Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Thái Nguyên
Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): DT/NN/08/2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Thái Nguyên

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Anh Hùng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Anh Hùng; Vũ Thanh Sắc; TS. Văn Hữu Tập; TS. Vi Thùy Linh; PGS. TS. Ngô Văn Giới; TS. Đỗ Thị Vân Hương; TS. Bùi Minh Quý; Lương Thị Thúy Vân; Nguyễn Thị Hồng Viên; Trần Thị Ngọc Hà; Nguyễn Thị Bích Liên; Trần Đức Văn; Nguyễn Đình Thông; Nguyễn Văn Long; Hoàng Trung Kiên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; các tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Xây dựng bộ tiêu chí, cơ sở dữ liệu các vùng đủ điều kiện hoặc có tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện địa phương và tiêu chuẩn quốc gia; Nghiên cứu đề xuất giải pháp để quản lý và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên; Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tại các vùng tiềm năng.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; các tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Sử dụng phương pháp điều tra, đánh giá thực trạng: Điều tra thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các tiềm năng để tổ chức sản xuất NNHC, được tiến hành qua các bước: (1) Xây dựng phiếu điều tra: Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra, từ 30-40 chỉ tiêu; (2) Thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp nông hộ/hợp tác xã/tổ hợp tác sản xuất/cán bộ quản lý; (3) Phân tích, tổng hợp, đánh giá và viết báo cáo; (4) Lấy ý kiến từ các chuyên gia để hoàn thiện báo cáo thông qua tổ chức Hội thảo khoa học.
Nội dung 2: Xây dựng bộ tiêu chí, cơ sở dữ liệu các vùng đủ điều kiện hoặc có tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện địa phương và tiêu chuẩn quốc gia
1. Công việc 2.1. Xây dựng bộ tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện địa phương và tiêu chuẩn quốc gia
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các văn bản, quy định, các tiêu chuẩn về sản xuất trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Từ các nội dung trong các quy định, tiêu chuẩn về sản xuất NNHC, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh với điều kiện thực tế tại tỉnh Thái Nguyên (các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quy hoạch…) để xây dựng dự thảo bộ tiêu chí.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bộ tiêu chí thông qua tổ chức Hội thảo.
2. Công việc 2.2. Nghiên cứu lựa chọn sơ bộ các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiềm năng
- Dựa vào các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát ở nội dung 1, tiến hành đối chiếu, so sánh với bộ tiêu chí, lựa chọn ra các vùng có tiềm năng sản xuất NNHC đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản trong bộ tiêu chí.
- Dự kiến các tiêu chí lựa chọn sơ bộ gồm: Những vùng chưa đầu tư thâm canh cao, vùng đã áp dụng sản xuất an toàn, Vietgap, theo hướng hữu cơ và vùng đã bước đầu hình thành sản xuất hữu cơ.
3. Công việc 2.3. Khảo sát, lấy mẫu đất, mẫu nước và phân tích mẫu đất, mẫu nước tại các vùng lựa chọn
- Phương pháp sử dụng: Phương pháp lấy mẫu trực tiếp để phân tích chất lượng môi trường đất, nước tại vùng đã chọn. Các điểm lấy mẫu phải đại diện cho tất cả các đối tượng cây trồng vật nuôi nghiên cứu (lúa, rau, cây ăn quả, chè, hoa màu, đồng cỏ, mặt nước nuôi trồng thủy sản…) cũng như đại diện cho tất cả các vùng (vùng núi cao; vùng đồi cao - núi thấp; vùng nhiều ruộng ít đồi) của địa hình Thái Nguyên.
- Mẫu đất: Mẫu đất được lấy theo các tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 5297:1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung; TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2:2002) - Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
Bảo quản và vận chuyển mẫu: Mẫu đất được chứa trong các túi nhựa polyethylen và được bảo quản trong thùng trữ lạnh với đá khô và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm.
- Mẫu nước: Mẫu nước được lấy căn cứ vào vị trí các nguồn nước tưới cho ruộng canh tác. Các mẫu được thu thập theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006; TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985); TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987); TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005). Lấy sâu cách mặt nước 10 - 30 cm; bằng chai nhựa PE 0,5 lít;
Chọn vị trí lấy mẫu: Lấy mẫu ở cửa ra, nơi lấy nước để tưới cho nông nghiệp. Đối với mẫu lấy ở hồ, ao, độ sâu lấy mẫu đối với nước mặt là 20 - 30 cm dưới mặt nước, mẫu hỗn hợp được trộn từ 3- 5 mẫu đơn (tùy diện tích, hình dạng và sự đồng nhất của, ao). Đối với mẫu ở sông, hồ lấy ở độ sâu 20 - 30 cm dưới mặt nước, mẫu được lấy cách bờ từ 1,5 - 2,0 m có thể lấy cả bờ phải, bờ trái và giữa sông (Tùy điều kiện thực tế).
Bảo quản và vận chuyển mẫu: Mẫu nước được chứa trong các bình polyropylen, polycacbonat và thuỷ tinh; Mẫu được bảo vệ khỏi ánh sáng, sức nóng được bảo quản trong thùng trữ lạnh với đá khô và vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay sau khi lấy mẫu.
