Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Công ty CP Thực phẩm Minh Dương.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Áp dụng giải pháp enzyme để sản xuất miến chất lượng cao tại các làng nghề Hà Nội phục vụ thị trường nội tiêu và xuất khẩu

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 01C-06/P.2020.05

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty CP Thực phẩm Minh Dương.

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS Chu Hương Giang

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Văn Thị Nguyệt KS. Nguyễn Duy Hồng KS. Vương Thị Hằng Mong Nguyễn Duy Vinh TS. Đỗ Trọng Hưng KS. Nguyễn Thùy Linh ThS. Nguyễn Hoàng Phi

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu tinh bột cho quá trình biến tính và sản xuất miến
Nội dung 2. Nghiên cứu lựa chọn enzyme thủy phân để biến tính tinh bột
Nội dung 3. Xây dựng quy trình kỹ thuật biến tính tinh bột bằng enzyme qui mô pilot 50 kg nguyên liệu/mẻ
Nội dung 4. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật biến tính tinh bột qui mô công nghiệp 10 tấn nguyên liệu/mẻ và xây dựng công thức sản xuất miến có thay thế bổ sung tinh bột biến tính
Nội dung 5: Sản xuất tinh bột biến tính làm nguyên liệu thay thế bổ sung trong sản xuất miến và xây dựng tiêu chuẩn tinh bột biến tính
Nội dung 6: Cải tiến 3 dây chuyền thiết bị sản xuất miến.
Nội dung 7:  Sản xuất thử nghiệm miến có sử dụng nguyên liệu tinh bột biến tính bằng enzyme làm nguyên liệu thay thế bổ sung
Nội dung 8: Nâng cấp và công bố TCCS cho các loại miến
Nội dung 9: Đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật và xây dựng dự thảo hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
Nội dung 10:  Tổng kết, đánh giá nghiệm thu

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Công nghệ sinh học công nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án. Trong những năm gần đây, Công ty đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ bản nhà xưởng, thiết bị, nâng cao năng lực cán bộ, ký kết hợp đồng với Viện Công nghiệp thực phẩm nhận chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân, thực hiện dự án sản xuất. Công ty đã có sẵn một số thiết bị có thể sử dụng một phần cho sản xuất miến. Công ty có đội ngũ kỹ thuật và lực lượng lao động trẻ có kinh nghiệm sản xuất, năng động, sáng tạo trong kinh doanh sản xuất. Công ty sẽ tiếp nhận công nghệ sản xuất và ứng dụng tinh bột biến tính trong sản xuất sản phẩm miến góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Sau khi kết thúc dự án, công ty sẽ tiếp tục sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trên thị trường giúp cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm trong nước chủ động được nguồn nguyên liệu trong sản xuất, cạnh tranh giá thành sản phẩm
Công ty đã có phương án phối hợp với các tổ chức Khoa học và Công nghệ như Viện Công nghiệp Thực phẩm trong việc phát triển, hoàn thiện công nghệ.Viện Công nghiệp Thực phẩm là Viện đầu ngành về lĩnh vực chế biến thực phẩm, có tiềm năng và năng lực về nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Do vậy Viện có đủ điều kiện phối hợp với công ty CP Thực phẩm Minh Dương thực hiện thành công dự án. Viện CNTP đảm nhận nhiệm vụ hoàn thiện công nghệ biến tính tinh bột làm nguyên liệu sản xuất miến và hướng dẫn công nghệ sản xuất cho công ty CP thực phẩm Minh Dương.
     Địa điểm thực hiện dự án: Dự án được triển khai tại Công ty CP Thực phẩm Minh Dương có khuôn viên trên 17.000 m2 có 4 xưởng sản xuất chính và một trụ sở hành chính nằm trong khu công nghiệp Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội, giao thông thuận lợi, có tiềm năng về đất đai, phòng phân tích, phòng Kinh doanh Tổng hợp, Nhà máy sản xuất...
     Hiện tại về trang thiết bị công ty đã đầu tư mua sắm cơ bản các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nguyên liệu tinh bột biến tính và sản phẩm miến, nhưng để sản xuất thì vẫn cần phải sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một số thiết bị, nhà xưởng... nhằm tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ
   Nguyên liệu chủ yếu: Hiện nay, nguồn tinh bột từ củ tại nước ta rất dồi dào như tinh bột dong, tinh bột sắn, tinh bột khoai lang. Riêng tinh bột khoai tây, tinh bột đậu xanh và một phần tinh bột khoai lang nhập khẩu. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu các nguyên liệu này cũng rất bấp bênh, không ổn định giá cả. Ngoài ra còn có một lượng lớn không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gây giảm giá trị kinh tế của nông sản. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã và đang định hướng đầu tư phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ nông sản để nâng cao giá trị kinh tế nông sản và đa dạng hóa sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tạo công ăn việc làm góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước. Enzyme dùng thủy phân biến tính tinh bột phải nhập khẩu, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại enzyme được cung cấp từ nhiều nhà sản xuất khác nhau: Novozyme, Amano, Boli... Do vậy phải lựa chọn enzyme có giá thành cạnh tranh và có hoạt lực cao và xác định các điều kiện hoạt động thích hợp
- Nhân lực thực hiện dự án: Viện CNTP có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn về lĩnh vực chế biến tinh bột. Công ty CP Thực phẩm Minh Dương có đội ngũ kỹ thuật và lực lượng lao động trẻ có kinh nghiệm sản xuất, năng động trong kinh doanh sản xuất sản phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường (70 - 100 cán bộ công nhân viên).

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Hệ thống nhà xưởng và 3 dây chuyền thiết bị sản xuất miến được cải tiến
2. Quy trình công nghệ sản xuất miến có sử dụng tinh bột biến tính bằng enzyme. Bao gồm: QT xử lý tinh bột; QT biến tính tinh bột; QT sản xuất miến.
3. Bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở (nâng cấp) cho 4 loại miến (miến dong, miến khoai lang, miến khoai tây và miến đậu xanh) kèm Phiếu kiểm nghiệm của Phòng thí nghiệm độc lập
4. Ấn phẩm:  Tờ rơi, pano tham gia Techmart, Hội nghị kết nối cung - cầu. Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
5. Sản phẩm SXTN: 1.000 tấn miến các loại sử dụng tinh bột biến tính bằng enzyme đạt TCCS.
  6. Dự thảo hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo mẫu tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN
7. Báo cáo: Báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết; Bộ báo cáo các công việc.
8. Hồ sơ pháp lý của dự án
9. Hai USB ghi lại Thuyết minh Dự án, hình ảnh sản phẩm và các thông tin khác (giới thiệu trên truyền hình, Techmart, ...).
10. Hồ sơ đăng ký kết quả theo quy định của Sở KH&CN.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Dự án ứng dụng sản xuất ở qui mô công nghiệp trên dây chuyền thiết bị và nhân lực của công ty với công suất sản xuất miến đùn 4 tấn NL/ ngày, tráng 2 tấn NL/ ngày, rót 1 tấn NL/ ngày với 4 loại sản phẩm là miến dong, miến khoai lang, miến khoai tây và miến đậu xanh - Trong thời gian thực hiện dự án sẽ sản xuất 1000 tấn miến các loại và kinh doanh thương mại các sản phẩm này trên hệ thống phân phối của công ty.

16

Thời gian thực hiện: 25 tháng (từ 01/10/2020 đến 01/10/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 3100 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 3100 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 8485 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 4969/QĐ - UBND ngày 05 tháng Tháng 11 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)