14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển cây cam Soàn (Citrus sinensis (L)) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2022-40104-ĐL |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Khánh Hòa |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Quang Vịnh
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: - ThS. Hà Thị Lý - KS. Nguyễn Ngọc Ánh - TS. Nguyễn Hữu Hiền - KS. Lương Nguyễn Nhật Trường - ThS. Huỳnh Thị Ngọc Chi - KS. Nguyễn Thị Hiệp - ThS. Phạm Thị Bưởi - ThS. Phạm Thị Hồng Phúc - ThS. Nguyễn Thị Soa |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Nội dung 1: Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây cam Soàn tại Khánh Hòa. - Nội dung 2: Xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. - Nội dung 3: Xây dựng mô hình cây cam Soàn thời kỳ kiết thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP và kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP. - Nội dung 4: Đào tạo kỹ thuật viên và hội nghị tham quan đầu bờ chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây cam Soàn tại Khánh Hòa. Công việc 1.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây cam Soàn tại Khánh Hòa - Quy mô điều tra: Thu thập tài liệu, số liệu thống kê và phỏng vấn trực tiếp 150 hộ (150 phiếu) trồng cam Soàn tập trung và cây có múi trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào diện tích trồng cây ăn quả có múi của các huyện, cụ thể Khánh Vĩnh 40 ha, Ninh Hòa 39 ha, Diên Khánh 26 ha và Khánh Sơn 3 ha. (Khánh Vĩnh: 70 phiếu; Khánh Sơn: 20 phiếu; Diên Khánh: 30 phiếu; Ninh Hòa: 30 phiếu). (Đính kèm phụ lục phiếu điều tra hiện trạng sản xuất cây cam Soàn (Citrus sinensis L.) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa). - Địa điểm điều tra: Huyện Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Diên Khánh và Khánh Sơn - Đối tượng điều tra: Những nhà vườn có diện tích từ 0,2 ha trở lên (các hộ dân trồng cây có múi). * Phương pháp điều tra: - Phương pháp thu thập thông tin chuyên ngành: Các số liệu thống kê, tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài liệu chuyên ngành về diện tích, năng suất, sản lượng, phân bố diện tích các vùng trồng cây có múi chính trong khu vực, nhu cầu sinh thái cây có múi (cam Soàn) được cập nhật, xử lý và phân tích đánh giá. - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: Điều tra thu thập thông tin theo phiếu soạn sẵn qua phỏng vấn trực tiếp nhà vườn. Mẫu điều tra đại diện và đặc trưng cho đối tượng cần nghiên cứu. Số hộ điều tra được phân theo tỷ lệ diện tích trồng cây có múi trong khu vực. Các thông số trong phiếu điều tra tập trung vào một số nội dung chính sau: + Thông tin chung: Họ và tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hóa, số lao động chính, lao động phụ, lao động thuê; năm định cư, quê quán. + Hiện trạng vườn: Quy mô vườn, địa hình, đất đai, loại hình canh tác, cây trồng chính, các loại cây trồng xen, giống, cách nhân giống, nguồn giống. Nguồn nước tưới, tình trạng nước tưới, tình trạng sinh trưởng cây trồng, tình hình dịch hại; mùa vụ thu hoạch, khả năng tiêu