Đối với mẫu để phân tích vi sinh vật: Dùng các bình sạch và tiệt trùng. Giữ bình kín cho đều khi nạp mẫu và sau đó đậy kín bằng mảnh giấy kim loại. Ngay khi nạp mẫu mới mở miếng giấy loại và nút ra và cầm trên tay. Tránh gây ô nhiễm nút và cổ bình do tay. Ngay sau khi nạp mẫu phải đậy nút kín. Chú ý trước khi nạp đầy không cần tráng bình bằng mẫu.
- Phương pháp phân tích mẫu: Mẫu đất được phân tích tại các đơn vị chức năng có thẩm quyền theo quy định.
- Dựa vào kết quả phân tích để đánh giá mức độ phù hợp của các vùng đã lựa chọn.
4. Công việc 2.4. Nghiên cứu đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiềm năng tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra, khảo sát các vùng sản xuất nông nghiệp tiềm năng được lựa chọn sơ bộ: Dựa vào các tiêu chí ưu tiên, tiến hành phỏng vấn cán bộ địa phương các vùng tiềm năng đã được lựa chọn sơ bộ, cùng cán bộ địa phương đánh giá cho điểm đối với từng tiêu chí.
- Xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiềm năng: Tổng hợp phiếu đánh giá để lựa chọn và phân loại các vùng tiềm năng, dự kiến phân hạng theo các mức độ rất phù hợp, phù hợp, ít phù hợp và không phù hợp.
5. Công việc 2.5. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu các vùng đủ điều kiện hoặc có tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên
- Sử dụng kết quả đánh giá hiện trạng và tiềm năng để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cơ sở hạ tầng tại các vùng tiềm năng.
- Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước ở các vùng tiềm năng.
- Đánh giá mức độ đáp ứng với yêu cầu sản xuất hữu cơ của các vùng sản xuất tiềm năng: Thu thập các tài liệu tiêu chuẩn về yêu cầu đối với sản xuất hữu cơ so sánh và đánh giá mức độ đáp ứng với yêu cầu sản xuất hữu cơ của các vùng sản xuất tiềm năng.
- Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu: Lấy ý kiến góp ý chuyên gia để hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu thông qua Hội thảo.
Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp để quản lý và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên
1. Nội dung này được tiến hành thông qua nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu thứ cấp và các thông tin thu thập trong quá trình khảo sát thực địa tại nội dung 1. Sau đó, tiến hành đánh giá sự ảnh của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đổi khí hậu, những cơ hội và thách thức để phát triển NNHC tỉnh Thái Nguyên
2. Xây dựng 03 mô hình trồng trọt theo hướng hữu cơ và đánh giá hiệu quả.
- Khảo sát và lựa chọn một số giải pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình.
- Lựa chọn hộ/tổ hợp tác/hợp tác xã tham gia mô hình phải đảm bảo các yêu cầu về nhân lực và tài chính, đóng góp đầy đủ phần vốn, vật tư đối ứng theo yêu cầu của đề tài, thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Xây dựng và đánh giá mô hình
+ Quy mô: (1) Mô hình Chè tổng diện tích 10.000m2, dự kiến theo dõi trong thời gian 12 tháng; (2) Mô hình Cà chua tổng diện tích 1.000m2, dự kiến 7 tháng; (3) Mô hình rau Bắp cải tổng diện tích 1.000m2, dự kiến 3 tháng.
+ Về vật tư thực hiện mô hình: Sử dụng một số vật tư thiết yếu
+ Đánh giá mô hình (Đánh giá hiệu quả trong mô hình so với ngoài mô hình): Mô hình được đánh giá bằng so sánh về năng suất, về giá thành sản phẩm trong mô hình và ngoài mô hình.
3. Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức về sản xuất NNHC và kết quả triển khai các mô hình trồng trọt theo hướng hữu cơ tiến hành đề xuất các giải pháp tổng thể để quản lý và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên, dự kiến các nhóm giải pháp sau:
- Giải pháp quy hoạch, bảo vệ, sử dụng đất đai và nguồn nước
- Giải pháp quản lý chất lượng giống vật nuôi, cây trồng
- Giải pháp áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất NNHC
- Giải pháp tăng năng lượng sinh khối phục vụ sản xuất NNHC
- Giải pháp tăng cường chăn nuôi, thủy sản sinh thái
- Giải pháp chế biến, bảo quản sản phẩm hữu cơ
- Giải pháp về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) về chất lượng đất, nước và tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
- 01 Báo cáo đánh giá thực trạng và tiềm năng để phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- 01 Báo cáo đề xuất giải pháp để quản lý và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên.
- 03 mô hình thử nghiệm trồng trọt theo hướng hữu cơ cho 1,0ha sản xuất Chè, 1.000m2 sản xuất Cà chua, 1.000m2 sản xuất rau Cải bắp.
- 01 cuốn tài liệu tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ
- Báo cáo tổng kết đề tài.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, Phòng NN&PTNT các huyện/TP, các HTX nông nghiệp và các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/12/2022 đến 01/12/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1795 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1757 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 38 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 3163/QĐ-UBND ngày 16 tháng Tháng 12 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)