hiện: Từ tháng 01- 02/2024.Địa điểm: Trung tâm Khuyến nôngThời gian thực hiện: Từ tháng 3-5/2024. Địa điểm: Trung tâm Khuyến nông.Thành phần: Trung tâm Khuyến nông (bao gồm cả nhóm thực hiện đề tài), hộ dân xây dựng mô hình, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT và các đại biểu khác theo quy định.Nội dung: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở  kết quả thực hiện Đề tài theo quy định hiện hành. Kết quả: Sản phẩm và hồ sơ Đề tài chuyển cho Cơ quan quản lý Đề tài theo đúng quy định. Phối hợp Sở KH&CN tổ chức tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các đơn vị có liên quan triển khai ứng dụng đề tài vào thực tiễn.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Sản phẩm dạng I:
- 30 tấn Tôm chân trắng thương phẩm kích thước 50-60 con/kg, thời gian nuôi tối đa 3 tháng/vụ, tỷ lệ sống ≥ 80%, FCR ≤ 1.2.
2. Sản phẩm dạng II:
- 13 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoạn tại Khánh Hòa” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
- 13 bộ Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoạn phù hợp với Khánh Hòa đáp ứng Năng suất đạt ≥ 20 tấn/ha, thời gian nuôi tối đa 03 tháng/vụ, tỷ lệ sống ≥ 80%, kích cỡ 50-60 con/kg; FCR ≤ 1.2 ổn định và bền vững.
- 02 mô hình nuôi tôm 03 giai đoạn quy mô 01ha/mô hình; trong đó có 01 mô hình nuôi 3 giai đoạn ao bậc thang và 01 mô hình nuôi 3 giai đoạn ao thông thường: cho Năng suất đạt ≥ 20 tấn/ha, thời gian nuôi tối đa 03 tháng/vụ, tỷ lệ sống ≥ 80%, FCR ≤ 1.2 và kích cỡ tôm thương phẩm đạt 50-60 con/kg;
- 13 bộ Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm;
- 100 người dân được tập huấn và hiểu biết được quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc 03 giai đoạn; 20 kỹ thuật viên được đào tạo quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc 03 giai đoạn.
- Tập số liệu sơ đồ hệ thống công trình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn ao thường và 3 giai đoạn ao bậc thang.
- 25 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.
2. Sản phẩm dạng III:
Có 01 bài báo khoa học được đăng trên Tạp chí khoa học uy tín về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc các Tạp chí Khoa học có uy tín khác (tạp chí thuộc danh mục tạp chí được công nhận của hội đồng chức danh khoa học quốc gia).
- 03 USB, 05 đĩa CD-ROM chứa toàn bộ báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo tóm tắt, bản đồ số, số liệu phân tích và các tài liệu liên quan.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: + Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa; + Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN; + UBND huyện, thị xã, thành phố

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 01/12/2021 đến 01/05/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 3464.154 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1400.719 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 2063.435 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 220/QĐ-UBND ngày 20 tháng Tháng 1 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)