thụ. Tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng cam Soàn trên địa bàn. + Hiệu quả kinh tế trồng cây có múi: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Các khó khăn, quan tâm và đề xuất của người trồng. Công việc 1.2: Phân tích, đánh giá hiện trạng đất trồng cây cam Soàn - Địa điểm: Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Diên Khánh và Khánh Sơn - Phân tích, đánh giá hiện trạng thổ nhưỡng vùng trồng cây cam Soàn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Phân tích 06 mẫu đất trước thí nghiệm (thành phần cơ giới: Cát; thịt, sét; pHH2O; pHKCl; Chất hữu cơ; CEC; Nts; P2O5ts; K2Ots; K2Odt; P2O5dt). Nhằm đánh giá hiện trạng thổ nhưỡng xác định công thức phân bón phù hợp cho cây cam Soàn cho từng vùng canh tác tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. (Khánh Sơn: 01 mẫu; Khánh Vĩnh: 03 mẫu; Diên Khánh: 01 mẫu; Ninh Hòa: 01 mẫu). - Gồm các chỉ tiêu và phương pháp thử như sau:
+ Phương pháp: Phân tích 06 mẫu đất tại nơi thực hiện mô hình để làm cơ sở cho việc đánh giá dinh dưỡng đất và đề xuất quy trình bón phân cho cây cam soàn tại Khánh Hòa. Phương pháp lấy mẫu đất theo TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2:2002) về việc hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu đất. TCVN 7538-4:2007 (ISO 10381-4:2003) về chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 4: Hướng dẫn quy trình điều tra các vùng tự nhiên, bán tự nhiên và vùng canh tác. - Xử lý số liệu: Số liệu điều tra được tính ra % theo các chỉ tiêu. Dựa trên các thông tin điều tra và kết quả xử lý số liệu nhằm phân tích phát hiện các yếu tố giới hạn sản xuất, đề ra giải pháp phát triển có hiệu quả. Nội dung 2: Xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây cam Soàn thời kỳ KTCB (Năm thứ 1) - Thời gian thực hiện: từ tháng 06/2023 - 12/2023 - Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa - Quy mô thực hiện: 0,5 ha/mô hình (04 mô hình) - Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB) gồm 03 công thức với 03 lần lặp lại, mỗi ô công thức chọn 05 điểm theo đường chéo gốc, mỗi điểm chọn 02 cây (10 cây/ô thí nghiệm) cố định cây theo dõi chỉ tiêu. Tổng số cây theo dõi trong thí nghiệm 90 cây CT1: Nền + 150 gam N + 150 gram P2O5 + 150 gram K2O (đối chứng) CT2: Nền + 200 g N + 200 gram P2O5 + 200 gram K2O CT3: Nền + 250 g N + 250 gram P2O5 + 250 gram K2O - Phân nền: 01 kg Vôi bột + 03 kg phân bón hữu cơ vi sinh + Phân bón lá KNO3, Growmore (20-20-20), Phân bón lá 10 - 60 -10, Canxi – Bo, Kali bo sữa (tùy vào giai đoạn sử loại phân bón lá phù hợp). Phân bón lá được sử dụng 3 lần trong năm và phun trước lúc ra lộc khoảng 01 tháng. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng và phát triển cây cam Soàn thời kỳ KTCB (Năm thứ 2). - Thời gian thực hiện: tháng 01/2024 đến 08/2024. Thí nghiệm 2 được thực hiện kế thừa trên các vườn trồng của thí nghiệm 1. - Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và TX. Ninh Hòa. - Quy mô thực hiện: 0,5 ha/mô hình (04 mô hình) - Vật liệu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thực hiện và các chỉ tiêu theo dõi tương tự như thí nghiệm 1.
