Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh An Giang
Trung tâm công nghệ sinh học An Giang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng qui trình trồng ớt charapita (capsicum chinense) và cải kale (brassica oleracea var sabellica) theo hướng an toàn

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm công nghệ sinh học An Giang

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh An Giang

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Lâm Bảo Như Phương

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Khưu Minh Hiện; ThS. Nguyễn Hoài Vững; ThS. Tiêu Quốc Sang; ThS. Nguyễn Huỳnh Hoa Lý; KS. Nguyễn Văn Toàn

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Sưu tập và tuyển chọn được ít nhất một giống ớt Charapita (Capsicum chinense) và cải Kale (Brassica oleracea var. sabellica) thích nghi điều kiện nhà lưới tại An Giang.
Xây dựng quy trình trồng ớt Charapita (Capsicum chinense) trong điều kiện nhà lưới theo hướng an toàn.
Xây dựng quy trình trồng cải Kale (Brassica oleracea var. sabellica) trong điều kiện nhà lưới theo hướng an toàn.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng quy trình trồng ớt Charapita cấy mô (Capsicum chinense) trong điều kiện nhà lưới theo hướng an toàn.
Cây ớt Charapita cấy mô sau khi thuần dưỡng khoảng 2 - 3 tuần, cây cứng cáp, thích nghi với điều kiện bên ngoài, tiến hành bố trí thí nghiệm xây dựng quy trình trồng ớt Charapita cấy mô.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố trên 03 loại giá thể với 03 lần lặp lại. Mỗi chậu trồng 01 cây. Công thức giá thể được sử dụng như sau:
- CT1: giá thể sản xuất bởi Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang.
- CT2: giá thể đất trồng.
- CT3: CT3: 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, 2019). 
Trong đó CT1 gồm có: Phế phẩm nông nghiệp ủ với phân bò có bổ sung 0,5% v/w hỗn hợp vi sinh. Được sản xuất bởi Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang từ Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 “Nghiên cứu quy trình canh tác, chọn tạo một số loại rau màu theo hướng an toàn tại An Giang.
Việc bón phân chăm sóc được tiến hành đồng nhất giữa các nghiệm thức. Áp dụng quy trình bón phân theo “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay” (2020) của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh.
13.2 Xây dựng quy trình trồng cải Kale (Brassica oleracea var. sabellica) trong điều kiện nhà lưới theo hướng an toàn.
Phương pháp thực hiện: tiến hành thu thập giống cải Kale xanh (Curly Kale) từ công ty giống có uy tín để đảm bảo có nguồn giống tốt, ít sâu bệnh.
+ Cách xử lý hạt giống cải Kale: Ngâm hạt giống với tỉ lệ 2 nóng : 3 lạnh khoảng 3 - 5 giờ. Sau đó vớt hạt ra để ráo nước và ủ trong khăn ẩm.  
+ Gieo hạt: Dùng khay xốp để gieo hạt, cho giá thể vào khay, dùng giá thể xơ dừa, tro trấu tỉ lệ 1:1, tưới đủ độ ẩm. Dùng tay ấn xuống đất tạo lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ gieo 1 hạt, khi gieo xong phun nước ẩm, đặt khay xốp ươm ở nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm.
+ Chuẩn bị giá thể trồng: Giá thể  sử dụng được phối trộn bằng xơ dừa, tro trấu tỉ lệ 1:1. Giá thể xơ dừa được ngâm xả chát trước khi được sử dụng. Bón lót vôi bột, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh ở mức cho phép trước 7 - 10 ngày.
+ Trồng cây: Giai đoạn khi cây con lớn ra 3 - 5 lá, thân cây mập và cứng cáp thì chuyển cây con vào các chậu đã bố trí. Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay xốp ươm và vùi kín bầu cây dưới đất, dùng tay ấn chặt gốc để cây không ngã.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố trên 04 loại giá thể với 03 lần lặp lại. Mỗi chậu trồng 01 cây. Công thức giá thể được sử dụng như sau:
- CT1: giá thể sản xuất bởi Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang. - CT2: giá thể đất trồng.
- CT3: 60% đất thịt + 25% xơ dừa, vỏ trấu + 15% phân chuồng (Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp).
Trong đó CT1 gồm có: Phế phẩm nông nghiệp ủ với phân bò có bổ sung 0,5% v/w hỗn hợp vi sinh. Được sản xuất bởi Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang từ Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 “Nghiên cứu quy trình canh tác, chọn tạo một số loại rau màu theo hướng an toàn tại An Giang.
Việc bón phân chăm sóc được tiến hành đồng nhất giữa các nghiệm thức. Áp dụng quy trình bón phân theo “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cải bắp” 2015) của Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng.  

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Trái ớt Charapita và lá cải Kale xoăn xanh đạt tiêu chuẩn an toàn.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang, một số HTX sản xuất rau an toàn, bà con nông dân có nhu cầu trồng trên toàn tỉnh An Giang.

16

Thời gian thực hiện: 15 tháng (từ 01/06/2022 đến 01/08/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 172 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 59 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 113 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 157/QĐ-SKHCN ngày 14 tháng Tháng 6 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)