Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Đắk Lắk
Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Giải pháp tiếp cận thị trường công hòa liên bang Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Đắk Lắk

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Ngọc Tuyên

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Ngọc Tuyên (Chủ nhiệm ĐT); PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng (Phó CN ĐT); TS. Hoa Hữu Cường; TS. Nguyễn Bích Thuận; TS. Đặng Thái Bình; ThS. Lê Thị Kim Oanh; CN. Phạm Thị Bích Ngọc; TS. Phạm Hùng Tiến; NCS. Đinh Văn Đang; NCS. Đặng Nguyễn Duyên Anh (Thư ký).

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Cơ sở lý thuyết về khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm OCOP
Công việc 1: Các quan điểm về sản phẩm OCOP
- Quan điểm của các học giả và tổ chức quốc tế
- Quan điểm của các học giả và tổ chức tại Việt Nam
- Quan điểm rút ra từ nhóm nghiên cứu của đề tài
Công việc 2: Phân loại sản phẩm OCOP
- Phân loại theo các học giả và tổ chức quốc tế
- Phân loại theo tiêu chuẩn của Việt Nam
Công việc 3: Mối quan hệ giữa sản phẩm OCOP với khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu
Công việc 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của sản phẩm OCOP.
- Cơ chế, chính sách của nhà nước
- Trình độ và khả năng sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường của các chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP
- Các hàng rào phi thuế quan của các nước nhập khẩu
- Đặc điểm và nhu cầu của người tiêu dùng
Nội dung 2. Đặc điểm thị trường CHLB Đức và những ảnh hưởng của EVFTA đối với khả năng tiếp cận thị trường đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Để thực hiện nội dung này, đề tài sẽ triển khai các nhóm công việc và các hoạt động cụ thể sau:
Công việc 1: Đánh giá đặc điểm thị trường CHLB Đức tác động đến khả năng tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk 
Đặc điểm của thị trường CHLB Đức tác động đến khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm như: sản phẩm cà phê, sản phẩm mẵng cầu, sản phẩm bơ… ở các khía cạnh như:
+  Quy mô thị trường
+  Nhu cầu và thị hiếu đối với các sản phẩm nói trên
+ Các kênh phân phối sản phẩm tại thị trường CHLB Đức
+ Các quy định và rào cản của thị trường.
+ Xu hướng của thị trường
+ Các kênh và đối tác mà các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp của Đắk Lắk có thể kết nối để tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm đặc thù đạt chuẩn OCOP   
Công việc 2: EVFTA và những tác động tới khả năng tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk
+ Phân tích và đánh giá cơ hội từ quy định của EVFTA đối khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh Đắk Lắk tại thị trường CHLB Đức
+ Phân tích và đánh giá thách thức từ các quy chuẩn của EVFTA đối với khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh Đắk Lắk tại thị trường CHLB Đức
+ Xác định một số sản phẩm đặc thù đạt chuẩn OCOP của Đắk Lắk có tiềm năng tận dụng được những cơ hội từ EVFTA để có thể thúc đẩy việc tiếp cận và tiêu thụ tại thị trường CHLB Đức.
Nội dung 3: Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương tại Việt Nam trong tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP và bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk
Công việc 1: Phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
- Kinh nghiệm của Thái Lan
- Kinh nghiệm của Inđônêxia/Trung quốc
- Kinh nghiệm của Ấn Độ
Công việc 2: Phân tích kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La
- Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp
Công việc 3: Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước của Tỉnh trong việc ban hành các chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
- Đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm OCOP trong việc xây dựng thương hiệu, thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao lực quản lý, tìm hiều thị trường và xây dựng thương hiệu… .
Nội dung 4: Phân tích thực trạng và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk trong giai đoạn 2020-Nay
Công việc 1. Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của một số đại diện sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của tỉnh Đắk Lắk
- Thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm cà phê.
- Thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm Mãng Cầu.
- Thực trạng sản xuất, chế biến và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của sản phẩm Bơ
Công việc 2: Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với các sản phẩm OCOP của Đắk Lắk
- Đánh giá những tồn tại và hạn chế
- Phân tích và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
Các hoạt động và phương pháp nghiên cứu cụ thể đối với các nội dung trên:
- Các hoạt động cụ thể như thu thập các số liệu thứ cấp (báo cáo chính thức của UBND và Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Cục thống kê tỉnh và báo cáo của các Huyện liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm OCOP tại các DN/HTX nông nghiệp).
- Xây dựng các biểu mẫu khảo sát thực địa tại các doanh nghiệp/HTX có sản phẩm OCOP tại Đắk Lắk cũng như người tiêu dùng tại CHLB Đức.
- Phỏng vấn sâu các cơ quan (Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh Đắk Lắk, các chuyên gia, các nhà nhập khẩu tại CHLB Đức …).             
- Phỏng vấn đại diện các doanh nghiêp, hợp tác xã
- Tổng hợp và phân tích thông tin;
- Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh (S), điểm yếu (W), những cơ hội (O) và thách thức (T) đối với các sản phẩm OCOP được chọn nghiên cứu hiện nay
- Tổ chức Hội thảo, tọa đàm trao đổi các kết quả nghiên cứu.
Nội dung 5: Tư vấn, hỗ trợ thí điểm cho một số công ty trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức nói riêng và thị trường EU nói chung
Công việc 1: Tư vấn cho công ty TNHH Nguyễn Văn Food ở xã Eakly, huyện Krông Pắk đối với sản phẩm trà mãng cầu về việc tiếp cận thị trường CHLB Đức
- Tư vấn cho công ty về cách thức và quy trình tiếp cận thị trường CHLB Đức
Công việc 2: Tư vấn và hỗ trợ cho công ty TNHH Vương Thành Công tại thành phố Buôn Ma Thuột đối sản phẩm cà phê về việc tiếp thị trường CHLB Đức.
- Tư vấn cho công ty về cách thức tiếp cận thị trường CHLB Đức.
- Hỗ trợ cho công ty ký Biên bản thỏa thuận ghi nhớ với đối tác bên CHLB Đức.
Công việc 3: Tư vấn và hỗ trợ cho công ty TNHH Thu Nhơn tại thành phố Buôn Ma Thuột với sản phẩm Bơ về thị trường CHLB Đức.
- Tư vấn cho công ty về cách thức và quy trình tiếp cận thị trường CHLB Đức.
Nội dung 6: Đề xuất nhóm giải pháp tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk
Công việc 1: Giải pháp về hoàn thiện khung khổ chính sách thúc đẩy tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP.
Công việc 2: Xây dựng quy trình chuẩn về tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk.
Công việc 3: Nhóm giải pháp tập huấn, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp/HTX trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức.
Công việc 4: Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp cận thị trường CHLB Đức.