PB1: Nền + 300 g N + 300 g P2O5 + 300 g K2O (đối chứng) PB2: Nền + 350 g N + 350 g P2O5 + 350 g K2O PB3: Nền + 400 g N + 400 g P2O5 + 400 g K2O - Phân nền: 01 kg Vôi bột + 03 kg phân hữu cơ hữu cơ vi sinh + Phân bón lá KNO3, Growmore (20-20-20), Phân bón lá 10 - 60 -10, Canxi – Bo, Kali bo sữa (tùy vào giai đoạn sử dụng loại phân bón lá phù hợp). Phân bón lá được sử dụng 3 lần trong năm và phun trước lúc ra lộc khoảng 1 tháng. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất, chất lượng của cây cam Soàn thời kỳ kinh doanh. - Thời gian thực hiện: Tháng 04 – 11/2023 - Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. - Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 05 công thức, 03 lần lặp lại và mỗi ô công thức chọn 05 điểm theo đường chéo gốc, mỗi điểm chọn 01 cây cố định để theo dõi chỉ tiêu. Tổng số cây theo dõi 75 cây/thí nghiệm. - Các công thức thí nghiệm được xây dựng như sau: CT1: Nền + 400 gam N + 300 gram P2O5 + 800 gram K2O CT2: Nền + 500 g N + 400 gram P2O5 + 900 gram K2O (Đối chứng) CT3: Nền + 600 g N + 500 gram P2O5 + 1000 gram K2O CT4: Nền + 700 g N + 600 gram P2O5 + 1100 gram K2O CT5: Nền + 800 g N + 700 gram P2O5 + 1200 gram K2O Phân nền: 1,5 kg vôi bột/cây/năm + 50 kg phân bò/cây/năm + phân bón lá KNO3, MKP (0 - 52 - 34); Growmore (20-20-20), Canxi – Bo, Kali bo sữa (tùy vào giai đoạn sinh trưởng sử dụng loại phân bón lá phù hợp). Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) trên cây cam Soàn. - Thời gian thực hiện: từ tháng 04 – tháng 08/2024 (năm 2) - Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 04 nghiệm thức với 03 lần lặp lại (12 ô thí nghiệm), mỗi ô thí nghiệm chọn 05 cây cố định theo đường chéo gốc để theo dõi chỉ tiêu, tổng số cây thí nghiệm 60 cây. - Các nghiệm thức của thí nghiệm gồm:
- Thời điểm và số lần xử lý thuốc: thực hiện theo đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà xuất và đăng ký của từng sản phẩm, khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô thí nghiệm này tạt sang ô thí nghiệm khác. Xử lý 02 lần cách nhau 05 – 07 ngày, lần đầu xử lý khi cây có chồi non (chồi ngắn hơn 2 cm) và tỷ lệ lá bị hại tối thiểu 5% (theo TCCS 80:2018/BVTV). - Phương pháp và thời điểm điều tra: Mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây, đếm số lộc non và lá non bị sâu vẽ bùa gây hại, đếm toàn bộ lá và lộc non ở các cây điều tra. Lần điều tra thứ nhất tiến hành ngay trước khi phun. Thời điểm và số lần theo dõi các lần điều tra sau được tiến hành 3, 5 và 7 ngày sau phun thuốc (phun lần 1) và 03, 07 ngày sau khi xử lý thuốc lần 2 (theo QCVN 01 - 119 : 2012/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi). Thí nghiệm 5: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bệnh loét (Xanthomonas campestris pv.citri (Hasse) Dowson) trên cây cam Soàn. - Thời gian thực hiện: tháng 04/2024 – 8/2024 (dự kiến) - Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh - Phương pháp nghiên cứu: + Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 01-174:2014/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh loét (Xanthomonas campestris pv.citri (Hasse) Dowson) hại cây có múi của các thuốc phòng trừ bệnh. + Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 04 nghiệm thức, 03 lần lặp lại (12 ô thí nghiệm), mỗi nghiệm thức chọn 05 cây theo đường chéo gốc, cố định cây theo dõi các chỉ tiêu, tổng số cây theo dõi 60 cây. Các nghiệm thức của thí nghiệm gồm:
+ Thời điểm và số lần xử lý thuốc: thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đăng ký. Số lần xử lý thuốc từ 2 lần cách nhau 7 ngày. Xử lý lần đầu khi tỷ lệ bệnh khoảng 5%. + Trên lá, số lần xử lý thuốc là 2 lần cách nhau 7 ngày cho mỗi đợt ra lá non (xử lý cho 2 đợt ra lá non), xử lý lần đầu khi chồi non vừa nhú. + Trên quả xử lý thuốc 4 lần cách nhau 12 ngày, xử lý lần đầu khi quả đạt đường kính 1,5 cm. - Phương pháp điều tra: Mỗi ô điều tra 05 cây, quan sát và ghi nhận mức độ bị bệnh của toàn bộ số lá hoặc quả của 4 cành cấp 3 ở tầng giữa theo 4 hướng cây. Các cành điều tra được cố định trong suốt thời gian khảo nghiệm. Thời điểm và số lần điều tra ngay trước mỗi lần xử lý