Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học sư phạm Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bản đồ giáo khoa của thành phố Hà Nội trong dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 01X-12/02-2019-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Kiều Văn Hoan

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS Đỗ Văn Thanh; GS.TS Nguyễn Viết Thịnh TS Nguyễn Quyết Chiến TS Dương Thị Lợi ThS Hồ Thị Diệu Thúy ThS Đặng Tiên Dung TS Nguyễn Thanh Xuân

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa dạy học địa lý địa phương thành phố Hà Nội theo định hướng người học.
Nội dung 2: Xây dựng các tiêu chí về bản đồ giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường phổ thông.
Nội dung 3: Đánh giá thực trạng bản đồ giáo khoa và sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý địa phương theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường phổ thông thành phố Hà Nội
Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất các bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông của thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực người học.
Nội dung 5: Xây dựng các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương TP Hà Nội dạy học địa lý lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực người học.
Nội dung 6: Xây dựng các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương TP Hà Nội dạy học địa lý lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nội dung 7: Xây dựng các bản đồ giáo khoa địa lý địa phương TP Hà Nội dạy học địa lý lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực người học
Nội dung 8: Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các bản đồ giáo khoa thành phố Hà Nội dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học.
Nội dung 9: Thực nghiệm sư phạm đánh giá kết quả các bản đồ giáo khoa dùng để dạy học địa lý địa phương thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực người học.
Nội dung 10: Xây dựng sản phẩm của đề tài (các báo cáo, khuyến nghị)

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, chọn lọc các công trình lí luận liên quan đến đề tài, bao gồm các bài viết, sách, tài liệu các công trình khoa học đã được công bố ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chúng tôi có được cái nhìn tổng thể về đề tài, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác ở mức độ nhất định, đề ra các giả thiết để nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lí luận cho đề tài.
Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu từ chương trình, sách giáo khoa theo, bản đồ giáo khoa, các phương tiện dùng trong dạy học dạy học định hướng phát triển năng lực người học…Các nguồn tài liệu này là cơ sở để chúng tôi xây dựng bản đồ địa lý thành phố Hà Nội.
2. Phương pháp bản đồ - ứng dụng hệ thông tin địa lý:
Bản đồ là alpha và omega của địa lý học, là thời điểm khởi đầu và kết thúc của mỗi công trình nghiên cứu địa lý; bản đồ là vật trung gian giữa con người vốn có tầm quan sát trực tiếp rất hạn chế và kích thước rộng lớn của các đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp bản đồ để xây dựng các bản đồ dùng để dạy học địa lý địa phương thành phố Hà Nội, sử dụng phương pháp bản đồ để hướng dẫn sử dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Đặc biệt tác giả ứng dụng hệ thông tin địa lý trong việc thu thập, xử lí, liên kết, lưu trữ dữ liệu và biên tập các bản đồ giúp sản phẩm có tính thống nhất cao, cập nhật được số liệu đảm bảo tính hiện đại.
3. Phương pháp điều tra thực tế ởtrường phổ thông:
Thực hiện phương pháp này bằng cách tiến hành tổ chức thành nhiều đợt điều tra tại trường  tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội nhắm đánh giá thực trạng dạy học và sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý địa phương theo định hướng phát triển năng lực.
+ Điều tra bằng phiếu: xây dựng phiếu điều tra với các đối tượng là giáo viên và học sinh.
+ Dự giờ dạy học của giáo viên, quan sát tình hình học tập học sinh.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm là phương pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện của đề tài. Thực nghiệm thành công sẽ cho kết quả khách quan và tạo ra khả năng vận dụng nhanh chóng các kết qủa nghiên cứu vào thực tiễn. Trong đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng  phương pháp thực nghiệm để kiểm tra các bản đồ (đảm bảo các tính chất: khoa học, sư phạm và trực quan) từ đó làm sơ sở chỉnh sửa để sản phẩm có chất lượng tốt nhất trước khi ứng dụng đại trà.
- Thực nghiệm các phương pháp sử dụng bản đồ để phát triển triển năng lực của học sinh.
5. Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục. Đối với việc xây dựng bản đồ để đảm bảo tính khách quan, phù hợp với tình hình thực tế ở trường phổ thông, nhóm nghiên cứu sẽ phải trao đổi với các chuyên gia am hiểu về bản đồ học, các giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông. Các chuyên gia sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu có thêm nhiều thông tin bổ ích và có giá trị, giúp giảm bớt thời gian tìm hiểu đối tượng nghiên cứu.
6. Phương pháp toán thống kê:
Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi thống kê, xử lí đánh giá các kết quả điều tra nghiên cứu thông qua các phần mềm xử lí thống kế SPSS, Excel và trực quan hoá bằng các biểu đồ.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo một số vấn đề lý luận về việc xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý địa phương.Báo cáo về thực trạng bản đồ và sử dụng bản đồ giáo khoa dạy học địa lý địa phương ở trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực người học.Các bản đồ giáo khoa số địa lý địa phương thành phố Hà Nội dùng để dạy học lớp 4, 9, lớp 12. Các bản đồ giáo khoa giấy địa lý địa phương thành phố Hà Nội dùng để dạy học lớp 4, 9, lớp 12. Tài liệu hướng dẫn sử dụng các bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý địa phương theo định hướng phát triển năng lực người học.Báo cáo tổng kết. Báo cáo tóm tắt. Kỷ yếu Hội thảo. Các báo cáo theo các nội dung công việc. USB. Phụ lục đề tài. Bài viết giới thiệu kết quả, sản phẩm đề tài.
02 Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài:
- Thực trạng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí địa phương ở Hà Nội.
- Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý ở thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Đề tài sau khi được nghiệm thu, sản phẩm sẽ chuyển giao cho tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT của thành phố Hà Nội sử dụng dạy học địa lý địa phương (ở dạng số và bản đồ giấy). - Nhóm tác giả sẽ chuyển giao trực tiếp một số trường tiểu học, THCS, THPT trong quá trình thực nghiệm và qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/10/2019 đến 01/09/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1250 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1250 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 5672/QĐ - UBND ngày 09 tháng Tháng 10 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)