Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Khánh Hòa
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đánh giá các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước được triển khai ứng dụng từ năm 2011 đến năm 2020

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2021-699-ĐL

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Khánh Hòa

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Tấn Thành

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1) CN. Nguyễn Tấn Thành 2) ThS. Huỳnh Hữu Thái Lâm 3) ThS. Nguyễn Khánh Nam 4) ThS. Nguyễn Đình Mãi 5) ThS. Lê Đặng Công Toại 6) KS. Tô Hồng Nhung 7) ThS. Đàm Thị Huế 8) KS. Lê Thị Hiền 9) ThS. Lê Tuấn Quang 10) PGS. TS. Nguyễn Ngọc Tiến

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở
Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước được nghiệm thu từ năm 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

13. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài tiếp cận các dữ liệu thông qua các bộ biểu mẫu điều tra cho các lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựng, giao thông, công nghệ  thông tin, Y tế và các lĩnh vực khác. Đồng thời, sử dụng các tài liệu có sẵn ở Sở KH&CN; UBND tỉnh Khánh Hòa: bằng cách phối hợp với Sở KH&CN và UBND tỉnh Khánh Hòa để thực hiện các chuyên đề; các quyết định/ quy định ban hành liên quan đến KH&CN. Phối hợp với các Sở ban ngành để thu thập các số liệu điều tra về số lượng đề tài, kinh phí, hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn quản lý, sản xuất và đời sống tại cơ quan chủ chủ trì và các địa phương triển khai. Sử dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả tác động/ ứng dụng kết quảcác đề tài/ dự án.
Tiếp cận vấn đề đa ngành (Multi-disciplinary Problem Approach) là cách tiếp cận khi người chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề sơ bộ ban đầu rồi thực hiện phân rã vấn đề, chia nhỏ vấn đề nghiên cứu ra từng lĩnh vực riêng. Trên cơ sở đó, giao cho các chuyên gia chuyên môn hóa đơn ngành, mỗi người với chuyên môn gốc của ngành mình thực hiện nghiên cứu giải quyết theo chuyên môn riêng của mình. Khi hoàn thành việc phần tích vấn đề (một phần) và đưa ra giải pháp từng phần, nhà chuyên môn sẽ chuyển giao kết quả cho người chịu trách nhiệm chung (tổng công trình). Người chịu trách nhiệm chung sẽ tích hợp các kết quả và giải pháp đơn ngành thành các giải pháp chung để giải quyết vấn đề đặt ra. Cách tiếp cận này chỉ thành công nếu người quản lý dự án với thái độ liên ngành làm cho mọi người hành động tích hợp các phân tích vấn đề từng phần trong phân tích toàn cục và thực hiện sự tích hợp giải pháp từng phần thành một hay nhiều giải pháp toàn cục.
Tiếp cận vấn đề liên ngành (Interdisciplinary Problem Approach) là cách tiếp cận áp dụng bởi những người giải quyết vấn đề tối thiểu với kiến thức cơ bản của một vài đơn ngành có liên quan đến vấn đề đặt ra thay vì với chuyên chuyên ngành gốc hay bất kỳ chuyên ngành nào khác. Nghĩa là người chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề tập hợp kiến thức nhiều lĩnh vực đơn ngành để giải quyết cùng một vấn đề thay vì chỉ phân tích và giải quyết với kiến thức chuyên ngành của chính mình.
Đề tài sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng. Phương pháp định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các khái niệm hiệu quả ứng dụng, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng, đánh giá thực trạng hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu khoa học sau nghiệm thu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ, dự án. Phương pháp định lượng dùng để xác định, kiểm chứng các nhân tố tác động đến hiệu quả ứng dụng, khung phân tích nghiên cứu được trình bày ở hình 5.
Phương pháp nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hệ thống đối tượng nghiên cứu thông qua thiết lập mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng. Thêm nữa, việc đánh giá các mặt hiệu quả trên phương diện tài chính và phi tài chính là cách tiếp cận phù hợp có tính định hướng và toàn diện.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- Sản phẩm dạng I:
+ 13 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Đánh giá các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước được triển khai ứng dụng từ năm 2011 đến năm 2020” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
+ 13 bộ báo cáo chuyên đề, mội bộ gồm 03 chuyên đề sau:
. Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận và bài học thực tiễn rút ra cho Khánh Hòa về đánh giá hiệu quả ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở;
. Chuyên đề 2: Báo cáo đánh giá hiệu quả ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước được nghiệm thu từ năm 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
. Chuyên đề 3: Báo cáo đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ 13 Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các nhiệm vụKH&CN cấp cơ sở;
+ Bộ phiếu gốc điều tra, khảo sát, gồm: 1.976 phiếu với đầy đủ thông tin cần thiết theo mẫu, trong đó: 50 phiếu điều tra thử nghiệm; 1.806 phiếu điều tra (90 phiếu là cơ quan chủ trì các đề tài, 118 phiếu là các cơ quan triển khai thực hiện đề tài, 1.498 phiếu là người thụ hưởng đề tài và 100 phiếu là ý kiến chuyên gia) và 120 phiếu phỏng vấn sâu.
+ Báo cáo kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát.
+ Kỷ yếu của 04 hội thảo khoa học.
- Sản phẩm dạng II: Có 02 bài báo (trích đăng về kết quả thực hiện đề tài) được đăng trên Bản tin Đổi mới sáng tạo Khánh Hòa hoặc một số tạp chí chuyên ngành khác.
 
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 15. Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các kết quả nghiên cứu sẽ chuyển giao Sở Khoa học và công nghệ Khánh Hòa dưới hình thức tài liệu báo cáo tổng hợp, các bài trình bày tại hội thảo, các tài liệu về phương pháp luận, các bộ phiếu điều tra; - Hỗ trợ các đơn vị triển khai thực hiện đề tài trong việc nhận diện đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đề tài. - Cung cấp các giải pháp về cơ chế quản lý Nhà nước về KH&CN có tính thực tiễn và tiến bộ; có tính thuyết phục và khả thi cao cho các nhà quản lý.Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu chính sách, đầu tư trong lĩnh vực KHCN

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/10/2021 đến 01/03/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 833790000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 833790000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 148/QĐ-SKHCN ngày 22 tháng Tháng 9 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)