thuốc và 7, 14, 21 ngày sau xử lý thuốc lần cuối. * Xử lý số liệu: Số liệu được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel, phân tích phương sai (ANOVA), trắc nghiệm phân hạng giữa các giá trị trung bình theo Ducan ở mức ý nghĩa 5% bằng phần mềm SAS 9.1. Nội dung 3: Xây dựng mô hình cây cam Soàn thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP. Công việc 3.1: Xây dựng mô hình cây cam Soàn thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) theo tiêu chuẩn VietGAP. - Thời gian thực hiện: từ tháng 01 - 12/2025 (dự kiến) - Địa điểm thực hiện mô hình: tại các địa điểm thực hiện các thí nghiệm ở nội dung 2. + Huyện Khánh Vĩnh: 02 mô hình + Huyện Diên Khánh: 01 mô hình + Thị xã Ninh Hòa: 01 mô hình - Quy mô thực hiện: 0,5 ha/mô hình (04 mô hình) - Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình ở các thí nghiệm trên nội dung 2, xác định được công thức phân bón cho cho cây cam Soàn thời kỳ kiến thiết cơ bản (năm thứ 1, 2) tiến hành xây dựng mô hình trên các địa điểm đã chọn làm thí nghiệm. - Đối chứng là vườn sản xuất đại trà của nông dân đại diện trong vùng, có cùng điều kiện thổ nhưỡng, thời gian trồng, mật độ khoảng cách và chăm sóc theo quy trình của nông dân. Công việc 3.2: Xây dựng mô hình cây cam Soàn thời kỳ kinh doanh (GĐKD) đạt chứng nhận VietGAP. - Thời gian thực hiện: từ tháng 01 – 12/2025 - Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. - Quy mô thực hiện: 0,5 – 01 ha/mô hình (02 mô hình) - Từ kết quả nghiên cứu, xác định được công thức phân bón phù hợp cho cây cam Soàn thời kỳ kinh doanh áp dụng cho mô hình cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (02 mô hình). Nội dung 4: Đào tạo kỹ thuật viên và hội nghị đầu bờ chuyển giao kỹ thuật canh tác cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. - Đào tạo kỹ thuật viên: + Thời gian thực hiện: tháng 08 – 10/2025 (dự kiến) + Địa điểm thực hiện: Huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn + Số lượng học viên: 20 học viên (Khánh Sơn: 1 lớp 10 học viên; Khánh Vĩnh: 1 lớp 10 học viên); Thời gian đào tạo: 5 ngày. + Đối tượng đào tạo: Là đại diện nhà vườn (hộ dân) đang sản xuất cam Soàn tại địa phương. - Mục đích: Nhằm tăng cường kiến thức cho nhà vườn và cán bộ kỹ thuật để tham gia thực hiện tốt các mô hình sản xuất cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các kỹ thuật viên được đào tạo là lực lượng nòng cốt để nhân rộng kết quả sau khi đề tài kết thúc. - Nội dung đào tạo: Quy trình kỹ thuật sản xuất cam Soàn được cập nhật những biện pháp kỹ thuật mới tiến bộ; Quy trình VietGAP cho cây ăn cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây cam; Đánh giá nội bộ trong sản xuất theo VietGAP; Hướng dẫn sơ cấp cứu và an toàn lao động trong nghề làm vườn. Tài liệu học được soạn sẵn, cập nhật theo điều kiện thực tế địa phương, cung cấp cho học viên. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ như máy chiếu đa phương tiện, phần mềm trình diễn Power Point; ảnh chụp kỹ thuật số minh họa cho bài giảng. Có tổ chức tham quan và thực hành tay nghề. Giảng viên là cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có nhiều năm kinh nghiệm trên cây có múi và các chuyên gia có kinh nghiệm trên cây có múi mời tham dự. - Kết quả: Kết thúc lớp học các học viên được xác nhận tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP * Tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ và chuyển giao kỹ thuật cho nhà vườn - Địa điểm thực hiện: tại các địa phương triển khai mô hình (Huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Khánh Sơn và TX. Ninh Hòa) + Thời gian thực hiện: tháng 08 – 10/2025 (dự kiến) - Đối tượng tập huấn: Nông dân tại địa phương triển khai mô hình có nhu cầu học tập, kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. - Mục đích: Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng cam Soàn cho nhà vườn, nâng cao nhận thức cho nhà vườn về sử dụng giống sạch bệnh, phòng trừ sâu bệnh hại, canh tác bền vững, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa, tạo ra sản phẩm an toàn và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. - Nội dung tập