Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Viện Kỹ Thuật Công Trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp giữ ổn định mái đê thuộc tuyến đê trong điều kiện cho phép nước tràn qua áp dụng cho các tuyến đê sông trên địa bàn thành phố Hà Nội

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 01C-04/03-2019-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Kỹ Thuật Công Trình

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS Nguyễn Hữu Huế

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thảnh; PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế TS. Dương Đức Toàn TS. Trần Văn Toản TS. Nguyễn Thị Thu Hương TS. Mỵ Duy Thành TS. Nguyễn Tiến Thái

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Tổng quan các giải pháp giữ ổn định đê trong điều kiện cho phép nước tràn qua ở trong và ngoài nước.
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng các tuyến đê phòng lũ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội dung 3: Cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp giữ ổn định tuyến đê cho phép nước tràn qua trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp giữ ổn định mái đê thuộc tuyến đê trong điều kiện cho phép nước tràn qua, áp dụng cho các tuyến đê sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung 5: Thiết kế thí điểm, hướng dẫn thi công cho một đoạn đê phân lũ trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện cho phép nước tràn qua, áp dụng cho các tuyến đê sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu
Đây là một phương pháp cơ bản, nền tảng cho các phương pháp nghiên cứu (PPNC) khác. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu đã trở thành PPNC chính. Dưới sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu được sử dụng ở tất cả các khâu của Đề tài.
 Phương pháp khảo sát thực địa
Nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành khảo sát ngoài thực địa để nắm bắt được tình hình mưa lũ trên địa bàn toàn thành phố; nắm được hiện trạng công trình và hiện trạng làm việc của các tuyến đê và các công trình thủy lợi trong hệ thống... để bước đầu xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các tuyến đê trên địa bàn thành phố Hà Nội khi có nước tràn qua.
 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là thu thập, xin ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm và kiến thức sâu và kinh nghiệm về đê điều, về thủy văn, Biến đổi khí hậu, khí tượng nông nghiệp trên cả Đồng bằng sông Hồng và khu vực nghiên cứu (thành phố Hà Nội).
Phương pháp nghiên cứu trên mô hình toán:
Sử dụng mô hình toán để dự báo diễn biến của các yếu tố khí tượng, thủy văn ứng với các kịch bản điển hình. Mô hình toán được xây dựng phải lựa chọn các thông số đặc trưng của mô hình một cách phù hợp nhất, đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học.
Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình vật lý:
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu và đề xuất loại vật liệu mới (hỗn hợp đất tại chỗ + tro bay + xi măng) làm vật liệu chế tạo cấu kiện gia cố mái đê hạ lưu. Đồng thời, đề tài cũng sẽ nghiên cứu đề xuất kết cấu mặt cắt ngang hoàn chỉnh, đảm bảo ổn định khi nước tràn qua. Để đánh giá sự ổn định tổng thể và kiểm chứng khả năng làm việc của các giải pháp đề xuất thì việc thí nghiệm trên mô hình vật lý với các kịch bản dòng chảy tràn khác nhau sẽ có nhiều ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
Thông qua thí nghiệm trên mô hình vật lý, có thể đánh giá sự ổn định về mặt cường độ, độ mài mòn, sự phù hợp về giải pháp tiêu năng khi áp dụng cho công trình ngoài thực tế.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo đánh giá hiện trạng các tuyến đê phòng lũ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Báo cáo phân tích, đánh giá mức độ an toàn của từng tuyến đê phòng lũ hiện nay trong điều kiện cho phép nước tràn qua. Bộ tiêu chí cho các tuyến đê trong điều kiện cho phép nước tràn qua trên địa bàn Thành phố Hà Nội.  Các giải pháp an toàn ổn định mái đê trong điều kiện cho phép nước tràn qua. Hồ sơ thiết kế thí điểm cho một đoạn đê phân lũ trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện cho phép nước tràn qua (áp dụng các tuyến đê sông trên địa bàn thành phố Hà Nội). Các báo cáo công việc. Báo cáo khoa học tổng kết. Báo cáo tóm tắt. Hồ sơ hội thảo. Phụ lục. Bài viết giới thiệu kết quả, sản phẩm của đề tài. Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ. USB lưu thuyết minh, các báo cáo của đề tài, cơ sở dữ liệu.
2 bài báo giới thiệu

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Cơ sở dữ liệu và giải pháp sẽ chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sử dụng cho mục đích quản lý an toàn đê điều và là cơ sở quan trọng để lập các dự án khả thi cho các tuyến đê vùng phân lũ trên địa bàn thành phố. Giải pháp đê phân lũ gia cố đất tại chỗ kết hợp xi măng và tro bay, đáp ứng yêu cầu kết hợp giao thông nông thôn, đảm bảo an toàn trong điều kiện nước lũ tràn qua sẽ được phổ biến rộng rãi, kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và áp dụng vào các dự án trên toàn quốc. Sản phẩm của đề tài sẽ được các đơn vị nghiên cứu, trường đại học, các công ty tư vấn tham khảo.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/10/2019 đến 01/09/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2500 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 2500 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 5672/QĐ - UBND ngày 09 tháng Tháng 10 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)