Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Khánh Hòa
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng mô hình điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2021-202-ĐL

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Khánh Hòa

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Xuân Hải

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1) ThS. Lê Xuân Hải 2) ThS. Huỳnh Hữu Thái Lâm 3) ThS. Lê Tuấn Quang 4) ThS. Hoàng Xuân Đăng Cường 5) ThS. Phạm Thế Hiển 6) CN. Hoàng Dung 7) ThS.Nguyễn Chí Diễu 8) ThS. Lê Xuân Châu 9) KS. Lê Minh Hoàng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:   - Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng, tiềm năng khai thác điện mặt trời tại các trụ sở cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
    - Nội dung 2: Xây dựng 01 mô hình điện mặt trời kết nối lưới điện phù hợp với hệ thống được cố định theo hướng và xoay, thử nghiệm tại Sở KH&CN;
     - Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình điện mặt trời nối lưới phù hợp cho các cơ quan quản lý nhà nước.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

13. Phương pháp nghiên cứu:
- Đối với nội dung 1:
   + Phương pháp nghiên cứu:
     Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp: Phương pháp trắc địa trong xác định không gian có khả năng lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các trụ sở, phương pháp định vị tọa độ - GPS, phương pháp truy xuất dữ liệu đo về sản lượng điện, phương pháp xác định tiềm năng bức xạ bằng phần mềm công nghệ thông tin và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước (10 cơ quan) tiến hành khảo sát hiện trạng tầng mái, đánh giá tiềm năng bức xạ; nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ điện mặt trời phù hợp với các trụ sở cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
  + Sản phẩm của nội dung 1: Bản số liệu về hiện trạng 10 trụ sở: Kết cấu, diện tích phần mái lớn nhất có thể lắp đặt pin, vị trí tọa độ công trình, thu thập điện năng tiêu thụ 3 tháng liền trước, báo cáo tiềm lắp đặt ĐMT từng trụ sở (10), thể hiện qua các tiêu chí báo cáo: Góc và phương vị lắp đặt pin tối ưu, dự kiến công suất lắp đặt tối đa từ diện tích thực tế, mô phỏng sản lượng tạo ra/năm từ công suất đặt dự kiến, mô phỏng tổn hao các phần tử trong hệ thống điện mặt trời.
- Đối với nội dung 2:
+ Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu về các chính sách khuyến khích ứng dụng điện mặt trời của chính phủ, quy định của bộ, ban ngành về lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời, chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo của tỉnh; thực trạng triển khai, lắp đặt hệ thống điện mặt trời hiện nay của các dự án trong và ngoài tỉnh để đánh giá xu hướng ứng dụng và hiện trạng công nghệ điện mặt trời; Sử dụng phương pháp chuyên gia, giúp tư vấn cho đề tài, đánh giá hiện trạng công nghệ điện mặt trời hiện nay, đề xuất giải pháp nhằm chọn phương thức kết nối các phần tử tạo nên hệ thống điện mặt trời kết nối lưới tối ưu; xây dựng mô hình thực nghiệm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất điện (hướng xoay và cố định) và mức độ an toàn vận hành (phương thức kết nối tấm pin và biến tần);
Sử dụng đồng bộ các phương pháp: Phương pháp ghi đo dữ liệu bằng thiết bị điện tử, phương pháp chuyên gia giúp truy xuất dữ liệu hệ thống đo đếm điện năng của Điện lực, phương pháp đối soát để đánh giá hiệu quả sản xuất điện năng giữa hai module và hiệu quả tiết kiệm điện năng của hệ thống điện mặt trời;
+ Sản phẩm nội dung 2: Một hệ thống điện mặt trời, gồm 2 module (xoay theo mặt trời và cố định theo hướng tối ưu),
- Đối với nội dung 3:
+ Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả kỹ thuật – kinh tế của mô hình thực nghiệm, tiến hành xây dựng Hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật các phương án ứng dụng mô hình điện mặt trời phù hợp cho các cơ quan quản lý nhà nước; sử dụng phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia, tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện Hồ sơ thiết kế kinh tế – kỹ thuật.
     + Sản phẩm nội dung 3: Hồ sơ thiết kế kinh tế - kỹ thuật hệ thống điện mặt trời phù hợp, kỷ yếu Hội thảo, báo cáo đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình điện mặt trời phù hợp cho các cơ quan quản lý nhà nước.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- Sản phẩm dạng I:  01 mô hình hệ thống điện mặt trời, gồm 02 module:
+ 01 Module xoay theo mặt trời: Công suất phát 4,05 kWp, 3 pha - 380V; nguyên lý xoay khung pin – kiểu cửa lật, truyền động xoay bằng xylanh điện, điều khiển truyền động theo thời gian thực;
+ 01 Module cố định theo hướng nhận bức xạ tối ưu: Công suất phát 15,3 kWp, 3 pha - 380V;
- Sản phẩm dạng II:
      * 13 cuốn báo cáo tổng kết kết quả đề tài “Ứng dụng mô hình điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa”, trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
       * 13 bộ báo cáo chuyên đề, mỗi bộ gồm 02 báo cáo:
+ Báo cáo đánh giá hiện trạng; tiềm năng sử dụng điện mặt trời tại các trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, gồm 10 trụ sở về các tiêu chí: Góc và phương vị lắp đặt pin tối ưu; dự kiến công suất lắp đặt tối đa từ diện tích thực tế; mô phỏng sản lượng tạo ra/năm từ công suất đặt dự kiến; mô phỏng tổn hao các phần tử trong hệ thống điện mặt trời.
+ Báo cáo đề xuất các giải pháp ứng dụng điện mặt trời tại các trụ sở cơ quan quản lý nhà nước.
- Tập số liệu gốc về kết quả bố trí các thí nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện đề tài (01 bản chính và 03 bản sao);
- Kỷ yếu hội thảo khoa học (01 bản chính và 03 bản sao);
- 25 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài;
- 13 đĩa CD-ROM chứa toàn bộ báo cáo tổng kết, các chuyên đề; báo cáo tóm tắt, kết quả thực hiện đề tài;
  -  Sản phẩm dạng III:
 Có 02 bài báo (trích đăng về kết quả thực hiện đề tài) 01 bài trên tạp chí của Trường Đại học và 01 bài trên bản tin KH&CN & Đổi mới sáng tạo của Sở KH&CN Khánh Hòa.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các kết quả nghiên cứu sẽ chuyển giao Sở Khoa học và công nghệ Khánh Hòa dưới hình thức tài liệu báo cáo tổng hợp, phương thức kết nối hệ thống điện mặt trời tối ưu, bộ số liệu các thông số vận hành hệ thống; là cơ sở thực tiễn, giúp tạo thêm luận cứ tin cậy trong triển khai Chỉ thị và các kế hoạch tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, bằng ứng dụng công nghệ điện mặt trời mái nhà. - Hỗ trợ các cơ quan chuyên môn tại các địa phương trong tỉnh về ứng dụng công nghệ điện mặt trời phù hợp, thông qua các chương trình tập huấn hàng năm của Sở KH&CN. - Cung cấp các giải pháp kỹ thuật về ứng dụng công nghệ điện mặt trời phù hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/10/2021 đến 01/03/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 874658000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 874658000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 149/QĐ-SKHCN ngày 22 tháng Tháng 9 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)