Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Khánh Hòa
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá (Sepioteuthis lessoniana Férussac 1831) tại Khánh Hòa

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Khánh Hòa

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Khánh Nam

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1) ThS. Nguyễn Khánh Nam 2) ThS. Võ Thị Mỹ Dung 3) ThS. Lê Hoài Nam 4) KS. Lê Thị Hiền 5) KS. Thân Văn Hoàn 6) KS. Trần Trọng Khuyên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Nội dung 1: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá;
- Nội dung 2: Thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá từ con giống sản xuất nhân tạo;
- Nội dung 3: Đào tạo và tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Nuôi trồng thuỷ sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

13. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo mực lá
Công việc 1: Xác định loại thức ăn thích hợp cho nuôi vỗ mực lá
Mực bố mẹ được tuyển chọn từ tự nhiên, đánh bắt bằng hình thức bẫy lồng nhằm giảm tối đa tổn thương cho mực, kích cỡ từ 100 - 120 gram/con (nhằm đảm bảo chưa từng bắt cặp, giao vỹ tự nhiên), lựa chọn những cá thể cân đối, khỏe mạnh, không bị tổn thương. Những cá thể mực sau tuyển chọn được tập trung thuần hóa trong lồng trên biển (thể tích 48 m3/lồng), thời gian thuần hóa là 15 ngày, trong thời gian này cho mực ăn các loại tôm, cá sống, ngày ăn 2 lần, khẩu phần ăn theo nhu cầu.
Sau thời gian thuần hóa, tiến hành thí nghiệm xác định loại thức ăn phù hợp để nuôi vỗ thành thục mực lá. Bố trí thí nghiệm với 03 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 03 lần:
- (1) Sử dụng hoàn toàn thức ăn sống: Tỷ lệ khoảng 50% tôm thẻ và khoảng 50% cá biển (cá sơn, cá suốt…) sống, cho ăn nguyên con;
- (2) Sử dụng hoàn toàn thức ăn đông lạnh: Tỷ lệ khoảng 50% tôm thẻ và khoảng 50% cá biển (cá ồ, cá nục…) bảo quản đông lạnh, cắt nhỏ tùy theo kích thước con mồi;
- (3) Sử dụng kết hợp thức ăn sống và thức ăn đông lạnh.
Công việc 2: Xác định loại thức ăn phù hợp ương nuôi mực lá từ giai đoạn mới nở đến 2 cm
Mực mới nở được ương nuôi trong bể có thể tích 0,5 m3 (chỉ cấp nước ½ thể tích bể) mật độ 1 con/lít, các yếu tố môi trường tiêu chuẩn, trước khi thả nuôi mực mới nở, cấp tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) 01 lần duy nhất trước nhằm ổn định môi trường.
Bể ương được che lưới lan giảm độ sáng mức 25 – 100 lux, mỗi ngày cấp thêm vào bể lượng nước tương đương 5 cm độ sâu bể (có tác dụng giảm mức độ ô nhiễm và mật độ ấu trùng dần dần). Điều kiện môi trường bể ương duy trì ổn định: Hàm lượng oxy hòa tan trên 5 mg/lít, độ mặn 28 - 32 ppt, nhiệt độ 28 - 32 oC, pH 7,0 - 8,2.
Thí nghiệm được bố trí với 04 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 03 lần:
- (1) Ấu trùng cá biển: Cá chẽm, cá bớp, cá hồng Mỹ…;
- (2) Post tôm: Sú, thẻ;
- (3) Mysidae 
- (4) Artemia trưởng thành.
Công việc 3: Xác định mật độ phù hợp để ương nuôi mực lá từ giai đoạn mới nở đến 2 cm
Chuẩn bị bể ương và phương pháp chăm sóc tương tự thí nghiệm trên, thí nghiệm ương mực ở các mật độ ban đầu là: 1; 3 và 5 con/lít, mỗi nghiệm thức lặp lại 03 lần. Sử dụng loại thức ăn tối ưu từ kết quả ở thí nghiệm trên.
Thời gian thí nghiệm kéo dài tới khi mực giống đạt kích thước 2 cm, ước tính khoảng 10 - 15 ngày. Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ phân đàn được dùng để đánh giá mật độ phù hợp để ương nuôi mực mới nở.
Công việc 4: Xác định loại thức ăn phù hợp để ương nuôi mực giống từ giai đoạn 2 cm tới 5 cm
Bể thí nghiệm có thể tích 1 m3, mật độ nuôi 200 con/m3. Điều kiện môi trường bể ương duy trì ổn định: hàm lượng oxy hòa tan trên 5 mg/lít, độ mặn 28 - 32 ppt, nhiệt độ 28 - 32 oC, pH 7,0 - 8,2, bố trí sục khí nhẹ nhàng, bể ương được che lưới lan để hạn chế ánh sáng, hàng ngày siphon 02 lần, kết hợp thay 100% nước.
Ở cả 02 hình thức ương là bổ sung và không bổ sung giá thể, đều tiến hành thí nghiệm 03 loại thức ăn, bao gồm: (1) Cá, tôm nước mặn lợ: cá chẽm, cá hồng Mỹ, cá bớp, tôm thẻ... kích cỡ nhỏ; (2) Các loại cá nước ngọt, kích cỡ nhỏ sinh sản nhanh: cá rô phi, cá 7 màu; (3) Thức ăn đông lạnh tôm, cá biển cắt nhỏ theo kích cỡ bắt mồi của mực. Mỗi nghiệm thức lặp lại 03 lần.