 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp: Tổng quan các công trình nghiên trong và ngoài nước liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài về đặc điểm thị trường, kinh nghiệm, khung pháp lý, các chính sách, quy định về tiếp cận thị trường quốc tế.
Phương pháp phân tích các bên liên quan SA (Stakeholder Analysis): Phương pháp phân tích các bên liên quan là phương pháp có tính hệ thống, dựa trên đánh giá thực địa (quan sát, phỏng vấn tại các huyện của Đắk Lắk có sản phẩm OCOP được chọn nghiên cứu), thu thập thông qua các bài báo khoa học, tài liệu nghiên cứu đã được công bố, số liệu thống kê của các cơ quan liên quan. Tiến hành xác định các cá nhân hoặc tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp cũng như phân tích đặc điểm và vai trò của các bên trong việc gia tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Đắk.
Phương pháp ma trận phân tích SWOT: Phương pháp phân tích ma trận SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh (S), điểm yếu (W), những cơ hội (O) và thách thức (T) đối với các sản phẩm OCOP được chọn nghiên cứu hiện nay, từ đó có cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu để có cơ sở đề xuất các giải pháp hữu hiệu để gia tăng khả tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với các phẩm OCOP như: sản phẩm Cà phê, sản phẩm Mãng Cầu và sản phẩm Bơ của tỉnh Đắk Lắk.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Số liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn như số liệu thống kê của: Cục Thống kê, các báo cáo của Sở Nông Nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, các nghiên cứu trong và ngoài nước về sản phẩm OCOP cũng như số liệu từ tham tán thương mại tại CHLB Đức.
Nhóm nghiên cứu cũng tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia; Tổ chức hội thảo, tọa đàm giúp cho nhóm nghiên cứu có trao đổi, thảo luận các vấn đề với các nhà khoa học, giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cùng những người liên quan trong quá trình triển khai nghiên cứu, vừa thu thập ý kiến, vừa chia sẻ thông tin, truyền bá các kết quả nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: Phiếu điều tra tiêu chuẩn (bảng hỏi): 04 bộ phiếu điều tra tiêu chuẩn cho thu thập thông tin đối với DN/HTX sản xuất, chế biến có sản phẩm OCOP đạt chuẩn ba sao trở lên, các nông hộ là vùng sản xuất của các DN/HTX, người tiêu dùng và doanh nghiệp nhập khẩu nông sản tại CHLB Đức.
Điều tra khảo sát thực địa
a) Mục tiêu và nội dung khảo sát:
- Khảo sát và đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu của các doanh nghiệp/hợp tác xã có sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong việc tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại thị trường quốc tế nói chung và thị trường CHLB Đức nói riêng.
- Đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng cũng như yêu cầu, đòi hỏi của các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản tại CHLB Đức về các sản phẩm nông sản đạt chuẩn OCOP của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
b) Đối tượng khảo sát:
- Các doanh nghiệp/hợp tác xã có sản phẩm OCOP tại tỉnh Đắk Lắk; các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng tại CHLB Đức
- Các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm OCOP  (UBND các cấp, các sở, ngành liên quan của Tỉnh như: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Hội nông dân)
c) Chọn sản phẩm và địa bàn điều tra, khảo sát:
Chọn sản phẩm nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các sản phẩm nông sản đạt chuẩn OCOP từ ba sao trở lên của tỉnh Đắk Lắk, chủ yếu là cà phê, Bơ và trà mãng cầu.
Địa bàn điều tra, khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát tại các địa phương của Đắk Lắk có các doanh nghiệp/hợp tác xã có sản phẩm đạt chuẩn OCOP ba sao trở lên với tiêu chí chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu là quy mô sản xuất, kinh doanh và bảo đảm tính đại diện. Cụ thể, đề tài tiến hành khảo sát 25 doanh nghiệp/hợp tác xã cùng 225 hộ là hộ liên kết sản xuất với các doanh nghiệp/hợp tác xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắk, huyện Krông Bông, huyện CưMgar, huyện Ea Kar, Huyện Krông Ana, Huyện Krông Buk
