Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Bình
Trung tâm kỹ thuật đo lường thử nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Khảo sát đánh giá chi tiết phóng xạ môi trường tại xã Quảng Đông huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm kỹ thuật đo lường thử nghiệm

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Bình

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Võ Thị Hồng Anh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Võ Thị Hồng Anh; Giang Tấn Thông; Nguyễn Thị Ái Trinh; Lưu Minh Tuấn; Lê Thị Lệ Thúy; Lê Trần Phương Thảo; Đoàn Hoàng Đạt Đoàn Hoàng Đạt

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Tìm hiểu hiện trạng và thu thập thông tin số liệu
Đo suất liều phóng xạ môi trường (gamma)
Phân tích hoạt độ phóng xạ trong đất đá, cát ven biển
Phân tích hoạt độ đồng vị phóng xạ trong mẫu thực phẩm, hải sản
Phân tích tổng hoạt độ alpha và beta trong mẫu nước
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá
Tìm hiểu, tổng hợp số liệu, tài liệu:
Tổng quan về phóng xạ và sự ảnh hưởng của phóng xạ.
Các nghiên cứu về quan trắc phóng xạ môi trường đã thực hiện.
Các văn bản kỹ thuật, các quy định của nhà nước về mức giới hạn phóng xạ:- TCVN 6866: 2001 - An toàn phóng xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng.
TCVN 08-MT-2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
TCVN 09-MT-2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được sẽ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp ghi đo thích hợp, cách thức lấy mẫu nước, thực phẩm... với những nơi đã có số liệu về phông phóng xạ môi trường thì dùng số liệu cũ làm tài liệu tham khảo, so sánh với kết quả mới và so sánh với mức tiêu chuẩn quy định.
 Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu
Sau khi chọn được điểm cần đo, dùng máy định vị Garmin Montana 680 của Mỹ sản xuất, để xác định toạ độ điểm đã chọn.
Đo suất liều phóng xạ: dùng thiết bị đo phóng xạ Fluke 451P của Mỹ sản xuất với độ phân giải 0,01 µSv/h, để đo suất liều phóng xạ gamma cách mặt đất 1m, đọc số đo tại các vị trí tương ứng. Quan sát và ghi chép các đặc điểm địa chất, đối tượng có mặt trên lộ trình (Phương pháp đo suất liều gamma môi trường theo TCVN 9414:2012).
Đo suất liều tại các tọa độ đã định (đọc nhanh 10 giá trị liên tiếp và lấy trung bình); Đo suất liều tương đương với 4 vị trí cách tọa độ đã định khoảng 5m và phân tán về 4 hướng so với gốc tọa độ; Giá trị suất liều phóng xạ là trung bình của 5 giá trị đo.
Lấy mẫu phân tích hoạt độ các nhân phóng xạ trong môi trường
Bảng 2: Phương pháp lấy mẫu môi trường để phân tích phóng xạ

STT Loại mẫu Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp Số hiệu hướng dẫn, tiêu chuẩn quốc tế
1 Mẫu nước ngầm, nước mặt TCVN 6663-11:2011
TCVN 6663-3:2016
TCVN 6663-1:2011
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 5667/11:2009
2 Mẫu đất, đá TCVN 7538-1:2006
TCVN 7538-2:2005
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 10381-1:2002; ISO 10381-2:2002
3 Mẫu thực phẩm  TCVN 12295:2018 -
 Chỉ tiêu phân tích mẫu đất đá, cát, thực phẩm, nước
Sử dụng phương pháp phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc tế được quy định trong Quy chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn khác đã được công nhận.
Phân tích, đo hoạt độ các nhân phóng xạ bằng các hệ phổ kế chuyên dụng hiện có ở Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân: Phổ kế gamma phông thấp sử dụng detector siêu tinh khiết HPGe (đối với phân tích mẫu đất đá); hệ thiết bị đo tổng alpha, beta (đối với phân tích mẫu nước).
Đối mới mẫu đất, cát, thực phẩm
Bao gồm của chỉ tiêu phân tích hoạt độ của Pb-212, Pb-214, Bi-214, Tl-208, Ac-228, Ra-226, K-40 và Cs-137 (nếu có).
Độ phóng xạ của  Ra-226 được tính toán dựa trên độ phóng xạ của con cháu của Radium (Ra) là Pb-214 (vạch phổ 295,2 và 351,9 keV) và Bi-214 (vạch phổ 609,3 keV); còn hoạt độ phóng xạ của Thorium (Th) được tính toán trên cơ sở hoạt độ phóng xạ của Pb-212 (vạch phổ 238,6 keV), Tl-208 (vạch phổ 583,2 keV) và  Ac-228 (vạch phổ 338,3 và 911,1 keV). Độ phóng xạ của K-40 đươc tính toán trực tiếp từ vạch phổ 1461 keV.
 Đối với mẫu nước
Sẽ thực hiện 02 chỉ tiêu: Đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha; Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta. Hai chỉ tiêu này đã được Bộ tài nguyên môi trường (BTNMT) và Bộ y tế (BYT) ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định mức độ ô nhiễm phóng xạ đối với từng loại nước khác nhau.
Bảng 3: Các QCVN có quy định giới hạn tổng hoạt độ phóng xạ alpha, beta
TT Quy chuẩn áp dụng Loại mẫu Quy định tối đa
01 QCVN 08-MT: 2015/BTNM Nước mặt 0,1 Bq/L 1 Bq/L
02 QCVN 09-MT: 2015/BTNMT Nước ngầm 0,1 Bq/L 1 Bq/L

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Số liệu quan trắc, đo đạc suất liều phóng xạ môi trường, kết quả phân tích hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong môi trường
Báo cáo tổng hợp phóng xạ môi trường xã Quảng Đông.
 01 bài báo Bản tin Khoa học & Công nghệ Quảng Bình.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Trung tâm Kỹ thuật Đo lường và Thử nghiệm Quảng Bình

16

Thời gian thực hiện: 16 tháng (từ 01/06/2022 đến 01/09/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 616.393 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 619.393 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 4217/QĐ-UBND ngày 24 tháng Tháng 12 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)