Công việc 5: Xác định mật độ phù hợp để ương nuôi mực giống từ giai đoạn 2 cm tới 5 cm
Các khâu chuẩn bị và phương pháp chăm sóc mực giống tương tự và sử dụng loại thức ăn phù hợp thí nghiệm loại thức ăn. Thí nghiệm gồm 2 hình thức nuôi (có và không có giá thể) mỗi hình thức đều triển khai thí nghiệm với 03 nghiệm thức: 200; 400 và 600 con/m3. Mỗi nghiệm thức lặp lại 03 lần. Thời gian thí nghiệm tới khi mực giống đạt kích thước 5 cm, ước tính khoảng 20 - 25 ngày. 
Công việc 6: Thử nghiệm các phương pháp thu hoạch vận chuyển mực giống
Sử dụng 02 phương pháp thu hoạch: (1) Thu hoạch mực trước và gây mê bằng nước lạnh (18 – 22 oC) và (2) Giảm thể tích nước bể nuôi, gây mê bằng hóa chất trước khi thu hoạch. Đồng thời, thử nghiệm 02 phương pháp vận chuyển:
- Vận chuyển kín: Thử nghiệm vận chuyển mực giống trong bao ni lông đựng nước, có sục thêm oxy nguyên chất, giảm nhiệt độ ở mức 18 - 22 oC. Các mật độ thử nghiệm 5, 10, 15 con/lít. Sau khi đóng kín, các bao ni lông sẽ được đặt trong bể nước sục khí mạnh để mô phỏng sự rung lắc vận chuyển thực tế.
- Vận chuyển hở: Thử nghiệm vận chuyển mực giống trong thùng, có sục thêm oxy nguyên chất, giảm nhiệt độ ở mức 18 - 22 oC. Các mật độ thử nghiệm 2, 4 và 6 con/lít.
Công việc 7: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống mực lá
Dựa vào các kết quả thí nghiệm cho kết quả cao (tỷ lệ thành thục cao, chất lượng trứng tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, FCR thấp, tỷ lệ phân đàn thấp, tham khảo cách xây dựng quy trình nuôi một số loài cá biển như cá chim, cá bớp, cá mú tại Việt Nam để xây dựng quy trình dự thảo.
Công việc 8: Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá
Căn cứ dự thảo quy trình, triển khai xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá. Mô hình được xây dựng theo phương án ưu tiên triển khai tại cơ sở của học viên (lựa chọn học viên có sẵn cơ sở hạ tầng, nắm vững kỹ thuật). Trong quá trình triển khai tiếp tục tiến hành thu thập số liệu, điều chỉnh thao tác kỹ thuật để hoàn thiện quy trình.
Căn cứ tình hình sản xuất thực tế tại cơ sở được lựa chọn, nhóm thực hiện sẽ phối hợp với chủ mô hình triển khai 02 đợt sản xuất tổng sản phẩm đạt tối thiểu 2.000 con giống mực lá, kích cỡ 4 – 5 cm/con.
Nội dung 2: Thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá từ con giống sinh sản nhân tạo
Công việc 9: Thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá từ con giống sản xuất nhân tạo và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế
Mực giống kích cỡ 5 cm được bố trí nuôi thương phẩm trong bể xi măng và lồng bè trên biển. Mật độ thả nuôi ban đầu 20 con/m3 bể/lồng nuôi (điều chỉnh giảm dần về mật độ thu hoạch 2 - 3 kg/m3). Cho ăn theo nhu cầu, định kỳ cấp thức ăn vào lúc 6h và 15h hàng ngày. Thức ăn là các loại tôm cá biển đông lạnh.
Với thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá trong bể xi măng sẽ tiếp tục lồng ghép thử nghiệm cho mực ăn các loại cá có tốc độ sinh sản và tăng trưởng nhanh như: cá rô phi, bảy màu...
Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn
Công việc 10: Đào tạo kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá cho kỹ thuật viên
Các kỹ thuật viên tham gia trực tiếp mọi công việc từ quá trình triển khai thí nghiệm đến xây dựng thử nghiệm quy trình vào thực tiễn sản xuất sản xuất. Đồng thời, ưu tiên phương án triển khai tại cơ sở của học viên (lựa chọn học viên có sẵn cơ sở hạ tầng, nắm vững kỹ thuật).
Công việc 11: Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm mực lá
Căn cứ trên kết quả triển khai mô hình sản xuất giống nhân tạo và các thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá, tiến hành rà soát, hiệu chỉnh quy trình, biên soạn tài liệu, phối hợp chính quyền các địa phương ven biển tỉnh Khánh Hòa tổ chức 01 lớp tuyên truyền, phổ biến kết quả, tạo tiền đề cho hoạt động ứng dụng và nhân rộng đề tài sau nghiệm thu.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

14. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến
Sản phẩm dạng I:
- 50 cá thể mực lá bố mẹ: Tỷ lệ sống giai đoạn nuôi vỗ thành thục ≥70%; Tỷ lệ thành thục ≥70%; Tỷ lệ đẻ ≥80%; Kích cỡ 250 – 300 gram/con;
- 2.000 con mực lá giống khỏe mạnh, tỷ lệ sống  ≥10%, kích cỡ 4 - 5 cm;
- 200 kg mực lá thương phẩm: Kích cỡ 180 – 200 gram/con.
Sản phẩm dạng II:
- 13 cuốn báo cáo tổng kết kết quả đề tài “Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá (Sepioteuthis lessoniana Férussac, 1831)” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
- 13 bộ báo cáo chuyên đề, mỗi bộ gồm 02 báo cáo:
+ Báo cáo Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá với các thông số: Tỷ lệ sống giai đoạn nuôi vỗ thành thục ≥70%; Tỷ lệ thành thục ≥70%; Tỷ lệ đẻ ≥80% ; Tỷ lệ thụ tinh ≥70%; Tỷ lệ nở ≥80%; Tỷ lệ sống lên mực giống cỡ 4 -5 cm ≥10%.
+ Báo cáo Chuyên đề kết quả thử nghiệm nuôi thương phẩm mực lá từ con giống sinh sản nhân tạo.
- 01 mô hình thử nghiệm quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo mực lá tại hộ dân;
- 04 kỹ thuật viên được đào tạo; 30 học viên được tập huấn, tuyên truyền về kỹ thuật sản xuất giống mực lá;
- Tập số liệu gốc về kết quả bố trí các thí nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện đề tài;
- Kỷ yếu hội thảo khoa học kết quả triển khai thực hiện đề tài;
- 25 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài;
- 13 đĩa CD-ROM chứa toàn bộ báo cáo tổng kết, các quy trình, chuyên đề; báo cáo tóm tắt, kết quả thực hiện đề tài;
Sản phẩm dạng III: 01 bài báo (trích đăng về kết quả thực hiện đề tài) các tạp chí của Trường, Viện, Ngành Thủy sản...
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các địa phương, tổ chức, cá nhân cả trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hải sản trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa đều có thể ứng dụng kết quả của đề tài.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/10/2021 đến 01/09/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 985443000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 785598000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 186598000 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 150/QĐ-SKHCN ngày 22 tháng Tháng 9 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)