Tại CHLB Đức, đề tài sẽ khảo sát tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản tại các thành phố tập trung đông người Việt sinh sống như: Berlin, Frankfurt, Leipzig
d) Xây dựng phiếu điều tra và hoàn thiện phiếu điều tra:
- Phương pháp chọn mẫu: Đề tài thực hiện khảo sát trên tất cả các tác nhân tham gia việc thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm OCOP sang thị trường quốc tế nói chung và thị trường CHLB Đức nói riêng  từ đó chọn mẫu phân tầng có chủ đích với 225 hộ là vùng sản xuất của các doanh nghiệp và hợp tác xã có sản phẩm OCOP đạt chuẩn ba sao trở lên, 25 doanh nghiệp/hợp tác xã có sản phẩm nông sản đạt chuẩn ba sao trở lên, 50 phiếu phỏng vấn sâu là các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách tại các bộ ngành, UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND các địa bàn điều tra khảo sát của Đắk Lắk, các Sở ngành liên quan của tỉnh Đắk Lắk. Tại thị trường CHLB Đức, đề tài đã nhận được sự hỗ trợ từ phía viện nghiên cứu Châu Âu cùng đối tác là viện FNF (CHLB Đức) để khảo sát 50 người tiêu dùng và phỏng vấn sâu 10 doanh nghiệp nhập khẩu tại CHLB Đức
Mẫu phiếu 1: Bảng hỏi, phiếu điều tra các hộ nông dân là vùng sản xuất của các DN/HTX có sản phẩm OCOP đạt chuẩn ba sao trở lên (225 phiếu)
Mẫu phiếu 2: Bảng hỏi, phiếu điều tra doanh nghiệp/hợp tác xã có sản phẩm nông sản đạt chuẩn OCOP ba sao trở lên (25 phiếu)
Mẫu phiếu 3: Phỏng vấn người tiêu dùng tại CHLB Đức (50 phiếu)
Mẫu phiếu 4: Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp nhập khẩu nông sản của CHLB Đức
 (10 phiếu).
 e)Phương pháp điều tra áp dụng trong các cuộc khảo sát       
+ Phỏng vấn sâu: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn một số các nhà khoa học, các nhà quản lý đang công tác trực tiếp tại các sở (Sở Nông nghiệp, Sở Công thương của Đắk Lắk), đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, đại diện các Trung tâm xúc tiến thương mại, hội nông dân, tham tán thương mại của Việt nam , nhà nhập khẩu và phân phối tại CHLB Đức… để tìm hiểu rõ hơn về khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm OCOP .
+ Phương pháp bảng hỏi: Phiếu điều tra khảo sát sẽ khảo sát điều tra trực tiếp đến đối tượng được chọn trong mẫu điều tra (bao gồm Mẫu phiếu 1,2,3,4).
+ Thảo luận nhóm tập trung: Đề tài sẽ mời các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam để thảo luận, tọa đàm các nội dung chính của đề tài.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, xử lý sơ bộ bằng phần mềm excel và sau đó được xử lý thông qua các phần mềm xử lý số liệu phù hợp như: SPSS, stata...
 + Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế, thống kê so sánh, phương pháp chuỗi giá trị, phương pháp dự báo, phương pháp SWOT, phương pháp chuyên gia.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.
TT Tên sản phẩm
(ghi rõ tên từng sản phẩm )
Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú
1 Báo cáo tổng hợp đề tài Các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Đắk Lắk 01
2 Báo cáo tóm tắt đề tài Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của Đề tài 01
3 Báo cáo kiến nghị và báo cáo đề xuất giải pháp Những kiến nghị chính đối với các cơ quan quản lý của tỉnh, hội nông dân, doanh nghiệp, HTX để thực hiện các giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường CHLB Đức nói riêng đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk 01
4 Báo cáo tư vấn cho doanh nghiệp được lựa chọn -Báo cáo tư vấn cho các doanh nghiệp phải đảm bảo tính dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn 01
5 Báo cáo xử lý số liệu Báo cáo phân tích thông kê:
(1) Bảng hỏi cho người tiêu dùng (50 phiếu), người sản xuất, hộ nông dân (275 phiếu)
(2) Báo cáo phân tích định tính 50 chuyên gia phỏng vấn sâu (gồm các nhà nhập khẩu của CHLB Đức, các sở liên quan tại Đắk Lắk, các chuyên gia của bộ nông nghiệp, các tham tán thương mại..)
02
 
