Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Bình
HTX sản xuất – thương mại và dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) theo tiêu chuẩn VietGAP gắn liền với chế biến và định hướng theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: HTX sản xuất – thương mại và dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân.

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Bình

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Trung Nghĩa

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Trung Nghĩa; Phan Trung Thông; Nguyễn Văn Lâm; Phạm Thị Ngọc Quý; Trần Thị Hồng Sương; Phan Thị Hồng Thái

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Khảo sát thực tế, xây dựng thuyết minh
Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng cây cỏ ngọt theo tiêu chuẩn VietGAP
Nội dung 3: Chế biến sản phẩm từ cây cỏ ngọt và định hướng sản phẩm theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Xây dựng quy trình chế biến trà cỏ ngọt và nhãn hiệu cho HTX

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Cây công nghiệp và cây thuốc

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu:
Tiến hành xây dựng mô hình trồng cây cỏ ngọt theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch.
Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cỏ ngọt.
Điều tra theo 5 điểm chéo góc, chọn mỗi điểm 25 cây/ô với diện tích khoảng 1 m2/ô.  
Các chỉ tiêu điều tra theo dõi:  
Theo dõi tỉ lệ sống (%): Tổng số cây sống/ tổng số cây trồng của ô theo dõi.
Tần suất điều tra theo dõi: 14 ngày/ đợt.
Theo dõi khả năng nảy chồi (Số cây/bụi): Đếm toàn bộ số cây chính trên mỗi bụi trong ô điều tra theo dõi.
Tần suất điều tra theo dõi: 14 ngày/ đợt.
 Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất lên tới ngọn cây (đỉnh chồi). Đo ngọn cao nhất của mỗi bụi trong ô điều tra theo dõi.
Tần suất điều tra theo dõi: 14 ngày/ đợt.
 Khối lượng cây tươi (g): Dùng cân kỹ thuật cân ngay sau khi mỗi đợt thu hoạch. Cân toàn bộ khối lượng cây tươi thu hoạch của mỗi ô điều tra theo dõi. Tần suất điều tra theo dõi: Sau mỗi đợt thu hoạch.
Khối lượng cây khô (g): sấy ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, rồi tiến hành cân. Cân toàn bộ khối lượng cây khô tương ứng với cây tươi thu hoạch của mỗi ô điều tra theo dõi.
Tần suất điều tra theo dõi: Sau mỗi đợt thu hoạch.
Năng suất cây tươi lý thuyết (tấn/ha) = Trung bình khối lượng cây tươi thu hoạch của 5 ô điều tra theo dõi (g) x 10.000 x 10-6.
Tần suất điều tra theo dõi: Sau mỗi đợt thu hoạch.
Năng suất cây khô lý thuyết (tấn/ha) = Trung bình khối lượng cây khô thu hoạch của 5 ô điều tra theo dõi (g) x 10.000 x 10-6. Tần suất điều tra theo dõi: Sau mỗi đợt thu hoạch.
Năng suất cây tươi thực thu (tấn/ha) = Khối lượng sản phẩm tươi thu hoạch thực tế của mỗi lứa. Tần suất điều tra theo dõi: Sau mỗi đợt thu hoạch.
Năng suất cây khô thực thu (tấn/ha) = Khối lượng sản phẩm khô thu hoạch thực tế của mỗi lứa. Tần suất điều tra theo dõi: Sau mỗi đợt thu hoạch.
Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: Thường xuyên theo dõi đồng ruộng để nắm bắt kịp thời các loại sâu bệnh gây hại.
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cỏ ngọt phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
Chế biến sản phẩm trà cỏ ngọt và cung ứng ra thị trường.
Thiết kế nhãn mác cho sản phẩm.
Xây dựng bộ hồ sơ nhằm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chất lượng từ sản phẩm mô hình.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Diện tích trồng cây cỏ ngọt 2.500 m2, năng suất đạt 750 kg khô, sản lượng 2.250 kg tươi (năng suất trung bình: 9.000 kg tươi/năm).
Trà cỏ ngọt: 3.750 gói (loại 200g/gói).
Quy trình kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt phù hợp với điều kiện ở địa phương.
 Quy trình chế biến trà cỏ ngọt đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Đào tạo cán bộ: Cán bộ, công nhân thực hiện mô hình nắm rõ quy trình trồng, chăm sóc cây cỏ ngọt.
 06 cuốn Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ kết (bìa cứng).
 06 đĩa CD chứa đựng toàn bộ nội dung Báo cáo tổng hợp.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: HTX sản xuất – thương mại và dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân.

16

Thời gian thực hiện: 10 tháng (từ 01/05/2022 đến 01/02/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 500.063 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 148.093 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 351.97 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 02/QĐ -KHCN ngày 11 tháng Tháng 1 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)