Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh đoàn Thái Nguyên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên trong thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên định hướng đến năm 2030

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT/KTCN/03/2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Tỉnh đoàn Thái Nguyên

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Thái Nguyên

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Đoàn Quang Duy

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Đoàn Quang Duy; TS. Phạm Thị Tuấn Linh; TS. Nguyễn Đình Yên; Ths. Đinh Bộ Sơn; Ths. Phạm Quang Hiếu; TS. Hà Xuân Linh; TS. Lê Văn Hiếu; Ths. Lê Trọng Hiệp; Ths. Phạm Thị Thu Hiền; Nguyễn Thị Hồng; Ths. Dương Thị Như; Ngô Thị Lý Huyền; Ths. Phạm Văn Đạt; Ths. Nguyễn Thị Mai Anh; Ths. Dương Mạnh Hà; Nguyễn Thị Phương Thảo; Ths. Nguyễn Duy Khánh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực CĐS  nói chung và năng lực CĐS của thanh niên nói riêng; Phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực CĐS tại  các địa  phương trên thế giới; Phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực CĐS ở các địa  phương tại Việt Nam; Đánh giá đặc thù tỉnh Thái Nguyên và  phân tích thuận lợi, khó khăn trong công tác CĐS cho thanh niên tại các địa phương của tỉnh; Đánh giá nhận thức của xã hội  về vai trò của thanh niên trong công tác CĐS tại các địa phương của tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng bộ Chỉ số đánh giá năng lực CĐS cho thanh niên tỉnh Thái Nguyên; Đánh giá năng lực CĐS của thanh niên tại tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng mô hình thí điểm về công tác nâng cao năng lực CĐS của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (bao gồm 02 mô hình); Xây dựng bộ giải pháp nâng cao năng lực CĐS của thanh niên tại tỉnh Thái Nguyên.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu thứ cấp
- Những tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về CĐS nói chung và năng lực CĐS của thanh niên nói riêng được thu thập, dịch thuật và tổng hợp lại nhằm đưa ra một khung lý thuyết đầy đủ.
- Các dữ liệu thứ cấp/hỗ trợ liên quan đến hoạt động CĐS như cài đặt và sử dụng các phần mềm số tiện ích, sử dụng dịch vụ công thực tuyến, cũng như các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương liên quan đến CĐS tại tỉnh Thái Nguyên.
b. Phương pháp nghiên cứu sơ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phỏng vấn qua phiếu điều tra: Số liệu được thu thập thông qua khảo sát các đối tượng là Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và tại địa phương; và đoàn viên – thanh niên thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng đối với người dân và đoàn viên – thanh niên; Chọn mẫu phân tầng có chủ đích đối với các chuyên gia, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo cơ quan quản lý.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý và cán bộ chuyên môn về hoạt động CĐS và năng lực CĐS.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng khả năng tối đa hoá với các giá trị bị thiếu (Maximum Likelihood with Missing Values) cho mô hình SEM. Đây là phương pháp hiện đại và phù hợp giúp ước lượng một cách chính xác nhất giá trị của các hệ số trong mô hình đồng thời khắc phục được lỗi thiếu số liệu nếu có. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng các phân tích thống kê và kiểm định khác như phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích phương sai một chiều (one-way ANOVA), kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định Independent Sample T-Test, …để đảm giảm mô hình phân tích đáng tin cậy đồng thời phân tích sự khác biệt về nhận định của người tham gia khảo sát.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để giúp nhóm nghiên cứu đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp này dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Trong nghiên cứu này, bước đầu nhóm nghiên cứu sẽ liệt kê toàn bộ các biến quan sát ban đầu dựa trên cơ sở lý luận, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ dùng phân tích nhân tố khám phá để nhóm các biến quan sát này thành các nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chuyển đổi số, từ đó xây dựng khung năng lực về CĐS cho thanh niên và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao năng lực CĐS.
+ Phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức đối với hoạt động CĐS trong bối cảnh kinh tế-xã hội đặc thù của tỉnh.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực CĐS nói chung và năng lực CĐS của thanh niên.
- Báo cáo đánh giá và phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác CĐS của tỉnh.
- Báo cáo đánh giá nhận thức của xã hội  về vai trò của thanh niên trong công tác CĐS tại tỉnh Thái Nguyên.
- Báo cáo đánh giá năng lực CĐS của thanh niên tại tỉnh Thái Nguyên.
- Bộ chỉ số đánh giá năng lực chuyển đổi số cho thanh niên tỉnh.
- Báo cáo đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực CĐS của thanh niên tại tỉnh.
- 02 Mô hình nâng cao năng lực CĐS của thanh niên tỉnh: 01 Mô hình tại thành phố Thái Nguyên; 01 Mô hình tại huyện/xã khó khăn của tỉnh.
- Cẩm nang nâng cao năng lực CĐS cho thanh niên.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả của đề tài sẽ được sử dụng nhằm đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực CĐS cho thanh niên tỉnh Thái Nguyên, là tài liệu tham khảo cho Đoàn Thanh niên các cấp, UBND tỉnh Thái Nguyên trong công tác chuyển đổi số.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/12/2022 đến 01/12/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 489 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 489 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 3216/QĐ-UBND ngày 21 tháng Tháng 12 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)