 
 
 
 
 
 
6 Bản quy trình tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường CHLB Đức Bản quy trình phải nói rõ ràng, dễ hiểu các bước cần thiết cũng như các phương pháp có thể triển khai để có thể tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk 01
7  
 
 
 
 
Báo cáo các nội dung bao gồm 06 nội dung cụ thể triển khai trong đề tài
- Báo cáo nội dung 1 “Cơ sở lý thuyết về tiếp cận thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm OCOP”, ngắn gọn và xúc tích
- Báo cáo nội dung 2 “Đặc điểm thị trường CHLB Đức và những ảnh hưởng của EVFTA đối với việc tiếp cận thị trường EU đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk”. ngắn gọn và xúc tích
- Báo cáo nội dung 3 “Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương tại Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP và bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk, ngắn gọn và xúc tích
- Báo cáo nội dung 4 “Phân tích thực trạng và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong tiếp cận thị trường quốc tế đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk  giai đoạn 2020-Nay, ngắn gọn và xúc tích
- Báo cáo nội dung 5 “Tư vấn, hỗ trợ thí điểm cho một số công ty trong việc tiếp cận thị trường CHLB Đức nói riêng và thị trường EU nói chung”, ngắn gọn và xúc tích
- Báo cáo nội dung 6 “Đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk”, ngắn gọn và xúc tích.
06
8 Bản MOU Bản MOU được ký kết 01
9 Tài liệu kỷ yếu hội thảo Tổng hợp 10 bài viết 01
 
Dạng  II:  Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phẩm khác
TT Tên sản phẩm
(ghi rõ tên từng sản phẩm )
Yêu cầu khoa học cần đạt Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản) Ghi chú
1 Bài báo: Kinh nghiệm quốc tế trong việc tiếp cận thị trường EU đối với sản phẩm OCOP Lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận thị trường đối với phẩm OCOP Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, tạp chí khoa học xã hội  
2 Bài báo: Thực trạng khả năng tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk Phân tích thực trạng và đề ra giải pháp nhằm gia tăng khả tiếp cận thị trường CHLB Đức đối với  sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí châu Âu  

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các sản phẩm cuối cùng của đề tài bao gồm (báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị giải pháp, báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát, lý thuyết, báo cáo tư vấn, bản quy trình tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm, 02 bài báo) sau khi nghiệm thu được bàn giao cho Sở KH&CN Đắk Lắk và các sở, ban ngành trong tỉnh có liên quan theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu và các cơ quan có thẩm quyền. - Các sản phẩm trung gian (06 báo cáo theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài) sẽ trực tiếp chuyển giao phục vụ các cơ quan hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, các doanh nghiệp/HTX nông nghiệp. - Bản thỏa thuận MOU sẽ bàn giao cho 01 DN lựa chọn để thực hiện công việc tiếp theo với đối tác CHLB Đức về xuất khẩu hàng hóa theo cam kết

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/12/2022 đến 01/12/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 714 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 714 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 3002/QĐ-UBND ngày 30 tháng Tháng 12 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)