huấn: Chọn giống, kỹ thuật trồng, sản xuất và phòng trừ sâu bệnh cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, tham quan mô hình trình diễn. - Quy mô hội nghị: Hội nghị về kỹ thuật trồng mới và thâm canh cây cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP: 04 hội nghị, mỗi hội nghị 75 người tham dự, tổng 300 lượt người. - Viết báo cáo tổng kết, đánh giá đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế so với vườn sản xuất của nông dân. Báo cáo, kết luận. * Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo Đề tài “Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển cây cam Soàn (Citrus sinensis L.) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” trong quá trình canh tác sử dụng hệ thống ống tưới tiết kiệm nước (hệ thống béc quay tại gốc) giúp cây đảm bảo độ ẩm thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển đặc biệt đối với cây cam Soàn thời kỳ KTCB. Đề tài sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón gốc và các thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, với mục đích tạo ra sản phẩm cam Soàn chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xu thế thế giới đang ra sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ. Trong đó yếu tố sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đóng vai trò quan trọng. Nhằm khuyến khích bà con nông dân sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm (đạt tiêu chuẩn VietGAP) đồng thời sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Sản phẩm dạng II: - 04 Mô hình trồng mới cây cam Soàn thời kỳ kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP (quy mô 0,5ha/mô hình, chất lượng quả tươi đạt TCVN 1873:2014); - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển cây cam Soàn (Citrus sinensis (L.)) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; - Báo cáo đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp phát triển cây cam Soàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; - Báo cáo Quy trình canh tác cây cam Soàn thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; - Tài liệu tập huấn Quy trình kỹ thuật canh tác cây cam Soàn theo tiêu chuẩn VietGAP; - 20 kỹ thuật viên được đào tạo kỹ thuật sản xuất cây cam Soàn theo tiêu chuẩn VietGAP; 300 lượt người tham gia hội nghị tham quan đầu bờ; - 01 bộ Kết quả phân tích mẫu đất trước thí nghiệm (6 mẫu); 01 bộ Kết quả phân tích mẫu quả cam tươi (02 mẫu) (bộ gốc); - 150 phiếu điều tra thông tin hộ trồng cây có múi, cam soàn; kết quả xử lý số liệu (bộ gốc). - Giấy chứng nhận VietGAP của 2 mô hình sản xuất cây cam Soàn thời kỳ kinh doanh; - Bộ số liệu theo dõi các thí nghiệm; kết quả xử lý số liệu; - Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài. Sản phẩm dạng III: Có 01 bài báo khoa học được đăng trên Tạp chí chuyên ngành trong nước. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các hộ nông dân vùng triển khai đề tài (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Diên Khánh, Thị xã Ninh Hòa) phòng Nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Khánh Hòa, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh sẽ là đơn vị đầu mối tiếp thu kết quả của đề tài và trực tiếp tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân canh tác cam Soàn theo tiêu chuẩn VietGAP sau khi đề tài kết thúc. Kết quả của đề tài về kỹ thuật thâm canh cây cam Soàn sẽ được áp dụng cho các hộ nông dân, trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, phục vụ mở rộng diện tích và phát triển cây cam Soàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khánh Vĩnh cùng Hợp tác xã trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh tiếp nhận quy trình kỹ thuật sản xuất cam Soàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16 |
Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/04/2023 đến 01/03/2026) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 1043.976 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 826.4 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18 |
Quyết định phê duyệt: số 751/QĐ-UBND ngày 31 tháng Tháng 3 năm 2023 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|